Nợ xấu "chưa nguy kịch"

Thứ tư - 22/08/2012 23:42 1.263 0
Trả lời chất vấn tại phiên họp ủy ban Thưọng vụ Quốc hội chiều 21-8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định nợ xấu liên tục tăng cao là hiện tượng đáng báo động nhưng do trích lập dự phòng đúng quy định nên vẫn có khả năng xử lý an toàn

 

Mở đầu phiên chất vấn, Chủ nhiệm ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (QH), ông Phùng Quốc Hiển, tọ ra băn khoăn khi số liệu về nợ xấu ngân hàng (NH) không thống nhất. Cụ thể, NH Nhà nước luôn báo cáo nợ xấu chỉ ở mức khoảng 3%, trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tháng 5-2012, các tổ chức tín dụng báo cáo nợ xấu là 4,47% tổng dư nợ tín dụng, tương đương 117.723 tỉ đồng, trong khi NH Nhà nước công bố 8,6%, tương đương 202.000 tỉ đồng; còn các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế cho rằng nợ xấu của Việt Nam lên đến 13%.

Luôn có 2-3 con số nợ xấu

Giải tọa nỗi bức xúc này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết ông đã công tác trong ngành NH hơn 30 năm và luôn chứng kiến có 2-3 số liệu khác nhau về nợ xấu. Khi chưa hội nhập, nội bộ ngành NH  cũng có 2 số liệu, một do các NH thương mại báo cáo và hai là số liệu đã được NH Nhà nước giám sát, thanh tra. Khi Việt Nam hội nhập, các tổ chức quốc tế tham gia thị trường và cũng đánh giá nợ xấu như một điều kiện phản ánh môi trường đầu tư. Tuy nhiên, số liệu công bố của NH Nhà nước là chính xác nhất. "Con số này là đáng báo động nhưng chưa đến mức phải hốt hoảng, nguy kịch hóa" - Thống đốc trấn an và cho biết các NH đã trích lập 70.000 tỉ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, 84% khoản nợ của hệ thống đều có tài sản bảo đảm bằng 135% giá trị nợ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn vào chiều 21-8 . Ảnh: TTXVN

Các số liệu vênh nhau có nguyên nhân khách quan là do cách tính và cũng có nguyên nhân chủ quan do các NH tìm cách che giấu để giảm tỉ lệ trích lập dự phòng,  bảo  đảm chỉ tiêu lợi nhuận. Qua kiểm tra, NH Nhà nước đã phát hiện tại 9 NH yếu kém, có nơi nợ xấu lên đến 30%, thậm chí 60%, mất hết cả vốn tự có lẫn vốn điều lệ nhưng vẫn báo cáo lãi. thời gian qua, NH Nhà nước đã xử lý nghiêm việc một số NH báo cáo nợ xấu không đúng với sự thật nhưng hiệu quả chưa cao. Trong việc này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng thừa nhận NH Nhà nước không có đủ nhân lực để thanh tra tại chỗ mà chủ yếu là giám sát từ xa.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết năm 2013, nợ xấu có giảm được không và giảm xuống mức bao nhiêu. Với câu họi trực diện này, Thống đốc NH Nhà nước không chốt được thời điểm và con số cụ thể mà chỉ nói chung chung rằng sẽ phấn đấu đưa nợ xấu xuống ngưỡng an toàn theo chuẩn mực quốc tế (3%) vào cuối nhiệm kỳ. Nhiều đại biểu QH không bằng lòng với phần trả lời của Thống đốc và cho rằng trả lời như vậy là theo tư duy nhiệm kỳ.

đói vốn cũng không hạ chuẩn tín dụng

Một vấn đề khác được nhiều đại biểu QH quan tâm là lãi suất cao và làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ hơn. đặc biệt là chủ trương giảm mặt bằng lãi suất cho vay xuống 15% có thành hiện thực hay không.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết Công văn 198 của NH Nhà nước về việc giảm lãi suất xuống 15% chỉ mang tính chất hiệu triệu, không phải mệnh lệnh hành chính vì việc huy động, cho vay của NH với doanh nghiệp là theo hợp đồng kinh tế. Nếu vấn đề thanh khoản tiếp tục được duy trì thì mặt bằng lãi suất sẽ còn giảm. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất đã được thực hiện rất nhanh, đến nay chỉ còn 25% khoản vay phải chịu lãi suất trên 15%.

Về khả năng giảm lãi suất trong thời gian tới, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tọ ra thận trọng vì nếu tiếp tục giảm lãi suất nhanh sẽ dẫn đến nguy cơ người dân chuyển sang đầu cơ vàng, ngoại tệ, không có lợi cho nền kinh tế.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết đã yêu cầu các NH lắng nghe và đồng hành cùng doanh nghiệp. Tuy nhiên, nợ xấu đang là vấn đề hết sức căng thẳng nên mục tiêu giảm nợ xấu phải được thực hiện. NH Nhà nước yêu cầu  trong mọi trường hợp không được hạ tiêu chuẩn tín dụng.
Khó kiểm soát việc thâu tóm
 
Trả lời câu họi của đại biểu QH rằng có hay không hiện tượng thâu tóm trong việc sáp nhập NH, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết đối với các NH niêm yết, có thể có hiện tượng một nhóm người mua cổ phiếu của NH nào đó để giữ tỉ lệ chi phối. Chỉ khi đại hội cổ đông hoặc ủy ban Chứng khoán kiểm tra thấy vượt quy định mới phát hiện được để xử lý. Ba NH hợp nhất đầu tiên trong đợt tái cơ cấu hệ thống NH vừa qua cũng có "màu sắc" của hoạt động thâu tóm. Trong quá trình thanh tra, NH Nhà nước đã phát hiện tại 3 NH này có sở hữu chéo và vay mượn chéo nên buộc phải sáp nhập lại thành một NH hợp nhất để thực hiện tái cấu trúc.

 

TÔ HÀ
Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    22/08/2012 20:20

    NHNN SỊM Xọ¬ LÝ Nọ¢ XẤU đọ‚ ọ”N đỊNH VÀ PHÁT TRIọ‚N Nọ€N KINH TẾ Thống đốc Nguyễn Văn Bình: "Tôi xin nhận trách nhiệm về nợ xấu", không phải nhận trách mhiệm trước ủy ban thưọng vụ quốc hội là xong, đã có nhiều vị Bộ trưởng cũng đã nhận trách nhiệm trước quốc hội nhưng cũng chưa thực hiện được lời hứa của mình, hi vọng lời hứa của Thống đốc NHNN sẽ thực hiện được.Không thể có tình trạng khi các ngân hàng thương mại kinh doanh có lãi thì được hưởng toàn bộ, phân phối thu nhập cho các thành viên trong ngân hàng là cao nhất so với các ngành kinh tế khác,đến khi gây ra để lại nợ xấu không tự mình xử lý từ lãi có được trong quá trình kinh doanh hàng năm, trong khi đó Ngân hàng Nhà nước đứng ra thành lập công ty để mua lại nợ xấu đây là điều hết sức vô lý, số nợ theo báo cáo trên 200 ngàn tọ· đồng của các ngân hàng, như vậy nguồn vốn sẽ lấy từ đâu? không thể bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước được. Chúng ta nhận thấy trong những năm qua Ngân hàng nhà nước cho phép thành lập các ngân hàng thương mại quá dễ dãi, trong cả nước hàng lọat các ngân hàng thương mại mới ra đọi tranh nhau tự quy định lãi suất cho riêng mình, bất chấp các quy định ràng buộc của ngân hàng nhà nước để huy động vốn cho ngân hàng mình, làm cho khách hàng không biết nên giao dịch với ngân hàng nào. Khách hàng thấy ngân hàng kia có huy động lãi suất cao hơn vội vàng rút tiền chuyển từ ngân hàng này đến ngân hàng kia, làm cho thị trường tiền tệ bị rối lọan. đồng thời việc cho vay không đảm bảo thế chấp, không có phương án kinh doanh hiệu quả, lãi suất vay quá cao, doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ. Chính vì vậy đã để lại hệ lụy như ngày hôm nay. để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, trước tiên cần phải khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, không cho phép thành lập các ngân hàng mới, việc sáp nhập hay giải thể phải từng bước không vội vàng để không làm ảnh hưởng sự họat động thị trường tiền tệ trong cảnước. Nhà nước cần kiểm tra thống kê có bao nhiêu ngân hàng họat động không hiệu quả ,nợ xấu quá lớn. đề nghị các đơn vị này chủ động liên hệ với các ngân hàng khác làm ăn có hiệu quả, nếu ngân hàng bạn đồng ý thì chủ động xây dựng phương án sáp nhập. Nhà nước cần quy định thời gian cụ thể nếu họ không thực hiện được ,thì thực hiện theo luật phá sản, vì ngân hàng thương mại thực chất cũng là doanh nghiệp . Còn các ngân hàng khác mặc dù hiện nay đang làm ăn có hiệu quả nhưng với quy mô quá nhọ bé, cần khuyến khích họ liên doanh hay sáp nhập với ngân hàng khác để tạo thành một tập đòan tài chính ngân hàng với quy mô lớn họat động mạnh hơn, vững chắc hơn trong tương lai. Các ngân hàng thương mại sau khi tự nguyện sáp nhập, các khoản nợ xấu phải được xử lý từ nguồn lợi nhuận, trừ vào vốn của đơn vị mình và cho phép các NH thương mại sử dụng nguồn dự phòng rủi ro của từng khoản vay và nguồn dự phòng chung 0,75% để xóa nợ xấu. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay4,196
  • Tháng hiện tại57,527
  • Tổng lượt truy cập41,238,128
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây