Lịch sự và tế nhị

Thứ bảy - 17/03/2012 21:16 3.880 0
Lịch sự và tế nhị, đó là một vấn đề cuộc sống và hết sức... nhạy cảm.

 
Có người cho rằng cuộc sống hiện nay là thời buổi cơ chế thị trường đồng tiền đã chi phối mọi hành vi nên con người đối xử với nhau không còn lịch sự và tế nhị nữa. Thực ra không phải như vậy. Phép lịch sự và sự tế nhị thuộc về đạo đức, và nhân cách của một con người. Tính e dè là một tình cảm bình thưọng của con người, là chất liệu tạo thành phép lịch sự và sự tế nhị. đó là về mặt nội dung, còn về hình thức thì đó là tiếng nói và lý trí của lòng tốt con người. Những người tự cao, tự đại thì không có nhiều chất lịch sự và tế nhị, vì ở họ không có sự tương quan giữa khả năng và quyền lợi của mình với khả năng và quyền lợi của người khác. Điều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình đừng làm cho người, điều đó được xem là tiêu chuẩn để làm thước đo phép lịch sự và sự tế nhị.
 
Người biết cách cư xử lịch sự, tế nhị sẽ mang lại sự hòa thuận vui vẻ với mọi người xung quanh. Khi xảy ra sự việc xích mích hay xung đột, người biết cách cư xử lịch sự, tế nhị họ thưọng nhận lỗi về phần mình. Bởi họ thuộc lòng câu ngạn ngữ: "Một bước lùi bằng mười bước tiến". Họ kìm nén sự nóng giận của mình và dùng những lời lẽ thật tế nhị để thuyết phục người khác thấy rõ lỗi đó thuộc về ai. Họ biết tự trách bản thân mình vì họ hiểu rằng: "Nhân vô thập toàn" không có ai là người hoàn hảo cả. Họ lấy câu: "Tiên trách kọ·, hậu trách nhân" làm kim chỉ nam cho cách sống của mình. Ngoài ra họ luôn luôn biết cách giữ thể diện cho người khác, bởi vì chỉ khi họ tôn trọng người khác thì người khác mới tôn trọng họ. Khi người khác tọ ra nóng nảy lớn tiếng thì người có phép lịch sự và tế nhị tìm cách xoa dịu sự nóng nảy của họ cũng như chính bản thân mình bằng nụ cười tươi chân tình, hay nói những câu dí dọm, hài hước để cả hai cùng biết thông cảm nhau hơn. Họ thưọng là người bình tĩnh trước mọi tình huống, không thể hiện một chút tự ái hay sự nông nổi của mình mà làm xúc phạm tới người khác. Họ luôn tọ ra thật nhã nhặn, khiêm tốn. Chính thái độ ôn hòa của họ đã dễ dàng thuyết phục được những người xung quanh.
 
Phép lịch sự cần cả sự lặng lẽ, đó là điều cần nhớ. Tế nhị là ý thức về mức độ trong tất cả mọi lãnh vực chứ không chỉ trong cử chỉ xã giao. Phép lịch sự và sự tế nhị không bao giọ là sự giả dối, thủ đoạn, bởi những điều đó mọi người khinh ghét nhất. Giữa lịch sự, tế nhị với sự khôn vặt, giả dối có một lằn ranh nhất định. Bởi phép lịch sự, tế nhị đi liền với sự chân thành và lòng tôn trọng người khác. Còn khôn vặt và giả dối là sự kỹ xảo trong cuộc sống. Người lịch sự, tế nhị cũng là người khiêm tốn. Không kín đáo đến mức khó hiểu, biết im lặng khi cần thiết. không tò mò thóc mách, không chế giễu người khác trước mặt cũng như sau lưng. Tuyệt nhiên lịch sự, tế nhị không đối lập với lòng can đảm đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải, đặc biệt là đối với những vấn đề lập trường, quan điểm sống, quan điểm đạo đức. Biết phản ứng đúng lúc đối với những điều xúc phạm con người. Vì đó là phép lịch sự, tế nhị với yêu cầu cao nhất, chứ không cần sự lịch sự, tế nhị bao che, giản đơn.
 
Con người sống lịch sự, tế nhị bao giọ cũng mang vẻ đẹp của lòng nhân hậu, tinh thần cao thượng và sự hiểu biết giàu có trong đọi sống của mình.
 
Hoàng Bích Hà

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay1,038
  • Tháng hiện tại64,126
  • Tổng lượt truy cập41,348,326
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây