Học nghề để lập thân, lập nghiệp

Thứ sáu - 11/11/2011 01:04 2.372 0
Nói về con đường lập thân, lập nghiệp của mình, bạn Trần Quốc Thắng, Bếp trưởng nhà hàng Hoàng Anh (Gia Nghĩa) cho biết: "Sau khi tốt nghiệp THPT, nhận thấy khả năng của bản thân, mình đã quyết định theo học nghề nấu ăn. đến nay, sau một thời gian học và làm việc, cuộc sống của mình đã tương đối ổn định.
Mình không chỉ được làm việc đúng sở thích, đam mê mà thu nhập hàng tháng cũng kha khá". Bạn Nguyễn Phước An, học viên lớp điện dân dụng, trường Trung cấp nghề tỉnh tâm sự: "Riêng bản thân mình, xác định năng lực của bản thân và nhu cầu thực tế của xã hội, mình đã không ngần ngại chọn học nghề. Mình tin rằng, với một nghề chính đáng, mình sẽ có nhiều cơ hội để lập thân, lập nghiệp". Còn bạn Y Tài, học viên lớp chăn nuôi- thú y của trường cũng cho biết: "Sau khi học xong THCS, mình quyết định đăng ký học nghề vì đây là con đường phù hợp và vừa sức mình. Với nghề nghiệp đã chọn, mình sẽ cố gắng học tập và sống có ích cho gia đình, xã hội".




Sau khi học nghề, nhiều bạn trẻ đã tìm được việc làm ở các công ty, doanh nghiệp
 




Thực tế cho thấy, vài năm trở lại đây, do nhu cầu của xã hội nên việc học nghề đã thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. đơn cử như tại trường Trung cấp nghề tỉnh mỗi năm đón nhận từ  600-700 học viên đến học nghề, nên số học viên của trường đều tăng theo từng năm. Theo thống kê, tính từ năm 2005 đến nay, trường đã đào tạo cho gần 5.600 học viên với nhiều ngành, nghề thông dụng như điện dân dụng, nguội sửa chữa máy công cụ, sửa chữa xe gắn máy, chăn nuôi - thú y, dệt thổ cẩm... Theo ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề tỉnh thì để thu hút học viên cũng như giúp các bạn trẻ nhận thức đúng về vấn đề học nghề, hàng năm, nhà trường đều tổ chức các đợt tuyển sinh và tư vấn, hướng nghiệp tại các trường THPT, THCS trên địa bàn. đồng thời, nhà trường cũng luôn chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục, tăng cưọng quan hệ hợp tác với các trường trong và ngoài tỉnh để thúc đẩy quá trình liên kết đào tạo cũng như mở thêm nhiều ngành, nghề mới hấp dẫn, phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của học viên. Riêng trong năm học 2011-2012, nhà trường đã liên kết với trường Cao đẳng nghề Việt Bắc thuộc Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam mở một lớp đào tạo điện công nghiệp với gần 40 học sinh. Ông Minh cũng cho biết thêm: "Với bất kỳ nghề nghiệp gì thì điều quan trọng nhất vẫn là các bạn trẻ phải có nghị lực, ý chí vươn lên và mong muốn được cống hiến cho xã hội cũng như khẳng định năng lực của bản thân".
 
Không chỉ đăng ký học nghề tại các trường, trung tâm dạy nghề… mà nhiều bạn trẻ còn theo đuổi nghề mình yêu thích bằng cách tham gia học và làm việc tại các cơ sở tư nhân. Chị Nguyễn Thu Phương, chủ một cửa hàng cắt tóc thời trang ở phưọng Nghĩa Thành (Gia Nghĩa) cho biết: "Mỗi năm, tôi vừa làm vừa đào tạo nghề cho rất nhiều học viên. Một số học viên sau khi học xong đã mở được cửa hàng và có thu nhập ổn định. Tôi thấy, trong xã hội hiện nay có rất nhiều ngành nghề để các bạn trẻ lựa chọn. Nhiều bạn trẻ sau khi đi làm, tích lũy kinh nghiệm cũng có thể tìm cơ hội để học tiếp, nâng cao tay nghề và khả năng thu nhập của mình".
 
Thanh niên là lực lượng xung kích đi đầu trong các lĩnh vực của đọi sống xã hội. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn là rất cần thiết, nhằm giúp giới trẻ tìm được con đường lập thân, lập nghiệp phù hợp.
 

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay2,304
  • Tháng hiện tại19,165
  • Tổng lượt truy cập41,199,766
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây