UBND tỉnh trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ hợp thứ II, HđND tỉnh.

Chủ nhật - 13/11/2011 19:51 1.489 0
Ngày 28/10/2011, ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản số 235/BC-UBND tổng hợp, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ hợp thứ II, Hội đồng nhân dân tỉnh trên một số lĩnh vực như: đất đai, đền bù giải tọa, bố trí tái định cư; chế độ chính sách; giáo dục và đào tạo; lĩnh vực điện; lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp; lĩnh vực giao thông và một số lĩnh vực khác.
  ủY BAN NHÂN DÂN TọˆNH đáº®K NÔNG

 
   
     Số:           /BC-UBND

                       Cọ˜NG HÃ’A Xà Họ˜I CHủ NGHđ¨A VIọ†T NAM

            độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
   
đắk Nông, ngày       tháng 10 năm 2011
 
 
      BÁO CÁO
Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri
sau kỳ họp thứ II, HđND tỉnh
        
 
                           Kính gửi:       - Thưọng trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
                                                   - Thưọng trực UBMTTQVN tỉnh.

 
ủy ban nhân dân tỉnh đắk Nông nhận được Báo cáo số 25/BC-HđND ngày 21/9/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Báo cáo số 35/BC-MT ngày 15/9/2011 của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ II, HđND tỉnh;
 ủy ban nhân dân tỉnh trả lời như sau:
I. Lĩnh vực đất đai, đền bù giải tọa, bố trí tái định cư:
          1. Cử tri xã Quảng Hoà, huyện đắk Glong: đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo huyện đắk Glong, Ban quản lý dự án Buôn Tua Sa giải quyết dứt điểm những kiến nghị liên quan đến việc bồi thưọng giải tọa xây dựng dự án Thuọ· điện Buôn Tua Sa - đến nay nhiều hộ chưa được cấp tái định cư và đất sản xuất, có hộ đã được cấp đất tái định cư và đất sản xuất, nhưng bị chủ đất cũ dành lại vì họ chưa được cấp đất; Có nhiều hộ được cấp đất sản xuất nhưng ở trên đỉnh đồi không canh tác được; hầu hết diện tích đất cấp không đủ theo quy định. Sự việc đã kéo dài từ năm 2004 đến nay chưa được giải quyết dứt điểm.
Trả lời:
đối với những hộ gia đình, cá nhân cần phải điều chỉnh hoặc bổ sung phương án bồi thưọng, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất, UBND huyện đắk G’long đã chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất huyện tổng hợp và lập xong phương án bồi thưọng, hỗ trợ. Ngày 03/10/2011 Trung tâm phát triển quỹ đất huyện đã có công văn đề nghị UBND xã Quảng Hòa xác minh nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm xây dựng nhà, vật kiến trúc trên đất nhưng đến nay chưa nhận được công văn trả lời của UBND xã Quảng Hòa nên chưa có cơ sở để thẩm định.
đối với các hộ dân chưa được cấp đất hoặc đã được cấp đất sản xuất nhưng bị hạn chế sử dụng do đất có độ dốc quá lớn, đất có đá, đất bị thu hẹp diện tích do sạt lỡ, xói mòn hoặc đất được cấp bị thiếu diện tích. UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất đề nghị UBND xã Quảng Hoà tổng hợp và lập danh sách để giải quyết.
đối với những hộ dân đã được cấp đất tái định cư và đất sản xuất nhưng bị chủ cũ dành lại vì họ chưa được cấp đất; những hộ đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa được nhận đất canh tác ngoài thực địa và những trường hợp tranh chấp đất đai, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện đắk G’long chỉ đạo UBND xã Quảng Hòa đề nghị các hộ dân thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật và lập danh sách gửi về UBND huyện (thông qua Trung tâm phát triển quỹ đất) để phối hợp với các ngành tổng hợp xử lý.
          2. Cử tri Trần Văn đệ, thôn Tân Phương, xã đắk R’Moan đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc bồi thưọng hỗ trợ và tái định cư đối với gia đình ông có đất bị giải tọa thuộc dự án Thủy điện đắk R’Tih, ông không đồng ý với phương án bồi thưọng, hỗ trợ và tái định cư nên đã gửi đơn gần 4 năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Trả lời:
Hộ ông Trần Văn đệ có đất và tài sản bị thu hồi để xây dựng công trình thuọ· điện đắk R’Tih, hạng mục Lòng hồ: 1.1B - 1.2B. Theo biên bản xác minh nguồn gốc nhà cửa, vật kiến trúc, tài sản, đất đai, hoa màu liên quan đến các dự án giải toả thuộc thôn Tân Phương, xã đắk R’Moan ngày 22/8/2008: Nhà ở: 31,04m2, Chái nhà 1: 27 m2, Chái nhà 2: 20m2, được UBND xã đắk R’Moan xác nhận thời điểm xây dựng năm 2006. Căn cứ vào khoản 6, điều 21, Quyết định số 23/2007/Qđ-UBND, ngày 06/12/2007 của UBND tỉnh đắk Nông thì gia đình ông không được tính bồi thưọng các diện tích nêu trên là đúng theo quy định.
Sân phơi xi măng: 202,7m2; hàng rào: 59m, Gác gỗ: 49,29m2, nền ván gỗ: 86,9m2; ván ốp mặt trong: 87 m2, ống nhựa chôn rẫy: 220m. Qua xác minh, cho thấy toàn bộ diện tích này được UBND xã đắk R’Moan xác nhận phát sinh sau tháng 5/2004, nội dung xác nhận này không rõ ràng là có trước hay sau ngày 01/7/2004 nên đơn vị lập phương án bồi thưọng và chủ đầu tư không có cơ sở lập phương án để tính bồi thưọng cho hộ gia đình. Nếu hộ gia đình có chứng cứ chứng minh thời điểm xây dựng nhà của mình trước ngày 01/7/2004 thì cung cấp cho UBND thị xã để xem xét, đề xuất bồi thưọng cho hộ gia đình theo quy định. Việc này UBND thị xã đã có văn bản trả lời cho hộ gia đình ông tại Công văn số 163/UBND-TTr, ngày 24/02/2011.
3. Cử tri xã Quảng Hoà, Quảng Sơn, huyện đắk Glong đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng làm rõ ranh giới giữa đất các Công ty đóng trên địa bàn hai xã với đất của người dân để tránh xảy ra tranh chấp như hiện nay.
Trả lời:
Trước khi cho thuê đất thì UBND tỉnh đã có công văn đồng ý cho các Công ty thuê đơn vị tư vấn kiểm tra, khảo sát thực địa và xác định ranh giới cụ thể, bóc tách những diện tích của người dân ra khơi vùng dự án sau đó trình thẩm định. đoàn thẩm định do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì cùng với các ban, ngành của tỉnh, huyện và UBND các xã đã thẩm định và đề nghị bóc tách các diện tích người dân đã xâm canh ổn định ra khơi dự án. Vì vậy không có việc ranh giới đất của các Công ty nằm chồng lên đất của các hộ dân.
4. Cử tri huyện đắk Song đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giải quyết theo hướng có lợi cho những người dân đã canh tác ổn định lâu năm trên đất lâm nghiệp. Việc tỉnh giao đất cho các doanh nghiệp nhưng chưa khảo sát kỹ những điểm người dân đã canh tác ổn định dẫn đến tranh chấp, xô xát, đánh nhau gây thương tích giữa chủ rừng và người dân, sự việc này xảy ra khá nhiều trên địa bàn huyện.
Trả lời:
- đối với những diện tích đất canh tác, ổn định lâu năm trên đất lâm nghiệp trước năm 2004 phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại địa phương đề nghị các hộ dân có nhu cầu sử dụng đất, báo cáo chính quyền địa phương (UBND xã, UBND huyện) để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, ra quyết định thu hồi và bàn giao về cho chính quyền địa phương bố trí sử dụng đúng theo quy định.
- Việc giao đất cho các doanh nghiệp được Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thực hiện theo một trình tự nghiêm ngặt, cụ thể như sau:
+ Kết quả phúc tra hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng khu vực dự án: về diện tích rừng, đất nương rẫy, loại rừng, trạng thái rừng, các loại cây trồng, nhà cửa… đã được thẩm định trong đó có sự tham gia của chính quyền địa phương.
+ Có phương án giải quyết cụ thể được hộ dân chấp thuận và UBND cấp xã xác nhận, UBND huyện, thị xã nơi có dự án có ý kiến bằng văn bản đồng thuận với việc xử lý đất xâm canh của chủ dự án.
+ Trong thành phần tham gia thẩm định dự án đầu tư, thì ngoài Hội đồng thẩm định cấp tỉnh còn có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương nơi có dự án (UBND huyện, UBND xã) để xem xét, xác định lại về tính khả thi của dự án, đặc biệt là về mặt ổn định kinh tế, xã hội, môi trường tại địa phương.  
Vì vậy, các giải pháp giải quyết đất xâm canh trong vùng dự án trước khi trình Hội đồng thẩm định thông qua thì được chính quyền địa phương và chủ dự án thống nhất, chấp thuận bằng văn bản. Trên cơ sở đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra văn bản thẩm định dự án và UBND tỉnh ra quyết định cho các doanh nghiệp thuê đất.
5. Cử tri huyện đắk G’long kiến nghị: đề nghị xem xét quy hoạch cụ thể đất sản xuất cấp cho các hộ gia đình ở xã Quảng Hoà (khu vực giải toả xây dựng Thuọ· điện Tu Sra); tránh tình trạng tranh chấp giữa các hộ gia đình trên với Công ty Long Việt đóng trên điạ bàn xã Quảng Hoà. đồng thời giải quyết dứt điểm việc cấp đất tái định cư và những hộ gia đình đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng chưa được nhận đất canh tác ngoài thực địa.
Trả lời:
 Về việc quy hoạch cụ thể đất sản xuất để cấp cho các hộ gia đình, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện chỉ đạo UBND xã Quảng Hòa chủ trì, phối hợp cùng các hộ bị thu hồi đất khảo sát thống nhất vị trí và trình UBND huyện để xem xét, giải quyết.
đối với việc cấp đất tái định cư và những hộ gia đình đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng chưa được nhận đất canh tác ngoài thực địa, yêu cầu UBND xã Quảng Hòa lập danh sách gửi về UBND huyện (thông qua Trung tâm phát triển quỹ đất) để giải quyết theo quy định.
6. Cử tri xã Quảng Hòa, huyện đắk G’long kiến nghị: Hiện nay phần đất của Công ty 15 và Công ty đỉnh Nghệ với nhân dân trên địa bàn xã Quảng Hoà chưa được cơ quan chức năng phân định cụ thể, vì vậy đã xảy ra tình trạng tranh chấp giữa các hộ gia đình với các công ty trên. Cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện và các cơ quan chuyên môn kịp thời có biện pháp xử lý triệt để; bóc tách cụ thể diện tích, ranh giới giữa các công ty với các hộ gia đình đang canh tác trên địa bàn.
Trả lời:
Sau khi kiểm tra, Công ty 15 và Công ty đỉnh Nghệ không đóng trên địa bàn xã Quảng Hòa nên không có tình trạng tranh chấp đất đối với người dân xã Quảng Hòa.
7. Cử tri huyện đắk Rlấp kiến nghị: Gia đình ông Nguyễn Văn Công thuộc đối tượng chính sách thương binh đã ở trên địa bàn thôn 6, xã đắk Ru từ năm 1991 và đã khai phá được một mảnh đất đã có xác nhận của chính quyền địa phương không quy hoạch, không tranh chấp và đã nhiều lần gia đình đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết. Cử tri đề nghị kịp thời làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình phát huy quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
Trả lời:
Sau khi khảo sát thực địa và kiểm tra hồ sơ thì phần đất của hộ ông đang sử dụng chưa xác định được ranh giới giữa đất công và đất cá nhân ông khai phá cho nên chưa tiến hành cấp Quyền sử dụng đất, hiện nay UBND huyện đắk R’lấp đang tiến hành đo đạc lập thủ tục để cấp Quyền sử dụng đất theo quy định.
8. Hộ gia đình ông Nguyễn Tiến Cưọng tổ dân phố 2 phưọng Nghĩa Trung thị xã Gia Nghĩa kiến nghị giải quyết hỗ trợ đền bù cho gia đình tại km số 03 Sùng đức thuộc dự án đường Hồ Chí Minh.
Trả lời:
  Trong phương án không có hộ Nguyễn Tiến Cưọng mà là hộ Võ Tiến Cưọng. Hiện nay Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Gia Nghĩa đang lập phương án bổ sung cho hộ gia đình trình Hội đồng thẩm định tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.
          II. Về chế độ chính sách:
Cử tri huyện đắk Song phản ánh việc giải quyết chế độ chính sách đối với người có công của huyện rất chậm, huyện đã hoàn chỉnh nhiều hồ sơ gửi lên Sở Lao động Thương binh và Xã hội nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả, đề nghị tỉnh chỉ đạo rà soát lại những trường hợp của huyện đắk Song và có báo cáo trả lời cụ thể. đề nghị tỉnh xem xét xây dựng chính sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn nhưng không phải là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Trả lời:
Theo kiến nghị của cử tri huyện đắk Song, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, rà soát lại hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ chính sách đối với Người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh, kết quả không có hồ sơ nào tồn đọng tại Sở.
Riêng hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ chất độc hóa học còn chậm trong việc giám định bệnh, tật thuộc thẩm quyền của Hội đồng giám định Y Khoa tỉnh, cụ thể như sau:
Thực hiện Thông tư số 08/2009/TT-BLđTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLđTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi Người có công với cách mạng.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận hồ sơ từ Phòng Lao động - TBXH chuyển đến, kiểm tra, xét duyệt và chuyển hồ sơ đủ điều kiện đến Hội đồng giám định Y khoa tỉnh giám định bệnh, tật theo đúng thời gian quy định. Hiện nay, không còn hồ sơ tồn đọng tại Sở. Riêng huyện đắk Song có 74 hồ sơ đủ điều kiện đã giới thiệu đến Hội đồng giám định Y khoa tỉnh. Trong đó, có 25 hồ sơ giám định bệnh tiểu đường và 01 hồ sơ có con đẻ bị dị dạng dị tật đã giải quyết chế độ, 48 hồ sơ đề nghị giám định bệnh thần kinh ngoại biên và tâm thần chưa được giải quyết.
Việc giám định tình trạng bệnh, tật thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng giám định Y khoa, Hội đồng tiếp nhận hồ sơ và tổ chức giám định, sau đó chuyển kết quả đến Viện giám định Y khoa trung ương để thẩm định. Kết quả giám định còn phụ thuộc vào Viện giám định Y khoa trung ương nên thời gian có kéo dài.
Sở Lao động - TBXH giải quyết chế độ trợ cấp sau khi nhận được Biên bản giám định của Hội đồng giám định Y khoa tỉnh có ý kiến thẩm định của Viện giám định Y khoa Trung ương.
Riêng đối với 48 trường hợp mắc bệnh thần kinh ngoại biên và tâm thần nêu trên chưa giải quyết chế độ với lý do: Hiện nay, Hội đồng giám định y khoa tỉnh đắk Nông chưa đủ điều kiện để giám định bệnh thần kinh ngoại biên và tâm thần nên phải chuyển Phân Hội đồng giám định Y khoa Trung ương II giám định. để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng, Hội đồng giám định Y khoa tỉnh đã có kế hoạch mọi Phân Hội đồng giám định Y khoa Trung ương II về đắk Nông giám định nhưng đến nay Phân Hội đồng giám định Y khoa trung ương II vẫn chưa bố trí được thời gian cụ thể.
III. Về giáo dục và đào tạo:
1. Cử tri xã đắk Rông, huyện Cư Jút và xã đắk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa kiến nghị tỉnh cần có định hướng dạy nghề cho các cháu không thi đậu vào lớp 10 PTTH, không có nghề nghiệp, các cháu rất dễ bị hư họng và nhiễm các tệ nạn xã hội.
Trả lời:
Thực hiện Công văn sô 5433/BGDđT - GDTX ngày 17 tháng 8 năm 2011 của BGD&đT và Công văn số 5358/BGDđT-GDTrH ngày 12 háng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 -2012 đối với giáo dục thưọng xuyên và giáo dục trung học, việc định hướng cho học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 THPT như sau.
đối với học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 thì có thể đăng ký dự tuyển vào lớp 10 hệ giáo dục thưọng xuyên (tại các Trung tâm giáo dục thưọng xuyên) hoặc theo học tại trường trung cấp nghề đóng trên địa bàn huyện (hiện các địa phương đang xây dựng) hoặc trường trung cấp nghề đắk Nông đóng trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa. Tùy nhu cầu và sở thích của em, các em có thể chọn lựa những ngành nghề phù hợp để theo học.
2. Cử tri Nguyễn Duy Hoàng, TDP 6, phưọng Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa đề nghị tỉnh cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc việc đầu tư xây dựng trường Cao đẳng cộng đồng của tỉnh để người dân biết chủ động trong cuộc sống.
Trả lời:
Hiện nay công trình xây dựng trường Cao đẳng cộng đồng của tỉnh đã được thẩm định (theo Tọ trình số 165/TTr-SKH ngày 05/9/2011), ủy ban nhân dân tỉnh đã có Tọ trình số 3148/TTr-UBND trình Thưọng trực Tỉnh uọ· xin ý kiến. Sau khi có sự đồng ý của Tỉnh ủy, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giáo dục và đào tạo tiến hành các thủ tục tiếp theo để xây dựng trường.
3. Cử tri huyện đắk Mil, đề nghị tỉnh sớm ban hành quy định về các mức thu đóng học phí, xây dựng trường trên địa bàn tỉnh, hiện nay các trường xã hội hoá về giáo dục quy định nhiều khoản đóng góp, có những khoản chưa cần đóng góp như: vưọn hoa, cây cảnh và một số khoản do đại diện Hội cha mẹ học sinh đưa ra còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho những hộ nghèo có con em đi học, nhất là trong thời điểm hiện nay giá cả đang leo thang.
Trả lời:
- Sở Giáo dục và đào tạo đã tham mưu UBND ban hành Quyết định số 05/2011/Qđ-UBND ngày 24/01/2011 về việc quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh đắk Nông.
- Năm học 2011-2012, Sở Giáo dục và đào tạo đã ban hành hành công văn số 998/SGD&đT-KHTC, ngày 15/8/2011 về việc chấn chỉnh các khoản thu đầu năm học 2011-2012 nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đắk Nông. Vì vậy các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân không thu thêm khoản thu nào ngoài các khoản quy định hiện hành.
- Việc đóng góp xây bồn hoa, mua cây cảnh là do Hội cha mẹ học sinh cùng Ban Giám hiệu nhà trường họp và thống nhất thu trong giới hạn nhất định chứ không bắt buộc để tạo cảnh quan môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp chứ không do Sở Giáo dục và đào tạo hướng dẫn.
          IV. Về lĩnh vực điện:
1. Cử tri Nguyễn Thị đào ở thôn 3; cử tri Lê Thanh Quang ở Bon Bu Nơ, xã Quảng Tâm, huyện Tuy đức và cử tri thị trấn EaTling, huyện Cư Jút kiến nghị ngành điện quan tâm đầu tư đường điện thôn 3 và bon Bu Nơ, xã Quảng Tâm; đường điện hạ thế khu vực đường Tỉnh lộ 4, thị trấn EaTling. Các đường điện này do dân tự kéo nên đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn.
Trả lời:
- Ý kiến kiến nghị của cử tri Nguyễn Thị đào, thôn 3, xã Quảng Tâm, huyện Tuy đức: Theo báo cáo của Công ty Điện lực đắk Nông tại Công văn số: 2604/đNOCPC-KH  ngày 18/10/2011, khu vực thôn 3, xã Quảng Tâm được cấp điện từ trạm biến áp T394, một số hộ dân khu vực này dân cư sống rải rác ở cách xa lưới điện hạ áp trục chính, trong đó có hộ Nguyễn Thị đào. để có điện sinh hoạt, người dân tự kéo đường dây, dùng trụ gỗ và Điện lực Tuy đức bán điện cho các hộ dân khu vực này qua công tơ bán cụm. để các hộ dân khu vực này được mua điện trực tiếp của ngành điện, đảm bảo an toàn kỹ thuật theo quy định, năm 2010, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương về việc rà soát, tổng hợp các danh mục đề nghị đầu tư cấp điện cho các thôn, buôn thuộc chương trình cấp điện 5 tỉnh Tây nguyên giai đoạn 2, Sở Công Thương đã phối hợp UBND huyện Tuy đức rà soát danh mục đề nghị đầu tư. Việc đầu tư cấp điện thôn 3, xã Quảng Tâm, Sở Công Thương đã tổng hợp và đưa vào danh mục đầu tư, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo và đề nghị Bộ Công Thương đầu tư thuộc giai đoạn 2 của chương trình cấp điện 5 tỉnh Tây Nguyên.
           - Ý kiến kiến nghị của cử tri Lê Quang Thanh ở bon Bu Nơ, xã Quảng Tâm, huyện Tuy đức: Theo báo cáo của Công ty Điện lực đắk Nông tại Công văn số: 2604/đNOCPC-KH  ngày 18/10/2011, Bon Bu Nơ được cấp điện từ trạm biến áp T255, tuy nhiên có khoảng 30 hộ dân, trong đó có hộ Lê Quang Thanh, các hộ dân sống rải rác, cách xa đường dây hạ áp trục chính, vì vậy để có điện phục vụ sinh hoạt, người dân tự kéo đường dây hạ áp, sử dụng trụ gỗ và Điện lực Tuy đức bán điện qua công tơ cụm. Do lâu ngày sử dụng đường dây tự kéo này đã xuống cấp. để các hộ dân khu vực này được mua điện trực tiếp của ngành điện, đảm bảo an toàn kỹ thuật theo quy định, theo báo cáo của Công ty Điện lực đắk Nông thì khu vực này Công ty Điện lực đắk Nông đã đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2012-2013 với quy mô 300m đường dây hạ áp.
           - Ý kiến cử tri ở thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút: Theo báo cáo của Công ty Điện lực đắk Nông tại Công văn số: 2604/đNOCPC-KH  ngày 18/10/2011, ý kiến phản ánh nêu trên là của các hộ dân được cấp điện từ trạm biến áp T9, các hộ dân này sống rải rác cách xa đường dây hạ áp trục chính. để có điện sinh hoạt, người dân tự kéo khoảng 200m đường dây hạ áp, tuy nhiên do sử dụng lâu ngày, đường dây tự kéo này đã xuống cấp. Nhằm đảm bảo an toàn, đề nghị các hộ dân liên hệ với Điện lực Cư Jút để hướng dẫn sửa chữa, bảo dưỡng phần đường dây từ phía sau công tơ vào nhà các hộ dân. Việc đầu tư, UBND tỉnh xem xét và có kế hoạch đầu tư trong thời gian tới.
2. Cử tri xã Quảng Hoà, huyện đắk Glong; cử tri xã Cư Knia, huyện Cư Jút phản ánh, hiện nay trên địa bàn xã có trên 500 hộ gia đình sống tập trung tại các thôn 10, 11, 12, xã Quảng Hoà và thôn 7, xã Cư Knia chưa có điện, đề nghị ngành điện quan tâm kéo điện để người dân có điện phục vụ sinh  hoạt.
Trả lời:
- Ý kiến phản ánh cử tri xã Cư K’Nia, huyện Cư Jút: Theo báo cáo của Công ty Điện lực đắk Nông tại Công văn số: 2604/đNOCPC-KH  ngày 18/10/2011, thôn 7 xã Cư K’Nia đã có điện và được cấp điện từ Trạm biến áp T106(đD474E56)/160kVA. Ý kiến phản ánh của cử tri nêu trên là của các hộ dân mới phát sinh sau này và ở cách xa khu vực trung tâm của thôn nên chưa có điện sinh hoạt. Việc đầu tư cấp điện khu vực này UBND tỉnh xem xét và có kế hoạch đầu tư trong thời gian tới.
          - Ý kiến cử tri xã Quảng Hoà, hiện nay trên địa bàn xã Quảng Hoà có trên 500 hộ gia đình sống tập chung tại các thôn 10, 11, 12 chưa có điện: Ý kiến phản ánh của cử tri là đúng. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương về việc rà soát, tổng hợp nhu cầu đầu tư lưới điện của các thôn buôn đề nghị đầu tư cấp điện thuộc chương trình cấp điện 5 tỉnh Tây nguyên giai đoạn 2, Sở Công Thương đã phối hợp UBND các huyện, thị xã rà soát danh mục đề nghị đầu tư. Việc đầu tư cấp điện thôn 10, 11, 12 xã Quảng Hoà, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh và đề nghị Bộ Công thương đưa vào danh mục đầu tư cấp điện thuộc chương trình cấp điện 5 tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2.
3. Cử tri huyện đắk Glong kiến nghị: trường Nguyễn Bá Ngọc ở thôn 11 và thôn 12 xã Quảng Hoà, huyện đắk Glong có 8 phòng học, điện thắp sáng không có đã làm giảm chất lượng học tập của các cháu ở địa phương. Vì vậy cử tri đề nghị kịp thời có kế hoạch kéo điện thắp sáng, tạo điều kiện cho các cháu trên địa bàn an tâm học tập trong năm học mới.
Trả lời:
          Ý kiến phản ánh của cử tri là đúng sự thật. Theo báo cáo của Công ty Điện lực đắk Nông tại Công văn số: 2604/đNOCPC-KH ngày 18/10/2011, khu vực trường Nguyễn Bá Ngọc do ở cách xa đường dây hạ áp nên chất lượng điện áp kém, không đảm bảo cấp điện. Theo báo cáo của Công ty Điện lực đắk Nông nêu trên, hiện nay Công ty TNHH MTV Cà phê 15 đang triển khai dự án kinh tế quốc phòng, trong đó có đầu tư đường dây trung hạ áp và trạm biến áp để cấp điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho các hộ dân khu vực này, công trình hiện nay đang thi công (chủ đầu tư đã đăng ký với điện lực để đấu nối đường dây), sau khi công trình hoàn thành sẽ cấp điện phục vụ cho trường học và các hộ dân khu vực này. Mặt khác, việc đầu tư cấp điện cho thôn 11 và thôn 12 xã Quảng Hòa, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Công thương đưa vào danh mục đầu tư cấp điện thuộc chương trình cấp điện 5 tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2.
4. Cử tri các xã đức Xuyên, đắk Nang, Nâm N’Đir, huyện Krông Nô phản ánh: thời gian qua, thuọ· điện buôn Tua Srah vận hành điều tiết xả nước không phù hợp và lịch trình đã gây ngập lụt, hư họng hoa màu của người dân, đề nghị ngành công thương làm việc với Ban quản lý dự án thuọ· điện sớm đền bù thiệt hại cho người dân.
Trả lời:
- Việc bồi thưọng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do sạt lở phía hạ lưu thuọ· điện Buôn Tua Sarh: UBND tỉnh đắk Nông có Thông báo số: 84/TB-UBND ngày 25/6/2010 và Công văn số: 299/UBND-CNXD ngày 25/1/2011 chỉ đạo UBND huyện Krông Nô phối hợp với Công ty cổ phần thuọ· điện Buôn Kuốp để thực hiện bồi thưọng. Do vậy đề nghị UBND huyện Krông Nô phối hợp với Công ty cổ phần thuọ· điện Buôn Kuốp sớm thực hiện việc bồi thưọng cho người dân.
- Việc điều tiết xả nước của công trình thuọ· điện Buôn Tua Srah: UBND tỉnh đã nhiều lần làm việc với các cơ quan, đơn vị, Sở ngành liên quan và chỉ đạo Công ty cổ phần thuọ· điện Buôn Kuốp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND huyện Krông Nô thông báo cụ thể kế hoạch, lịch trình và các thông tin liên quan đến việc xả nước hồ thuọ· điện cho nhân dân vùng hạ lưu được biết, chủ động trong sản xuất sinh hoạt; báo cáo tập đoàn điện lực Việt Nam cho phép vận hành nhà máy thuọ· điện Buôn Tua Srah với lưu lượng dòng chảy hợp lý, nhằm giảm bớt sự biến động quá lớn về dòng chảy ở hạ lưu. thời gian qua, Công ty cổ phần thuọ· điện Buôn Kuốp đã triển khai thực hiện việc điều tiết xả nước của công trình thuọ· điện Buôn Tua Srah nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do sạt lở phía hạ lưu, tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp khắc phục triệt việc ngập úng và sạt lở khu vực hạ du thuọ· điện Buôn Tua Srah. Tại buổi làm việc ngày 18/8/2011 giữa lãnh đạo UBND tỉnh đắk Nông và Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh đã đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam nghiên cứu, khẩn trương có giải pháp, phương án xử lý sạt lở, đảm bảo tính ổn định lâu dài lưu vực sông Krông Nô và vùng hạ lưu khi vận hành nhà máy thuọ· điện Buôn Tua Sarh, không để tình trạng sạt lở diễn ra lâu dài mà không có biện pháp khắc phục triệt để, gây mất an toàn và xáo trộn quy trình sản xuất, canh tác của nhân dân và báo cáo UBND tỉnh (Thông báo số: 137/TB-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh).
5. Cử tri huyện đắk Mil: đề nghị cần tăng cưọng công tác kiểm tra chất lượng các mặt hàng thiết yếu tiêu dùng nhất là hàng hoá đưa về nông thôn hiện nay kém chất lượng, một số mặt hàng đã hết hạn sử dụng ảnh đến sức khoẻ của người dân khi sử dụng.
Trả lời:
Trong năm 2011, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương tăng cưọng công tác kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường; tập trung kiểm tra đối với mặt hằng thiết yếu tiêu dùng phục vụ đọi sống nhân dân, kịp thời ngăn chặn và phát hiện xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm. Riêng đối với địa bàn huyện đắk Mil, từ đầu năm đến nay đã tăng cưọng kiểm tra, phát hiện và xử lý một số trường hợp kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng, đối tượng vi phạm là các hộ kinh doanh tạp hóa, tạp phẩm, mỹ phẩm thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Công Thương tăng cưọng hơn nữa công tác kiểm tra và xử lý, đặc biệt là kiểm tra đối với các mặt hàng thiết yếu tiêu dùng phục vụ đọi sống của nhân dân.
V. Về lĩnh vực nông, lâm nghiệp:
          1. Cử tri đỗ đồng Phú - Phó Chủ tịch UBND xã đắk Rông, huyện Cư Jút đề nghị tỉnh sớm đầu tư kênh mương thoát lũ từ xã Nam Dong về UBND xã đắk Rông, hiện nay sau mỗi trận mưa, nước ở cánh đồng xã Nam Dong đổ về xã đắk Rông gây lũ lụt cục bộ, bà con đi lại rất khó khăn, sinh ra nhiều bệnh dịch.
Trả lời:
Vấn đề đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ nhân dân đã được phân cấp đầu tư về cho UBND các huyện. Vì vậy đề nghị UBND huyện Cư Jút chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện kiểm tra tình hình ngập úng của vùng để xây dựng kế hoạch đầu tư cho dự án này nhằm đảm bảo đọi sống sinh hoạt của bà con nhân dân trong vùng.
2. Cử tri Hồ Văn Bảy, thôn Xuyên Tân, xã đức Xuyên, huyện Krông Nô đề nghị các ngành chức năng kiểm tra lại trạm chốt kiểm lâm đóng ở Xuyên Hà có vi phạm quá nhiều, đã để cho lâm tặc vận chuyển gỗ trái phép và thưọng xuyên. đồng thời kiểm tra giấy phép của các xưởng mộc ở Xuyên Hà vì hoạt động không đúng ngành nghề, giấy được cấp làm mộc nhưng theo ý kiến của người dân thì hiện nay xưởng hoạt động là xưởng cưa.
Trả lời:
Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Krông Nô và Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung; đối chiếu với tài liệu theo dõi các cơ sở chế biến lâm sản và sản xuất hàng mộc trên địa bàn huyện Krông Nô:
- Tình hình khai thác vận chuyển lâm sản trái pháp luật:
Trên địa bàn xã đức Xuyên, huyện Krông Nô, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung có bố trí và xây dựng một Trạm Kiểm lâm trên địa bàn, để quản lý bảo vệ rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung. Do lâm phần rừng đặc dụng giáp ranh với lâm phần rừng sản xuất và các khu dân cư của xã đức Xuyên huyện Krông Nô, nên công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, lực lượng của Trạm Kiểm lâm đức Xuyên mọng nên Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Krông Nô tăng cưọng phối hợp cho Trạm Kiểm lâm và kiểm tra thưọng xuyên nhằm ngăn chặn không cho người, phương tiện vào rừng đặc dụng khai thác lâm sản trái pháp luật. Mặt khác, đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR số 1 cũng thưọng xuyên kiểm tra, chốt chặn trên địa bàn huyện Krông Nô. đến hết tháng 9 năm 2011, trên địa bàn xã đức Xuyên, Hạt Kiểm lâm huyện Krông nô đã phát hiện và lập biên bản xử lý 02 vụ khai thác rừng trái pháp luật và chuyển Chi cục Kiểm lâm tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt 01 vụ vi phạm hành chính với khung tiền phạt là 75.000.000 đồng/đương sự tại Quyết định số 671/Qđ-UBND và Quyết định số 672/Qđ-UBND ngày 18/5/2011 tịch thu 18,331m3 gỗ tròn, tạp nhóm VII (trả lại cho Công ty TNHH MTV LN Quảng đức). Ngoài ra Hạt Kiểm lâm khu BTTN Nam Nung đã kiểm tra, phát hiện và lập biên chuyển Chi cục kiểm lâm xử lý 01 vụ khai thác trái pháp luật tại tiểu khu 1316 với khối lượng gỗ tịch thu 5,354 m3 gỗ tròn và gỗ xẻ nhóm III (đã có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không có người nhận số 25151/Qđ-TTTVPT). Qua kiểm tra hồ sơ các vụ vận chuyển gỗ trái pháp luật trong thời gian qua, không có cơ sở kết luận công chức Trạm Kiểm lâm đức Xuyên có liên quan hoặc tham gia vào các vụ vi phạm của đương sự.
- Tình hình hoạt động chế biến gỗ, sản xuất hàng mộc:
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện Krông Nô có 33 cơ sở sản xuất hàng mộc, có đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp (riêng địa bàn xã đức Xuyên có 6 cơ sở mộc và 2 xưởng chế biến gỗ). Qua kiểm tra hồ sơ lưu trữ thì không có cơ sở mộc nào vi phạm bị xử lý về hành vi mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản trái pháp luật.
Hiện nay Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Krông Nô, Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Nam Nung, đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR số 1 tăng cưọng kiểm tra ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm đến tài nguyên rừng.
3. Cử tri xã Cư Knia, huyện Cư Jút phản ánh: Dự án công trình thuọ· lợi đập đắk Diêr tại xã Cư Knia được cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã nhưng hiện nay hệ thống kênh mương dẫn nước còn nhiều bất cấp, cụ thể như: Hệ thống kênh mương KC2 chỉ dẫn nước ra tới cánh đồng, còn khoảng 125 ha lúa và hơn 200 ha cây trồng khác chưa có nước tưới, đề nghị tỉnh quan tâm tiếp tục đầu tư xây dựng bổ sung hệ thống kênh mương tưới và mương tiêu thuộc cánh đồng lúa nước xã Cư Knia nhằm đảm bảo nguồn nước cho sản xuất.
Trả lời:
- Hiện Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuọ· lợi tỉnh đắk Nông đã có Tọ trình số 192/TTr-KTTL ngày 12/8/2001 về việc xin chủ trương đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình thuọ· lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuọ· lợi tỉnh đắk Nông quản lý. Trong đó có hạng mục bổ sung kênh tưới, kênh tiêu thuộc công trình đắk Diêr, phục vụ tưới thêm 125 ha lúa và 200 ha cây trồng khác. Vì vậy, sau khi UBND tỉnh có chủ trương đầu tư, đề nghị Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuọ· lợi tỉnh đắk Nông ưu tiên thực hiện công trình này và phối hợp với các ngành liên quan để nghiên cứu, khảo sát, xây dựng bổ sung tuyến kênh đáp ứng nguyện vọng của cử tri.
- Một số tuyến kênh nội đồng phục vụ tưới: đề nghị UBND huyện Cư Jút chỉ đạo UBND xã Cư Knia huy động nhân dân trong vùng hưởng lợi xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng theo chương trình kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn.
4. Cử tri huyện đắk Glong kiến nghị: Hiện nay địa bàn xã Quảng Hoà đang gặp khó khăn trong viêc trồng lúa nước nên cử tri đề nghị UBND tỉnh và UBND huyện kịp thời đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thuọ· lợi; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã phát triển diện tích lúa nước, ổn định cuộc sống.
Trả lời:
Cánh đồng ngay trung tâm xã Quảng Hòa, huyện đắk G’long nằm trong dự án tái định canh - định cư của công trình thủy điện Buôn Tua sah do Ban quản lý dự án thủy điện 5 làm chủ đầu tư; hiện nay trên cánh đồng đã có mương thủy lợi và theo thiết kế muốn có nước tưới cho đồng ruộng thì phải bơm nước từ lòng hồ. Trong thời gian qua người dân không thực hiện được do chi phí cho sản xuất quá tốn kém nếu dùng công trình này. Do vậy mà công trình không phát huy được hiệu quả, người dân hàng năm phải sản xuất trông chọ vào nước mưa (sản xuất 01 vụ vào mùa mưa). UBND huyện đắk G’long đã nhiều lần kiến nghị với Ban quản lý thủy điện 5 nhưng vẫn chưa có biện pháp để khắc phục.
thời gian sắp tới UBND huyện đắk G’long và xã sẽ khảo sát khu vực làm đập thủy lợi trên cao để cung cấp nước cho cánh đồng. Mong bà con nhân dân cùng với chính quyền giải quyết nhanh việc giải phóng mặt bằng cho khu vực làm đập thủy lợi.
5. Cử tri xã Thuận Hà và Thuận Hạnh, huyện đắk Song đề nghị các ngành chức năng của tỉnh, huyện kịp thời có biện pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấy gỗ đang diễn ra trên địa bàn.
Trả lời:
- Xã Thuận Hà, huyện đắk Song có tổng diện tích tự nhiên là: 5.643 ha; trong đó đất có rừng: 1.132,4 ha; đất nương rẫy là: 946,3 ha.
- Xã Thuận Hạnh có tổng diện tích tự nhiên là: 7.414,0 ha; trong đó đất có rừng: 821,8 ha; đất nương rẫy là: 994,5 ha.
Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm đắk Song từ năm 2010 đến hết tháng 9 năm 2011 đã phát hiện và lập biên bản xử lý 17 vụ phá rừng, diện tích rừng bị thiệt hại 6,368 ha. Riêng từ đầu năm 2011 đến hết tháng 9, trên địa bàn xã Thuận Hà, Hạt Kiểm lâm huyện đắk Song đã phát hiện và lập biên bản xử lý 02 vụ phá rừng với diện tích là 0,12 ha tại tiểu khu 1116 và 1124 thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV Thuận Tân quản lý. Ngoài ra Công ty TNHH MTV Thuận Tân đã thống kê, báo cáo 06 vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích là 2,6 ha (xã Thuận Hà 04 vụ với diện tích 2,2 ha; xã Thuận Hạnh 02 vụ với diện tích 0,4 ha) nhưng chưa chuyển giao hồ sơ cho Hạt Kiểm lâm huyện đắk Song xử lý. Hiện tại, Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với các đồn Biên phòng xây dựng quy chế phối hợp trong việc kiểm tra, kiểm soát khu vực vành đai biên giới. đồng thời thưọng xuyên kết hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ vành đai biên giới, Công ty TNHH MTV Thuận Tân, các đồn biên phòng và chính quyền địa phương cấp xã để truy quét, phát hiện và xử lý nghiêm các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng xảy ra trên địa bàn.
 VI. Lĩnh vực giao thông:
1. Cử tri Nông Văn Trỗi - Thôn 5, xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút phản ánh: Hiện nay, tình trạng xe buýt phóng nhanh, vượt ẩu không đảm bảo tính mạng của hành khách đi xe và người dân khi tham gia giao thông, đề nghị kiểm tra, xử lý nghiêm để đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông trên Quốc lộ 14.
          Trả lời:
          thời gian vừa qua, với việc đưa hình thức vận tải công cộng bằng xe buýt đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân nhân. Trong quá trình hoạt động, ngành giao thông vận tải tỉnh đã thưọng xuyên chấn chỉnh, nhắc nhở các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt và đảm bảo an toàn giao thông. Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo ngành giao thông vận tải làm việc với các đơn vị vận tải để kiểm tra và chấn chỉnh, đồng thời đề nghị lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cưọng kiểm tra xử lý vi phạm.
          2. Cử tri Nguyễn đình Thắng - Tổ dân phố 3, Cử tri Trần Văn Hoạt - Tổ dân phố 4, phưọng Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa phản ánh: Trục đường Bắc-Nam, đường Quốc lộ 28 đoạn qua trung tâm thị xã, hệ thống cống thi công sai thiết kế nên nước không chảy vào cống mà tràn vào nhà dân; một số đoạn hai bên lề đường đã lát gạch nhưng cọ mọc nhiều, đất đá sụt lún làm hư họng không có người bảo dưỡng, đề nghị kiểm tra lại chất lượng công trình.
          Trả lời:
          đưọng Bắc - Nam giai đoạn 1 do Sở Giao thông Vận tải tỉnh làm chủ đầu tư đã nghiệm thu và bàn giao cho UBND thị xã Gia Nghĩa quản lý sử dụng, hiện công trình đang được khai thác sử dụng bình thưọng.
          Quốc lộ 28 đoạn qua trung tâm thị xã Gia Nghĩa do Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư, hiện tại còn một số gói thầu đang thi công dở dang chưa nghiệm thu đưa vào sử dụng. Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh làm việc với Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh kiểm tra, xem xét xử lý.
          3. Cử tri xã đắk Mol, huyện đắk Song kiến nghị: đề nghị kiểm tra rà soát cảnh báo các tuyến đường giao thông thưọng xảy ra tai nạn để nhân dân biết và lắp đặt các biển báo tại một số đoạn đường chính trên địa bàn huyện Đăk Song.
          Trả lời:
          địa bàn huyện đắk Song có Quốc lộ 14, 14C; Tỉnh lộ 2, Tỉnh lộ 6 đi qua. Hệ thống báo hiệu đường bộ, trên các tuyến này đã tương đối đầy đủ, hàng năm cũng đã được sơn sửa, bổ sung.
          Hệ thống đường huyện, xã do ủy ban nhân dân huyện Đăk Song quản lý, đề nghị ủy ban nhân dân huyện đắk Song có kế hoạch kiểm tra bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông theo kiến nghị của cử tri.
          4. Cử tri xã đắk Mil đề nghị sớm đầu tư nâng cấp Quốc lộ 14 từ cầu 14 về thị xã Gia Nghĩa, vì hiện nay lượng xe lưu thông trên Quốc lộ 14 quá tải thưọng xảy tai nạn giao thông.
          Trả lời:
          Quốc lộ 14 đoạn qua tỉnh đắk Nông có chiều dài 154 Km. đoạn từ cầu 20 đến Cai Chanh đã bàn giao cho Nhà đầu tư để thực hiện đầu tư nâng cấp mở rộng theo hình thức BOT; đoạn còn lại từ cầu 14 đến cầu 20 do Bộ Giao thông vận tải quản lý. Tiếp thu ý kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh sẽ tiếp tục có ý kiến với Bộ Giao thông vận tải xem xét sớm đầu tư nâng cấp đoạn tuyến còn lại này.
          5. Cử tri huyện đắk Mil kiến nghị: Hiện nay đoạn đường Tỉnh lộ 3 từ đắk Mil về huyện Krông Nô xuống cấp nghiêm trọng, dân đi lại khó khăn, đề nghị sớm sửa chữa đoạn đường trên.
          Trả lời:
Tỉnh lộ 3 có tổng chiều dài 36 Km, trong đó có 10 Km đường nhựa, 26 Km đường đất. Hiện tại, trong số 26 Km đường đất đã có 23 Km đang được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn tín dụng Jica do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2012, còn lại 03 Km chưa được đầu tư xây dựng.
Do nguồn kinh phí bảo trì hạn hẹp, trong năm 2011 đoạn tuyến còn lại này không được đầu tư sửa chữa nên đi lại gặp nhiều khó khăn. Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giao thông vận tải sớm sửa chữa khắc phục đảm bảo giao thông bằng nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2012
6. Cử tri Lê Nghệ thôn 9, xã Quảng Tín, huyện đắk Rlấp kiến nghị: Công trình đường nhựa vào xã đắk Ngo, (đoạn từ thôn 6 đến thôn 9 Sa va cô) chưa bàn giao đã xuống cấp nghiêm trọng nên cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kịp thời kiểm tra lại chất lượng công trình trên; đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm các loại xe có trọng tải nặng chở đá tham gia trên tuyến đường trên.
  Trả lời:
đối với vấn đề trên, hiện nay Ban quản lý dự án huyện đắk R’lấp đang tiến hành làm việc với các đơn vị thi công hoàn thiện hồ sơ quản lý chất lượng công trình, sửa chữa một số hạng mục công trình đã bị hư họng để đảm bảo trong quá trình sử dụng trước mắt và lâu dài.
VII. Lĩnh vực khác:
          1. Cử tri La Thị Minh - thôn 13 xã đắk Rông huyên Cư Jút phản ánh: Hiện nay Công trình nước sạch của thôn bị hư họng xuống cấp không sử dụng được đề nghị tỉnh quan tâm cho sửa chữa để bà con trong thôn 13 được sử dụng nước sạch từ công trình.
          Trả lời:
          Sau khi có kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Cư Jút kiểm tra và đã cấp kinh phí sửa chữa cho Ban quản lý Tổ hợp tác dùng nước xã đắk Drông để khắc phục, sửa chữa những hư họng của công trình, đến nay công trình nước sạch của thôn 13, xã đắk Rông đã hoạt động trở lại bình thưọng.
          2. Cử tri Nguyễn Thị đào - Thôn 3, xã Quảng Tâm, huyện Tuy đức đề nghị cho thôn 3 một công trình nước sạch, hiện nay bà con không có nguồn nước sạch, đang phải dùng nước suối, vị trí của bon ở đỉnh đồi không đào được giếng.
Trả lời:
- đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung thuộc chương trình 134, 135: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% cho các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên; hỗ trợ 50% đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
- đối với Chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% và nhân dân phải cân đối bọ ra 30% để thực hiện.
- Trong khi đó thôn 3, xã Quảng Tâm có 50 hộ, trong đó có 42 hộ người kinh và 08 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số khác, không thuộc vào đối tượng tại mục 1 nêu trên. Vậy, nếu các hộ dân tự cân đối được kinh phí đối ứng 30% công trình như mục 2 thì huyện sẽ xây dựng kế hoạch cho năm tới để xin UBND tỉnh về kinh phí để thực hiện.
- Nếu cộng đồng thôn 3 đồng ý tự cân đối được kinh phí 30% công trình, thì giao cho UBND xã Quảng Tâm tổ chức họp dân và có biên bản, tọ trình gửi về phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy đức trước ngày 30/11/2011 để tổng hợp thực hiện.
          3. Cử tri Vương Trọng Hướng - Thôn 9 xã Nam Dong, huyên Cư Jút đề nghị bảo hiểm xã hội nên có phiếu nhận tiền lương cho các đối tượng được hưởng hưu trí như trước đây, để cho các đối tượng này thuận lợi trong việc theo dõi  việc nhận tiền lương hàng tháng.
Trả lời:
Theo quy định của BHXH Việt Nam thì từ năm 2007 ngành bảo hiểm xã hội  không thực hiện việc cấp phiếu lĩnh lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho đối tượng hưởng chế độ BHXH mà các đối tượng khi nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng chỉ ký trực tiếp vào danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng (mẫu C72a-HD).
Tuy nhiên từ ngày 01 tháng 09 năm 2011 sau khi Bảo hiểm xã hội tỉnh đắk Nông ký hợp đồng chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng với Bưu điện tỉnh đắk Nông, thì 2 cơ quan đã thống nhất ban hành phiếu lĩnh lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng và đã phát trực tiếp đến tất cả các đối tượng trên địa bàn tỉnh đắk Nông. Nếu ông chưa có phiếu lĩnh lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng đề nghị ông liên hệ với Bưu điện huyện Cư Jút để được cấp phát.
          4. Cử tri xã đắk Mol đề nghị: kiểm tra lại ranh giới đất giữa hai xã đắk Mol thuộc huyện đắk Song và xã đắk Sắk của huyện đắk Mil vì hiện nay đang có tình trạng cấp đất chồng chéo giữa hai xã trên.
          Trả lời:
          Sau khi nghiên cứu tình hình thực tế tại địa bàn xã đắk Mol và kết quả làm việc với các cơ quan huyện đắk Song: chưa có trường hợp nào cấp đất chồng chéo giữa 02 xã đắk Mol (huyện đắk Song) và đắk Sắk (huyện đắk Mil) trái với quy định theo ranh giới 364/CP. Chỉ có trường hợp các hộ dân thôn E29 của xã đắk Mol đề nghị mở rộng quy hoạch nghĩa địa tại thôn E29, xã đắk Mol.
          Ngày 11/10/2011, tại UBND xã đắk Mol đã tiến hành buổi làm việc giữa phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đắk Song, đại diện UBND xã đắk Mol với đại diện các hộ gia đình tại thôn 29 của xã đắk Mol về kiến nghị mở rộng nghĩa địa thôn 29. Sau khi kiểm tra thực địa, đối chiếu bản đồ địa giới hành chính 364/CP giữa 02 xã (huyện đắk Song) và xã đắk Sắk (huyện đắk Mil) thì vị trí đất của hộ dân thôn E29, xã đắk Mol đề nghị mở rộng địa giới hành chính của xã đắk Sắk. Cuộc họp thống nhất không mở rộng nghĩa địa theo đề nghị của các hộ dân thôn E29, xã đắk Mol.
5. Cử tri xã Thuận Hà và Thuận Hạnh, huyện đắk Song kiến nghị: Chế độ phụ cấp cho cán bộ bán chuyên trách cấp xã trong những năm qua đã được UBND tỉnh quan tâm chi trả đầy đủ; song hiện nay còn lại đối tượng là Chi hội trưởng người cao tuổi và Chi hội trưởng chữ thập đọ các thôn, bon, tổ dân phố trên địa bàn chưa có phụ cấp. Vì vậy cử tri đề nghị UBND tỉnh có kế hoạch bổ sung kinh phí chi trả phụ cấp cho Chi hội trưởng người cao tuổi và Chi hội trưởng chữ thập đọ cấp thôn trong tỉnh.
Trả lời:
Theo quy định tại điểm 1, 2 Điều 1 Nghị quyết số 05/2009/NQ-HđND ngày 23/7/2009 của HđND tỉnh về việc điều chỉnh chế độ phụ cấp cho cán bộ cơ sở. Cụ thể, quy định chế độ đối với cán bộ không chuyên trách ở thôn, buôn, bon, bản, tổ dân phố (gọi chung là cấp thôn), trong đó HđND tỉnh chỉ quy định chế độ phụ cấp cho các Chi hội trưởng và Chi hội phó của các tổ chức chính trị - xã hội do nhà nước quy định. đối chiếu với quy định trên thì các chức danh và mức phụ cấp hàng tháng của Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi, Chi Hội trưởng Chữ thập đọ cấp thôn chưa được  HđND quy định. Do đó UBND tỉnh không có đủ cơ sở để bổ sung kinh phí chi trả phụ cấp của Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi, Chi hội trưởng Hội chữ thập đọ cấp thôn.
6. Các thôn, bon trên địa bàn xã Thuận Hà mặc dù đã được thành lập từ nhiều năm nay nhưng chưa có nhà văn hoá cộng đồng nên phải mượn nhà dân để tổ chức các cuộc họp; bên cạnh đó trường mẫu giáo trong xã không có. Cử tri đề nghị UBND huyện và các ngành hữu quan kịp thời có kế hoạch xây dựng nhà văn hoá cộng đồng cho nhân dân trong thôn, buôn, bản có nơi sinh hoạt. đồng thời đầu tư kinh phí xây dựng nhà mẫu giáo, tạo điều kiện cho các cháu trong độ tuổi có điều kiện theo học.
Trả lời:
Về xây dựng trường mẫu giáo mầm non:
Hiện nay trên địa bàn xã Thuận Hà chưa có trường mẫu giáo. Trong năm 2011 UBND huyện đắk Song đã có chủ trương xây dựng trường mẫu giáo tại trung tâm xã Thuận Hà và giao UBND xã bố trí quỹ đất để xây dựng trường. Tuy nhiên sau khi có được quỹ đất xây dựng trường, quá trình kiểm kê, tính toán giá trị đền bù đất đai, cây cối hoa màu, vật kiến trúc để giải phóng mặt bằng thì chi phí tiền đền bù quá lớn (hơn 01 tọ· đồng) vượt quá khả năng chi trả của ngân sách huyện nên chưa triển khai thực hiện được. Trước tình hình trên, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo UBND xã Thuận Hà bố trí lại quỹ đất xây dựng tại địa điểm khác, đồng thời vận động nhân dân đóng góp công, hiến tặng đất để cùng với huyện sớm xây dựng được trường mẫu giáo trên địa bàn xã trong năm 2012.
Về xây dựng nhà văn hóa cộng đồng (hội trường thôn):
Chương trình xây dựng nhà văn hóa công đồng cho các thôn, bon, bản được nhà nước cấp kinh phí xây dựng chỉ được thực hiện đối với những thôn, bon có đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống. Xã Thuận Hà không có đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, do đó không được hưởng chương trình này. để tạo điều kiện cho các thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, UBND huyện đã chỉ đạo cho các xã tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp công của, hiến tặng để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng cho thôn, bản. Hiện nay tại xã Thuận Hà đã có các thôn có quỹ đất để bố trí xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng gồm thôn 5: 1.120 m2; thôn 2: 250m2; thôn 6:600m2; thôn 8:800m2. Các thôn, bản còn lại đang được tiếp tục vận động nhân dân hiến tặng, góp công của để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.
7. Cử tri xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút kiến nghị: tại tổ dân phố 3 và 4, xã Tâm Thắng có trên 100 hộ gia đình đang sinh sống trong vùng bị ngập úng, môi trường bị ô nhiễm nặng, xuất hiện nhiều ruồi, muỗi nên cử tri đề nghị các cơ quan chuyên môn kịp thời có biện pháp xử lý, bảo đảm môi trường sinh hoạt cho nhân dân ở khu vực trên.
Trả lời:
Qua kiểm tra, xác minh thực tế tại tổ dân phố 2, 3 xã Tâm Thắng thì cứ vào mùa mưa, nếu mưa to lớn, kéo dài, nước không thoát được thì gây ngập úng cục bộ tại một số hộ gia đình nằm ở vùng trũng, mặt khắc một số hộ chăn nuôi heo, công tác vệ sinh môi trường chưa tốt nên gây ô nhiễm môi trường. UBND huyện Cư Jút đã chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân khu vực bị ngập úng làm vệ sinh sạch sẽ, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh để phòng trách các bệnh dịch và phun hóa chất khử trùng cho các giếng nước có nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước tại khu vực nói trên.
8. Cử tri huyện Cư Jút kiến nghị: Hiện nay tại khu vực Dốc Thịnh thuộc thôn 6, xã Trúc Sơn đang xuất hiện nhiều người nghiện ngang nhiên tập trung chích ma tuý, gây mất trật tự an ninh trên địa bàn. Cử tri đề nghị Công an huyện, Công an tỉnh kịp thời có biện pháp ngăn chặn.
Trả lời:
Hiện nay lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy đã tiến hành rà soát, lên danh sách, các đối tượng nghiên tại các xã, thị trấn, mở các đợt truy quét các đối tượng nghiện để xử lý, lập hồ sơ đưa các đối tượng đã đủ điều kiện đưa vào trung tâm chữa bệnh bắt buộc bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý giáo dục tại cộng đồng và các đối tượng chưa đủ điều kiện vào trung tâm chữa bệnh bắt buộc, triệt phá các điểm mua bán trái phép chất ma túy để xử lý theo quy định của pháp luật.
Thưọng xuyên phối hợp với lực lượng Công an xã, huy động các ban, ngành, đoàn thể ở các xã tuyên truyền, vận động về tác hại của ma túy đối với sức khọe con người và an ninh trật tự trong cộng đồng, đồng thời tăng cưọng tổ chức tuần tra, thu dọn sạch ống tiêm tại các điểm đối tượng nghiện ma túy bọ lại.
9. Bốn hộ gia đình ở thôn Tân Tiến, xã đắk Ru đã bị Chủ tịch UBND xã đắk Ru ra quyết định cưỡng chế việc xây dựng nhà trái phép ở khu vực đối diện chợ mới đang xây dựng của xã. Sau đó, các hộ gia đình trên đã khởi kiện quyết định của xã đến Toà án nhân dân và đã bị Toà án nhân dân xét xử huọ· bọ quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND xã; nhưng các hộ gia đình bị cưỡng chế nêu trên vẫn chưa được đền bù thiệt hại theo Quyết định, Bản án có hiệu lực của Toà án. Cử tri đề nghị UBND huyện và các cơ quan chuyên môn kịp thời có biện pháp xử lý và yêu cầu Chủ tịch UBND xã đắk Ru bồi thưọng thiệt hại cho các hộ gia đình trên.
Trả lời:
đối với vấn đề trên, hiện nay Tòa án nhân dân huyện đắk R’lấp và Thanh tra tỉnh đắk Nông đang xem xét giải quyết nhằm bồi thưọng thiệt hại cho các hộ gia đình trên theo quy định.
10. Cử tri huyện đắk Rlấp kiến nghị: Hộ gia đình ông Nguyễn Văn đức ở thôn Tân Bình, xã đắk Ru chỉ có hai bố con, bản thân ông đức bị bệnh hiểm nghèo, không nhà ở, phải nhọ hàng xóm nhưng không được ban tự quản thôn đưa vào danh sách bình xét hộ nghèo. Vì vậy cử tri đề nghị UBND huyện và các cơ quan chuyên môn quan tâm đến hoàn cảnh của gia đình ông Nguyễn Văn đức.
Trả lời:
Hộ ông Nguyễn Văn đức thôn Tân Bình, xã đắk Ru là hộ nghèo được phê duyệt trong danh sách hộ nghèo thôn Tân Bình, xã đắk Ru năm 2010. Hiện ông Nguyễn Văn đức được hưởng các chế độ an sinh xã hội dành cho hộ nghèo theo quy định.
Trên đây là Báo cáo tổng hợp trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ II, Hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo để cử tri được biết, còn một số ý kiến chưa hoàn thiện, UBND tỉnh sẽ bổ sung sau khi nhận được ý kiến của các đơn vị gửi về (UBND huyện đắk Mil, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng; Công an tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)./.
 
Nơi nhận: TM. ủY BAN NHÂN DÂN
KT. CHủ TỊCH
PHÓ CHủ TỊCH
 
 
 
 
                              Nguyễn Bốn                           
- Như trên:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã;
- Ngân hàng NN&PTNT;
- Chánh VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KHTH-Ph.
 
 Tags: lĩnh vực
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập106
  • Hôm nay2,908
  • Tháng hiện tại54,278
  • Tổng lượt truy cập41,122,081
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây