EVN cần minh bạch lộ trình xóa lỗ
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, dư luận phần nào chia sẻ với ngành điện do phải gánh số tiền lỗ khá lớn bị treo lại từ các năm trước chưa được tính vào giá điện khiến hoạt động của ngành gặp khó khăn.
Nhưng ở góc độ thị trường, khi hoạt động trong bối cảnh có lợi nhuận cao thì EVN cũng phải tính tới việc giảm giá điện nếu các yếu tố đầu vào giảm.
Theo ông Phong, để hoạt động được minh bạch và được sự ủng hộ cao của dư luận, khi có lãi EVN cần đưa ra lộ trình về thời hạn với những con số tính toán lộ trình lãi như thế thì bao giọ đủ bù lỗ số tiền còn treo của các năm trước.
Còn với mức lãi như hiện nay, chắc chắn EVN sẽ sớm xóa được các khoản lỗ treo đó.
"Khi EVN xóa được các khoản lỗ treo thì Nhà nước phải định giá tối thiểu và tối đa cho EVN. Việc định giá sàn nhằm EVN buộc phải bán ở mức đó để không bị lỗ. Từ mức giá sàn này, EVN được tính lãi theo chi phí định mức và Nhà nước sẽ đề ra mức giá trần không để EVN thu lợi quá lớn từ việc giá điện liên tục tăng. Những khoản thu vượt trội phải được đưa vào ngân sách. Còn nếu Nhà nước muốn thu ngân sách thì sẽ phải cộng vào chi phí giá điện và phải công bố công khai"- Ông Phong kiến nghị, và cho biết thêm:
Nếu EVN tổ chức tốt thì sẽ có những mức giá chào bán điện khác nhau giúp doanh nghiệp tăng được sản lượng và tiết kiệm tăng, còn Nhà nước và doanh nghiệp không được lợi.
Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, trong tình hình cuộc sống của người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn, thu nhập thực tế giảm sút, việc tăng giá các hàng hóa, dịch vụ cần hết sức thận trọng.
Điện là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, dù giá có tăng bao nhiêu thì người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận do không có mặt hàng thay thế. Nhưng người tiêu dùng không thể chấp nhận những áp đặt thiếu minh bạch, không hợp lý.
"Giá điện chỉ có thể tăng khi vật tư đầu vào tăng nhưng cũng không được tăng để lấy tiền bù lỗ cho các hoạt động quản lý yếu kém và để trả lương không hợp lý của ngành điện. Muốn người tiêu dùng thông cảm, ngành điện cần công khai minh bạch hoạt động của mình. Khi có điều kiện thì phải hạ giá"- ông nói.
Xem xét phân bổ lỗ treo của EVN vào giá điện
TS Phạm Minh Thụy, Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng cần cải tổ cơ cấu thị trường để thị trường hoạt động hiệu quả hơn nữa.
Theo đó, trên cơ sở nhận diện rõ thị trường sản phẩm điện, không nên coi điện là sản phẩm quan trọng mà có những biện pháp can thiệp bằng mệnh lệnh.
Cần hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh, giảm tọ· trọng của EVN trong khâu phát điện để tránh vị trí chi phối thông qua cổ phần hóa các nhà máy phát điện.
"Về mặt tổ chức, cần cơ cấu lại ngành điện, trước mắt tách Cục Điều tiết Điện thành một cơ quan độc lập, không nằm trong Bộ Công Thương. Có như vậy mới đảm bảo công bằng trong cạnh tranh giữa các nhà máy phát điện độc lập nằm ngoài EVN và bản thân EVN" - ông Thụy nói.
Bộ Công Thương cho rằng, cơ chế huy động các nhà máy hoàn toàn dựa trên giá chào bán của các nhà máy trên thị trường. Việc so sánh tăng giảm công suất phát giữa các nhà máy điện không có ý nghĩa do hai cơ chế huy động trước và sau khi có thị trường điện là khác nhau.
"Tương tự, việc đánh giá chi phí và lợi nhuận của EVN cũng như các đơn vị tham gia thị trường điện không thể xác định ngay sau một tháng vận hành thị trường điện mà phải dựa trên kết quả vận hành trong thời gian cả một năm"- Bộ Công Thương cho biết.
Bộ Công Thương đang cùng Bộ Tài chính xem xét, cân nhắc mức độ và thời điểm phân bổ các khoản lỗ còn treo của EVN các năm trước vào giá điện.
Việc phân bổ các khoản lỗ treo này sẽ được tính toán kỹ lưỡng để ảnh hưởng ít nhất tới các mục tiêu về kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, đồng thời sẽ trình và xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ.
NHÀ NƯỊC QUYẾT đỊNH GIà THU MUA VÀ GIà BÃN LẼ Điọ†N KHÔNG đọ‚ TÃŒNH TRẠNG đọ˜C QUYọ€N EVN để việc tăng giá điện có thể thuyết phục được người dân, vì người dân là khách hàng , thì ngành điện cần phải minh bạch cấu thành giá điện, cần phải công khai cơ sở tính giá điện một cách khoa học. Muốn như vậy các ngành chức năng như Bộ tài chính, Bộ công thương phải xác định rõ chi phí hợp lý cơ cấu trong giá thành sản xuất 1kwh điện và quy định cụ thể tọ· lệ % lợi nhuận định mức đối với ngành điện, để làm cơ sở điều chỉnh giá bán điện, đây chính là giá trần cho phép. Hiện nay Tập đòan đang độc quyền là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngòai như Trung quốc vv…đối với các nhà máy sản xuất sản lượng điện trong nước không do ngành điện EVN đầu tư, thì giá thu mua điện thấp hơn giá thành sản xuất phải bị thua lỗ, trong khi đó giá thu mua điện từ bên ngoài như Trung quốc thì cao hơn nhiều so với trong nước là điều bất hợp lý. Các nhà máy sản xuất điện trong nước đã có ý kiến rất nhiều với ngành điện, với Bộ công thương nhưng không được quan tâm xem xét giải quyết. Như trường hợp nhiều thủy điện vừa và nhọ tại các tỉnh Lào Cai và Hà Giang, hiêÌ£n nay tính trung bình giá bán điện của các nhà máy sau một năm hoạt động chỉ ở mức 922 đồng/kWh, trong khi giá điện tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua của Trung Quốc năm 2011 là 6,08 cent/kWh (1.268 đồng/kWh) chênh lệch 346 đồng/kWh (37%). Bà Dương Thị Lợi, giám đốc công ty cổ phần Linh Linh, chủ đầu tư nhà máy thuọ· điện Nậm Khoá 3 (Lào Cai) cho hay, các nhà máy thuọ· điện nhọ ở Lào Cai và Hà Giang lâu nay gặp rất nhiều khó khăn, do bị buộc phải giảm công suất phát điện vào giọ cao điểm. "Các doanh nghiệp đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên bộ Công thương, cục Điều tiết điện lực, EVN, tổng công ty Điện lực miền Bắc nhưng tình hình không được cải thiện, có rất nhiều nhà máy thuọ· điện nhọ không được mua hết công suất và bị ép giá chỉ bằng 1/2 mức giá EVN bán ra. Nếu như vậy làm sao khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lãnh vực điện năng, mà hiện nay nước ta đang thiếu hụt sản lượng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tập đòan cũng là người phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat, điều đó dẫn đến công tác quản lý tài chính dễ nhập nhằng , khó kiểm tra kiểm sóat , trong nhiều năm qua đã minh chứng cho việc này, đến khi có các bộ ngành các chức năng vào cuộc kiểm tra thanh tra người dân mới biết được họat động tài chính của tập đòan . đề nghị nhà nước không nên tiếp tục bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất sắt thép , xi măng nữa, nếu không ngành điện tiếp tục bị lỗ nữa , rồi lại nâng giá điện bắt người dân phải gánh chịu là rất vô lý. để tránh độc quyền của tập đòan điện lực Việt nam , đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tập đòan, Tập đòan điện lực Việt nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi. Do ngành điện hiện nay đang độc quyền nên Nhà nước chưa nên thả nổi giá bán lẻ điện và giá thu mua sản lượng điện từ các nhà máy sản xuất điện năng, để cho khách quan nên giao cho Bộ Tài chính quyết định giá bán lẽ điện phù hợp với chức năng quản lý giá của ngành tài chính. Hiện nay nhà nước đang thực hiện thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh được đánh giá là bước tiến mới nhằm đưa giá điện hướng tới thị trường, có thể giúp giảm giá điện. Sau hơn 1 tháng thị trường vận hành, các số liệu thống kê cho thấy EVN đang thu được lợi nhuận khoảng 400 đồng/kWh lãi ròng, đề nghị được khấu trừ vào khoản lỗ của ngành điện, không nên nâng giá điện để bù lỗ nữa. MINH TRÃ