Lo lắng cho hoạt động các tập đoàn kinh tế

Chủ nhật - 10/06/2012 09:23 1.455 0
đề nghị đặt các tập đoàn kinh tế Nhà nước dưới sự giám sát đặc biệt của Quốc hội, đưa dự án Luật Kinh doanh vốn Nhà nước vào chương trình chính thức của năm 2013

 

đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng do Chính phủ soạn thảo đã được Quốc hội (QH) dành trọn cả ngày 8-6 "mổ xẻ" tại hội trường. Vấn đề then chốt của đề án này là tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) (trọng tâm là DN Nhà nước - NN), tái cơ cấu đầu tư (trọng tâm là đầu tư công) và tái cơ cấu thị trường tài chính (trọng tâm là các ngân hàng thương mại).
Sơ hở trong quản lý doanh nghiệp Nhà nước
Mặc dù ủy ban Kinh tế của QH đã đề xuất không tiếp tục để DNNN thực hiện nhiệm vụ là công cụ của Nhà nước để điều tiết vĩ mô, chỉ đầu tư trong các lĩnh vực mà khu vực tư nhân không làm được nhưng đại biểu (đB) Phạm Văn Hồ (Phú Yên) vẫn cho rằng "giảm" vai trò của DNNN như vậy là chưa thọa đáng. Bởi lẽ, không có lĩnh vực nào tư nhân không làm được nếu có chính sách ưu đãi.
đBQH Lê Thị Nga (Thái Nguyên) kiến nghị Chính phủ kiểm kê lại vốn,
tài sản tất cả các tập đoàn kinh tế, tạm dừng thành lập các tập đoàn mới. Ảnh: TTXVN
Cùng mối băn khoăn có nên để DNNN tiếp tục giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế hay không khi nhiều DN đang làm ăn thua lỗ, đB Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) nhận xét trong đề án này vẫn nhìn thấy bóng dáng kinh tế bao cấp, chưa thấy yếu tố thị trường. "Như vậy, vẫn có thể tiếp diễn tình trạng nuông chiều DNNN. đây là một thiếu sót, phải đặt DNNN vào môi trường kinh doanh bình đẳng như các DN khác" - đB Tuân đề nghị.
đB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) dẫn chứng nhiều số liệu và căn cứ để minh chứng cho hoạt động không hiệu quả cũng như sự kiểm soát thiếu chặt chẽ của Chính phủ tại các tập đoàn kinh tế. Từ thực tế đổ vỡ và sai phạm của một số tập đoàn đã cho thấy rõ ràng thể chế pháp lý cho tập đoàn kinh tế đang có nhiều bất cập, có thể tạo ra khả năng sai phạm, thất thoát không chỉ ở riêng những nơi đã đổ vỡ hoặc đã được thanh tra.
Không thể nói thể chế quản lý tập đoàn đã thành công khi vừa qua, các bộ quản lý chuyên ngành vẫn có thể viện dẫn văn bản để không phải chịu trách nhiệm, hoặc việc để thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn đang bọ lửng.
đB Nga lưu ý vấn đề này phải được quan tâm đặc biệt khi tái cơ cấu kinh tế, đồng thời kiến nghị Chính phủ tạm dừng ngay việc thành lập tập đoàn kinh tế, kiểm kê lại vốn, tài sản tại tất cả các tập đoàn xem còn bao nhiêu, lỗ và thất thoát bao nhiêu, phương án xử lý và làm rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo QH. đB Nga cũng đề nghị đặt các tập đoàn kinh tế dưới sự giám sát đặc biệt của QH, đưa dự án Luật Kinh doanh vốn Nhà nước vào chương trình chính thức của năm 2013.
Chưa rõ kinh phí thực hiện
Một trong những điểm khiến nhiều đBQH còn băn khoăn khi tái cơ cấu nền kinh tế là Chính phủ chưa xác định rõ cả về dự toán và nguồn kinh phí thực hiện.
Ví quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giống như tháo rọi một cỗ máy ra để lắp lại theo cấu trúc mới, đB Trần Văn (Cà Mau) khẳng định trong quá trình ấy, nền kinh tế có thể lâm vào tình trạng bị suy giảm, thu hẹp ngành nghề, làm phát sinh các chi phí an sinh xã hội. Do đó, cách đặt vấn đề của Chính phủ - chi phí tái cơ cấu chủ yếu từ DN - là chưa thuyết phục.
Theo đB Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM), nếu không định lượng được chi phí và cái giá phải trả cho tái cơ cấu, sẽ không thể đánh giá ảnh hưởng đến ngân sách và có kế hoạch phân bổ phù hợp trong nhiều năm. đB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) dứt khoát yêu cầu tái cơ cấu không được để người dân tái nghèo và phải có chính sách, kinh phí chăm sóc người lao động mất việc.
Giải đáp những băn khoăn của đBQH, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương đình Huệ cho biết cùng với đề án tổng thể này, Chính phủ còn giao các bộ, ngành xây dựng các đề án thành phần. Bộ Tài chính có đề án tái cơ cấu DNNN và thị trường chứng khoán. Trong đó, nguồn lực tái cơ cấu DNNN sẽ lấy kinh phí từ quỹ hỗ trợ sắp xếp phát triển DN, từ công cụ mua bán nợ, cổ đông chiến lược nước ngoài và vay ODA.
Thanh tra 9 ngân hàng yếu kém
Về phía Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại triển khai từ tháng 2 - 2012 đến nay vẫn tiếp tục thực hiện theo lộ trình đã đề ra cho năm 2012. đã có 9 ngân hàng yếu kém được thanh tra toàn diện và tiến hành kiểm toán độc lập. Chính phủ đã thông qua phương án xử lý của 2 ngân hàng, trong tháng 6 sẽ thông qua kế hoạch tái cơ cấu của 7 ngân hàng còn lại.
đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký tham gia mua cổ phần tại các ngân hàng được tái cơ cấu, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là ưu tiên cho nhà đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ can thiệp vào quá trình này thông qua góp vốn mua cổ phần của các ngân hàng thương mại và thành lập công ty mua bán nợ.
 
TÔ HÀ

Ý kiến bạn đọc
 
  • nguyễn xuân trường
    09/06/2012 07:46

    đối với mỗi doanh nghiệp nhà nước, nếu cho chụp chiếc vòng kim cô vào người đứng đầu thì chắc chắn sẽ không có Vinashin, Vinalines ... cho dù chúng có trốn ở đâu, bất cứ ngóc ngách nào thì khi niệm chú chúng cũng phải mò về. đối với những doanh nghiệp được chụp vòng kim cô, cứ 6 tháng đến 1 năm lại niệm chú một lần xem vòng kim cô còn ở trên đầu không. Vì sao Tôn ngộ không phải đeo vòng kim cô còn Trư bát giới và Sa tăng lại không bị đeo, đây cũng là một bài học trong cách quản lý con người. Xin hoan nghênh ý kiến phát biểu của đB Lê Thị Nga (Thái Nguyên), bà nói rất đúng trọng tâm và có một cái nhìn vĩ mô về nền kinh tế của chính phủ hiện nay.

  • Bùi đức Lộc
    09/06/2012 09:42

    "...Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương đình Huệ cho biết cùng với đề án tổng thể này, Chính phủ còn giao các bộ, ngành xây dựng các đề án thành phần. Bộ Tài chính có đề án tái cơ cấu DNNN và thị trường chứng khoán. Trong đó, nguồn lực tái cơ cấu DNNN sẽ lấy kinh phí từ quỹ hỗ trợ sắp xếp phát triển DN, từ công cụ mua bán nợ, cổ đông chiến lược nước ngoài và vay ODA". Như vậy là đại biểu của dân chỉ được thảo luận "đề án tổng thể", còn đề án thành phần thì miễn bàn tại Quốc hội. Vai trò của quốc hội trong việc giám sát khi những đề án thành phần không được thảo luân sẽ ra sao?

  • MINH TRÍ
    10/06/2012 15:12

    TÁI CÆ  CẤU Nọ€N KINH TẾ GẮN CÆ  CHẾ GIÁM SÁT TẬP đOÀN KTNN đối với nền kinh tế của nước ta thì doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, do vậy tái cơ cấu nền kinh tế cần thiết phải tái cơ cấu mô hình doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là việc cần làm ngay. Thực hiện tái cơ cấu nên với quan điểm là không phân biệt quy mô của Ngân hàng thương mại, DNNN, quan trọng nhất là Ngân hàng thương mại, DNNN đang tồn tại phải hoạt động an toàn về vốn, lành mạnh không tiêu cực và kinh doanh có hiệu quả. Trong những năm qua cũng có nhiều tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh có hiệu quả đóng góp cho ngân sách nhà nước chiếm tọ· lệ lớn trong khọan thu ngân sách nhà nước, tuy nhiên vẫn còn những tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh kém hiệu quả để thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, điển hình như tập đòan Vinashin, Vinalines từ Chủ tịch hội đồng quản trị , Tổng giám đốc, kế tóan trưởng vv… bị sai phạm trong quá trình quản lý kinh doanh, làm thất thóat tiền nhà nước, đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố đưa ra xét xử , những việc làm trên đã gây mất niềm tin của người dân đối với các tập đòan doanh nghiệp nhà nước. Điều đó thể hiện qua khảo sát do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và WB, sứ quán Ireland tổ chức công bố khảo sát "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt - CAMS 2011". Có đến 70% dân số không hài lòng với sự đóng góp của doanh nghiệp nhà nước. để củng cố niềm tin cho người dân đối với các tập đòan nhà nước, tin vào sự lãnh đạo của đảng và Nhà nước , tin vào chế độ ưu việt của nước ta, không có cách nào hơn phải kịp thời tái cơ cấu nền kinh tế của nước ta hiện nay. Tái cơ cấu mang ý nghĩa là sửa chửa những yếu kém trong thời gian vừa qua, tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan để có hướng khắc phục để tập đòan doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát triển, phù hợp với nền kinh tế thị trường đang tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới. Trước tiên cần phân lọai các đơn vị doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh có hiệu quả nên tiếp tục duy trì từng bước cổ phần hóa. Không nên có quan điểm do tái cơ cấu nên phải nhập vào, đối với nền kinh tế không phải là làm bài tóan phép cộng là xong. Có thể có doanh nghiệp, ngân hàng hiện nay với quy mô nhọ đang làm ăn kinh doanh có hiệu quả, nhưng đến khi nhập vào với đơn vị khác tạo ra quy mô lớn hơn, nhưng chưa chắc kinh doanh có hiệu quả. đối với các đơn vị tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh bị thua lỗ thất thóat ngân sách quá lớn , việc đầu tiên phải thay ngay các vị lãnh đạo tập đòan, tổng giám đốc .Cần thiết xem lại quy mô của tập đòan hiện nay có phù hợp hay không? Nếu không phù hợp có thể giải thể , để lại các thành viên doanh nghiệp trực thuộc nếu họat động kinh doanh tốt được tiếp tục tồn tại. Nhà nước cần tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh , làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm tổng giám đốc hay giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bọ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao. Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đòan , doanh nghiệp , hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đóan của mình làm thiệt hại thất thóat về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất . đối với các Bộ ban ngành có chức năng phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh , nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngòai ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước , kiểm tóan nhà nước, các ủy ban của Quốc hội cần có chương trình tăng cưọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh. đơn vị hàng năm phải chủ động thuê kiểm tóan độc lập trong và ngòai nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết tóan tài chính với Bộ chủ quản và Bộ tài chính cơ quan quản lý thuế. Trong những năm qua việc thanh tra, kiểm toán, giám sát của các bộ ban ngành có chức năng , của Quốc hội ít quan tâm đến hoạt động tài chính của các tập đòan đơn vị , để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thóat tiền nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay6,077
  • Tháng hiện tại57,447
  • Tổng lượt truy cập41,125,250
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây