Bà con đồng bào dân tộc thiểu số H’ Mông ở thôn 7 xã Cư Knia Tham gia lễ hội ném Còn lànhững Thanh niên nam nữ trong thôn, bản chưa vợ, chưa chồng chơi theo tục tọ tình, giao duyên. Trai gái ăn mặc chỉnh tề với trang phục truyền thống, các cô gái chọn một bãi đất rộng, bằng phẳng nhất trong bản để rủ các chàng trai ra chơi còn. Nam đứng một bên, nữ đứng một bên, thoạt đầu quả Còn được tung cho nhau theo thứ tự từ trái qua phải, trong quá trình chơi nếu chàng trai thấy hợp ý với cô gái nào thì xin cô gái đó được ném Còn, nếu cô gái đồng ý thì 2 người sẽ tách riêng ra để ném cho nhau, sau lễ hội ném Còn, nếu thấy hợp nhau chàng trai sẽ sang nhà cô gái xin cưới để trở thành chồng, thành vợ của nhau. Với tâm trạng phấn khởi anh Lý Văn Cua ở thôn 7 cho biết: để tìm được người yêu, anh đã tham gia trò chơi ném Còn từ ngày mùng 2 tết Nguyên đán, trải qua 4 ngày tham gia trò chơi, anh đã tìm được cho mình một người bạn gái ưng ý.
Ném Còn là một truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc của bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Dân tộc Thái, Tày, Mưọng, Dao, H’ Mông.v.v. Tuy nhiên, lễ hội ném còn của người H’ Mông lại có một nét đặc trưng riêng, quả Còn không được tung lên cao qua vòng tròn được cột trên cây nêu như một số dân tộc thiểu số khác, mà quả Còn được tung từ tay người này qua người khác. Quả Còn được các thiếu nữ H’ Mông chuẩn bị trước 1 tháng là một trái cầu to bằng quả cam được khâu bằng vải, bên trong được nhồi bông, cọ mềm, hoặc gạo, bề ngoài bọc vải mềm có dây dài và tua ngũ sắc trông sặc sỡ và đẹp. Theo truyền thống, thiếu nữ 14 tuổi trở lên đều phải tự chuẩn bị cho mình một quả còn thật đẹp, vì thông qua mỗi quả Còn là thể hiện phong cách riêng của từng thiếu nữ tết Còn. Cứ vào dịp tết Nguyên đán, thanh niên nam nữ trong Thôn, Bản và các Bản lân cận lại rủ nhau tham gia trò chơi tung Còn. Cho dù có tìm được bàn trai, hay gái hợp ý hay không, nhưng tham gia lễ hội ném Còn này tất cả đều rất vui vẻ và phấn khởi.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn xã Cư Knia có gần 90% dân số là bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng núi phí bắc vào sinh sống lập nghiệp, trong đó 3 là thôn bao gồm: thôn 7, thôn 9 và 10 là có 100% là người dân tộc H’ Mông sinh sống. Trong những năm qua, được sự quan tâp của đảng, Nhà nước nên đọi sống vật chất, tinh thần của bà con nhân dân xã Cư Knia được nâng lên một bước. Nhọ vậy, bà con đồng bào dân tộc thiểu số đã có điều kiện để phát huy truyền thống và bản sắc dân tộc của mình trên quê hương mới. Theo đó, hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về, cùng với các hoạt động văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phía Bắc khác trên địa bàn huyện, trai gái người dân tộc thiểu số H’ Mông ở xã Cư Knia lại nô nức cùng nhau chơi ném Còn. đây không chỉ là ngày hội vui xuân, đón tết mà còn là dịp để trai gái người H’ Mông giao lưu, tìm hiểu nhau để kết duyên vợ chồng.
Có thể nói, cùng với truyền thống văn hóa của 25 dân tộc anh em trên địa bàn huyện, lễ hội ném Còn của đồng bào dân tộc thiểu số H’ Mông ở xã Cư Knia đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của từng dân tộc trên quê hương mới; đồng thời, đưa quần thể văn hóa đa sắc màu của địa phương ngày càng phát triển./.
Tác giả bài viết: Minh Châu