|
Mặc dù cây khoai lang giống Nhật Bản là mặt hàng nông sản có giá trị cao của tỉnh, nhưng hiện phần lớn nông dân gắn bó với loại cây này vẫn "tự bơi" trong sản xuất và không hề biết gì về việc liên kết giữa "4 nhà" |
Theo đó, sau 10 năm thực hiện Quyết định số 80/2002/QÃ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng nông sản thông qua hợp đồng thì lúa hàng hóa tiêu thụ qua hợp đồng mới đạt 2,1%, chè: 9%, cà phê: 2,5%, rau quả: 0,9%, thủy sản: 13%, gỗ: 16,7%... Trong khi mục tiêu ban đầu là đến năm 2005 thì cả nước có ít nhất 30% và năm 2010 có ít nhất 50% số lượng nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng. Sở dĩ kết quả của việc tiêu thụ hàng nông sản thông qua hợp đồng trong cả nước đạt thấp là do mối liên kết giữa Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông còn lọng lẻo.
"Mạnh ai người ấy làm" Phát biểu tại Hội thảo liên kết "4 nhà" vừa mới được Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức, Tiến sỹ Ãinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cho biết: "Quá trình triển khai chương trình liên kết "4 nhà" trong sản xuất nông nghiệp thì hoạt động này chưa đạt như mong muốn. Trước hết, Nhà nước chưa thể hiện được vai trò đầu tàu, nhất là trong đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật. Hiện tại, một số địa phương chỉ tập trung tăng sản lượng nông sản bằng việc sử dụng hóa chất mà không chú ý đến phát triển chất lượng, khiến cho hiệu quả sản xuất đạt thấp. Ãối với nhà khoa học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh của nông dân, doanh nghiệp. Trong 10 năm qua, Nhà nước đã đầu tư 1.000 tọ· đồng để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan nghiên cứu thuộc ngành nông nghiệp, nhưng qua đánh giá, cả nước chỉ có dưới 10% số tổ chức khoa học công nghệ nông nghiệp ngang tầm khu vực... Với các doanh nghiệp cũng chưa thể hiện được nhân tố chủ động trong việc liên kết "4 nhà" để tạo ra nền sản xuất kinh doanh nông nghiệp giá trị cao. Sự liên kết tiêu thụ hàng nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân thưọng qua thương lái".
Tại tỉnh ta, ông Nguyễn Tất Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Tất Thắng (Chư Jút) nêu dẫn chứng: "Hiện nay, mô hình liên kết "4 nhà" doanh nghiệp đang thực hiện gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, đơn vị đang triển khai liên kết trồng đậu phộng vụ đông xuân ở huyện Krông Nô, Chư Jút nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Trước hết là tính hợp tác giữa nông dân, doanh nghiệp không cao, trong khi sự hỗ trợ của Nhà nước, nhà khoa học lại chưa đến hai đối tượng này. Chính vì vậy, nhiều hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ dễ bị phá vỡ".
Còn theo ông Ãinh Xuân Thu, Chủ trang trại Thu Thủy (Ãắk Song) thì người nông dân rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp trong phát triển sản xuất. Thế nhưng, vấn đề này thời gian qua lại triển khai chưa được nhiều. Trong lúc nhiều nông dân rất cần vốn sản xuất, nhưng họ lại khó tiếp cận ngân hàng vì không có Nhà nước bảo lãnh. Ãó là chưa nói đến sự hỗ trợ của nhà khoa học đối với nông dân thì còn ít hơn nữa… Cứ thế, tình trạng mạnh ai người ấy làm vẫn thưọng xảy ra trong liên kết "4 nhà".
"4 nhà" phải bắt tay Ãể giải quyết sự rọi rạc của "4 nhà" trong liên kết sản xuất nông nghiệp, Tiến sỹ Ãinh Thế Hiển cho rằng, Ãắk Nông cần cụ thể hóa bằng các mô hình chuyên biệt theo từng loại nông sản như gạo, hồ tiêu, cà phê. Ãó là Nhà nước hình thành vùng chuyên canh có lợi thế với sự tham gia của doanh nghiệp đầu mối, nhà khoa học và nông dân.
Trong quá trình liên kết thì Nhà nước phải đóng vai trò hoạch định hỗ trợ phát triển và không nên tham gia sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn nhà khoa học tập trung tăng năng suất cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu; nhà doanh nghiệp gia tăng hợp tác, hình thành chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng giữa nông dân, doanh nghiệp. Riêng nhà nông thì cần phải chủ động liên kết với nhau theo vùng sản xuất, tránh thụ động, riêng lẻ khi hợp tác với doanh nghiệp thông qua hợp đồng.
Cũng liên quan đến việc giải "nút thắt" trong liên kết "4 nhà", Thạc sỹ Nguyễn Duy Phương, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) chỉ ra: "Trước thực tế là hàng hóa nông sản ở nước ta mua-bán chủ yếu tự phát, qua nhiều khâu trung gian, nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của cả nông dân, doanh nghiệp. Vì vậy, chọn giao dịch hàng hóa thông qua sàn giao dịch cũng là một phương thức rút ngắn khoảng cách giữa nông dân, nhà doanh nghiệp. Từ sàn giao dịch hàng hóa, nông dân sẽ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, còn doanh nghiệp cũng ít bị rủi ro hơn vì biến động giá cả đã được bảo hiểm giá…"
Liên quan đến việc thực hiện chương trình liên kết "4 nhà" trong sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Ãức Luyện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: "Muốn tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp thì việc thực hiện chương trình liên kết "4 nhà" là rất cần thiết. Tuy nhiên, để triển khai được chương trình này, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, nhà khoa học thì chính các doanh nghiệp, nông dân sẽ phải là những nhân tố chính trong suốt quá trình thực hiện. Tỉnh cũng rất hoan nghênh và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân thực hiện chương trình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản ở địa phương".
Có thể nói, việc thực hiện liên kết trong sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản ở tỉnh ta, thời gian qua đã được triển khai. Thế nhưng, với sự rọi rạc của "4 nhà" dẫn đến chương trình này chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi. Hi vọng, một khi có sự nhìn nhận khách quan, nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm trong liên kết sản xuất nông nghiệp giữa "4 nhà" thì nhiều sản phẩm nông sản ở tỉnh ta sẽ có thương hiệu, chỗ đứng trong thị trường hàng nông sản cả nước.
Bài, ảnh: Công Tính