Ngày 7-9, ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức phiên thẩm tra sơ bộ dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 2003.
Tại hội thảo, có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian ban hành khung giá đất tại các địa phương. Có đại biểu cho rằng nên ban hành khung giá đất theo từng năm nhưng cũng có ý kiến đề nghị 3 hoặc 5 năm ban hành một lần.
Theo GS đặng Hùng Võ, Chính phủ đã quy định 4 trường hợp UBND cấp tỉnh phải quyết định giá đất cho phù hợp thị trường nhưng chưa có hành lang pháp lý đối với quá trình hình thành quyết định giá đất phù hợp thị trường. Vì thế, dẫn đến việc bồi thưọng giải phóng mặt bằng kéo dài, gây tổn hại về kinh tế trong quá trình đầu tư phát triển, làm mất tính hấp dẫn của môi trường đầu tư vào Việt Nam, làm tăng lượng khiếu kiện về giá đất...
Ngoài ra, ông đặng Hùng Võ còn cho rằng do chưa có quy định cụ thể về quy trình xác định giá đất nên mỗi địa phương cấp tỉnh đưa ra cách giải quyết khác nhau. Hầu hết có biểu hiện nặng về áp đặt giá đất theo quyết định hành chính, thiếu phù hợp với các quy luật của cơ chế thị trường. Viện Xã hội học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) vừa có khảo sát tại 6 dự án thu hồi đất cho thấy: Trong 600 người được họi, 57% không hài lòng (trong đó có 16% rất không hài lòng) khi bị thu hồi đất; 93% cho rằng thiếu (trong đó có 80% cho rằng thiếu rất nhiều) khi sử dụng tiền bồi thưọng để mua đất ở mới tại cùng thời điểm.
Các chuyên gia cũng báo động giá đất trên thị trường hiện nay thưọng không được ghi nhận trên các giấy tọ chính thức. Trên hợp đồng chuyển nhượng, giá đất chỉ ghi khoảng 1/10 giá giao dịch. Các trung tâm, doanh nghiệp định giá thưọng phải ghi nhận giá thị trường qua thông tin gián tiếp từ các... trung tâm môi giới, trên các trang quảng cáo bất động sản... Tình trạng này gây ra thất thu thuế của Nhà nước và tạo rủi ro rất lớn trong giao dịch nhà đất.
Hiện nay hàng năm các địa phương xây dựng giá đất phục vụ cho hai mục đích là giá đền bù cho thu hồi đất để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của địa phương và cũng là giá khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Khi áp dụng cho đền bù thì người dân kêu là giá đền bù quá thấp phải theo giá thị trường, khi giao đất có thu tiền sử dụng đất cũng là giá đó, thì người dân cho rằng giá quá cao không có khả năng nộp đề nghị nhà nước xem xét miễn giảm. Chính vì vậy cũng là khó khăn hiện nay của các dự án đầu tư bất động sản. Theo phản ánh của các DN bất động sản, bất cập lớn nhất của Nghị định 69/2009/Nđ-CP ngaÌ€y 13/8/2009 và Nghị định 120/2010/Nđ-CP ngaÌ€y 30/12/2010 là cách tính tiền sử dụng đất được xác định bằng 100% giá thị trường thông qua thẩm định giá. Điều này dẫn đến tình trạng DN vừa phải bồi thưọng cho người dân theo giá thị trường lại vừa phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước cũng theo giá thị trường. Quy định này không chỉ gây khó khăn cho DN trong việcđóng tiền sử dụng đất vì số tiền phải nộp quá lớn mà cơ quan taÌ€i chiÌnh, thuếcũng gặp khó khăn trong việc thu tiêÌ€n sử dú£ng đâÌt vì cũng không có cơ sở đểxác định được đâu là giá thị trường…Việc nhà nước quy định DN vừa phải bồi thưọng cho người dân theo giá thị trường lại vừa phải nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước cũng theo giá thị trường là bất hợp lý, vì khi chưa triển khai dự án các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước vv… chưa có, nên giá trị đất tại khu vực này không thể cao được, khi dự án đã được đầu tư hòan chỉnh thì giá trị đất phải được điều chỉnh tăng lên là phù hợp. Về giá đền bù đây là vấn đề nhạy cảm người bị thu hồi đất thắc mắc khiếu nại rất nhiều , người dân không hiểu khi thu hồi đất có nhiều lọai đất khác nhau như đất khu dân cư , đất nông nghiệp , đất rừng sản xuất vv…do vậy giá đền bù các lọai đất khác nhau .Các địa phương cũng rất khó khăn trong việc vận động tuyên truyền với các hộ dân bị thu hồi đất để làm dự án phát triển kinh tế ở địa phương; vì nếu dự án địa phương thu hồi theo quy định pháp luật thì áp giá đền bù theo giá đất hàng năm được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua , còn các dự án khác do các doanh nghiệp chủ đầu tư thì theo giá thọa thuận với người dân , do đó trên khu vực đất gần nhau nhà nước thu hồi làm công trình công cộng thì giá thấp hơn do các tổ chức khác thọa thuận , vì vậy các hộ thắc mắc . Qua các đơn khiếu nại về đất đai người dân đòi họi phải công bằng và đề nghị đền bù phải theo giá thị trường, tuy nhiên, làm thế nào để xác định được giá thị trường và làm thế nào để xác định "sát với giá thị trường" là điều không đơn giản , đây là vấn đề khó, chính vì vậy mấy năm qua các địa phương vấp phải không giải thích thuyết phục được với các hộ dân, liên tục gửi đơn vượt cấp. Về giá đền bù do nhà nước thu hồi đất, đất hiện nay thuộc sở hữu tòan dân do nhà nước thống nhất quản lý, do vậy Chính phủ nên tiếp tục quy định khung giá đền bù chung cho cả nước, hoặc ủy quyền UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng giá đất. Trên cơ sở đó ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng vận dụng, xây dựng giá phù hợp với tình hình thực tế của địa phương sát với " giá thị trường ", trình hội đồng nhân dân tỉnh thông qua hàng năm để triển khai thực hiện. Khái niệm giá thị trường trong việc thu hồi đất là vấn đề hết sức khó khăn chỉ mang tính tương đối, khó đáp ứng được nguyện vọng của người bị thu hồi đất để triển khai các dự án, đó chính là nguyên nhân giải phóng mặt bằng chậm tiến độ dẫn đến nhiều dự án treo.