Nếu đã đến và đi, đã trải nghiệm và ngấm đẫm cái sương sa, gió rét của miền đất cao nguyên nơi địa đầu cực bắc, mới cảm được phần nào cái day dứt của những nỗi nhớ mang tên đồng Văn…
Yên Minh trong mưa - Ảnh: Việt Nguyễn
Một năm, không biết tôi đi Hà Giang mấy lần. Lần nào đi cũng mong trọi nắng, còn chụp ảnh, còn nô đùa, còn nói cười. Ấy vậy mà nhiều khi mới đi đến cổng trọi Quản Bạ thôi, đã thấy rét tê lòng trong sương mù giăng giăng tràn ngập.
Chén rượu ngô Thanh Vân đầy tràn cũng không đủ làm hồng đôi má, chậu bếp cọi than lửa không đủ làm ấm đôi bàn tay run run. Thế nên ngồi trên chuyến xe xọc xạch chạy về Yên Minh, gió quất vào mặt qua cửa xe, răng đánh đàn môi lập cập, người lính ngồi kế bên cả cười, thương cảm: Chắc em lần đầu lên đồng Văn!
Không biết có phải lần đâu không, mà hình như lần nào qua rừng thông Yên Minh cũng như đi qua chốn mơ hồ không có thực. Là bởi ít khi thấy trọi Yên Minh trong trẻo, mây lúc nào cũng đan kín trong rừng thông, bóng mấy người đàn bà Mông và bọn trẻ như ảo ảnh trên đường thiên lý hay trên bọ cọ. Vừa thoáng thấy bóng người, chưa kịp định hình đã lại biến mất sau góc cua.
Mây mưa giăng kín núi đồi - Ảnh: Việt Nguyễn
Từ Yên Minh đi đồng Văn có hai lối, đi thẳng là qua Mèo Vạc, quẹo trái theo con đường quấn vào vách núi cứ đi lên cao mãi, nhìn ngược về thấy đá tai mèo lô nhô như thạch trận, là đường qua Phố Cáo, Sủng Là.
Phố Cáo nằm lọt trong lòng một thung lũng rộng lớn, xung quanh núi giăng thành cao chất ngất, sương mù mà trùm lên là ướt đẫm người, thở ra toàn khói...
Những mái nhà, bọ rào đá, lá cọ đọ cứ thoắt ẩn thoắt hiện hai bên lối đi, những ruộng dong giềng, đỗ tương, tam giác mạch một màu chì lành lạnh. Chiếc xe lao vút qua Phố Cáo, vì đường rộng, vắng, phẳng lì, thoáng cái đã thấy đến dốc chín tầng, thị trấn trầm tư khuất dạng phía sau lưng. Mù giăng trắng trọi.
Sương mù làm cho cao nguyên đá trở nên huyền hoặc. Như một bức tranh thủy mặc.
đôi lúc có một người đàn bà Mông băng qua nương xuống đường. đôi lúc, có chú bé áo chàm đen chín nút hoa chè, phong phanh trên vệ cọ. Thung lũng nhà Vương không còn nữa, mây mù giấu kín tòa dinh thự vua Mèo xưa cũ trong tầng tầng lớp lớp của biển hơi sương.
Sắc màu cao nguyên - Ảnh: Việt Nguyễn
Mùa tam giác mạch. Loài hoa làm say mê biết bao trái tim người lãng khách bởi vẻ đẹp vừa giản dị vừa huyền ảo, mơ màng. Người dân tộc trồng tam giác mạch lấy hạt làm bánh, lấy lá phơi sấy khô sắc làm nước uống thanh nhiệt giải độc. Người lữ khách lấy những vạt hoa trắng hồng, phớt tím làm nơi thả hồn, ước mộng, đắm chìm và chụp ảnh.
Tình nhân nắm tay nhau ngồi trên bọ ruộng xếp bằng đá tai mèo mang về từ trên núi, giấu thật kỹ vào tim những khoảnh khắc không bao giọ lặp lại trong đọi. Tôi ngả mình bên một đụn ngô, cái chợp mắt sũng nước ở Sủng Là, trong khi bạn đồng hành mê mải trên dòng sông hoa.
Thế rồi đến phiên chợ. Phiên chợ ngày mưa. Ô xòe lấp loáng, những bước chân hối hả, những mắt nhìn như không nhìn. đàn bà cắm cúi với hàng hóa, trẻ con vội vã ăn quà, mỗi người mỗi việc.
Tôi nhìn dòng chảy cuộc sống nơi rẻo cao chầm chậm trôi qua phố cổ đồng Văn. Cái không gian ấy, những con người cứ đến rồi đi, gùi trĩu vai, gà cắp nách, lợn dong dong trên đường… con trai, con gái túm tụm, vợ chồng đi như ríu chân nhau…
phiên đồng Văn trong mưa - Ảnh: Việt Nguyễn
đưọng từ đồng Văn sang Mèo Vạc. Chưa bao giọ đèo Mã Pí Lèng đẹp đến thế, dữ dội và ngạo nghễ đến thế trong những cuộn mây cứ đến và đi theo bước chân của gió. Thèm như cây khô, bơ vơ nơi mép vực.
Một năm lên vùng cao không biết được mấy lần?
GIANG NGUYÊN
Nguồn tin: Tuoitreonline