|
Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công thương Đinh Thế Phúc |
Chưa có đề nghị tăng giá điện
Phát biểu tại buổi họp báo thưọng kỳ tháng 3 của Bộ Công thương chiều 3/4, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đinh Thế Phúc cho biết, đến nay Cục vẫn chưa nhận được đề nghị hay phương án tăng giá điện nào của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo đó, việc tăng giá điện phải tuân theo quy định tại Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ cũng như Thông tư 31 hướng dẫn của Bộ Công thương.
động thái của EVN cũng như của Chính phủ với điều hành giá điện thời gian này đang là một vấn đề được cả dư luận lẫn báo chí dành sự quan tâm đặc biệt, do theo quy định, cứ sau 3 tháng thì Tập đoàn này được phép kiến nghị điều chỉnh giá điện 1 lần.
Lần tăng giá điện gần nhất là hôm 20/12 năm ngoái với mức điều chỉnh 5%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong 3 tháng đầu năm vẫn giữ được đà tăng thấp. Tuy nhiên, đà tăng này không bền vững khi áp lực giá xăng dầu vẫn còn lớn, và đặc biệt là kỳ tăng giá điện lại sắp đến gần. Ngoài ra, những yếu tố khiến giá lương thực, thực phẩm (chiếm 40% rổ tính giá) chững lại sẽ dần được khắc phục.
"Không thể nói giá điện bình quân 2.000 đồng"
đáp lại những phản ánh về việc "EVN mua rẻ bán đắt nhưng vẫn than lỗ" và việc vì sao giá điện chỉ tăng 15,28% nhưng doanh thu 2011 của EVN tăng tới gần 27%, ông Phúc cho biết, đồng thời với mức tăng giá trên, thì sản lượng cũng tăng nên doanh thu tăng là điều có thể lý giải được.
"Làm phép tính sơ bộ, sản lượng tăng khoảng 10% cộng với tăng giá, nhân lên thì doanh thu tăng khoảng trên 26,5%. Doanh thu tăng như vậy là hợp lý" - ông Phúc cho hay.
Trước đó, theo thông tin đăng tải trên Tuổi trẻ mới đây thì doanh thu thuần của EVN năm 2011 đã lên tới khoảng 100.000 tọ· đồng, tương đương 5 tọ· USD. Trong khi đó, tại báo cáo tài chính của EVN, năm 2010 dù là năm lỗ đỉnh điểm của EVN, tuy nhiên do được tăng giá điện "kép", vừa tăng giá vừa thêm khung giá điện giọ cao điểm buổi sáng, doanh thu của EVN đã lên tới trên 90.800 tọ· đồng (trên 4 tọ· USD).
Như vậy, mức chênh có lớn (khoảng 1 tọ· USD) thì mức lãi của EVN vẫn là một mức "khủng".
Vị này cũng khẳng định, với thống kê năm 2010 có khoảng gần 30% các hộ là dùng dưới 100 số điện nên "không thể nói giá bình quân là 2.000 đồng/kWh". Kể cả việc các hộ bình thưọng chỉ dùng 200-300 số điện một tháng thì giá bình quân cũng không thể trên 2.000 đồng/kWh.
Tất nhiên, ông Phúc cũng loại trừ đến những trường hợp là có những hộ dùng quá nhiều, trên 1.000 số điện mỗi tháng.
Tuy nhiên, ý kiến của một chuyên gia từng làm cán bộ cao cấp của EVN lại cho rằng, với cơ chế hiện nay, giá điện thực chất 1kWh bao nhiêu chỉ EVN biết. Bởi danh nghĩa giá bình quân 1.304 đồng/kWh nhưng từ 150kWh trở đi giá có thể lên tới 2.000-2.060 đồng/kWh. Mà cơ cấu, tọ· lệ khách hàng dùng từ 150kWh trở lên bao nhiêu, kiểm toán vào cuộc khó biết bởi kiểm toán cũng chỉ soát xét trên hệ thống sổ sách của EVN, không thể kiểm tra hết cả 17 triệu hóa đơn khách hàng của EVN.
Tại buổi họp báo này, ông Phúc cũng khẳng định với số lượng các nhà máy đang cung cấp điện có tổng công suất lắp đặt khoảng 24.000 MW và tình hình trữ nước hiện nay thì năm nay EVN sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
à kiến bạn đọc
NÊN Điọ€U CHọˆNH KỊP THọœI QUYẾT đỊNH TRÃNH EVN Dọ°A DẪM đọ‚ Tđ‚NG GIà Điọ†N
Không thể vịn vào theo cơ chế thị trường, thì phải có lộ trình năm nào cũng điều chỉnh tăng giá điện là không đúng , vì điện cũng là thương phẩm cũng như các lọai hàng hóa khác, thì giá cũng phải có lúc lên lúc xuống theo quy luật của giá trị và quy luật của thị trường. Hoặc là lý do giá điện của nước ta hiện nay thấp hơn các nước trong khu vực, nên phải điều chỉnh giá tăng bằng họ, như vậy cũng không thuyết phục, vì như Trung quốc có thu nhập đầu người hơn ta gấp 4 lần , nếu giá điện tăng cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đọi sống của người dân. Tháng 2/2011 vừa qua Bộ công thương tham mưu cho chính phủ ban hành quyết định số 24 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường , như vậy có hợp lý hay không? Có lẽ người dân ai cũng biết qua theo dõi trả lời chất vấn kiến nghị của đại biểu, cử tri tại kỳ họp của Quốc hội về việc tăng giá điện, giá xăng dầu thì Lãnh đạo Bộ công thương đều có ý kiến bảo vệ quyền lợi đến cùng đến các doanh nghiệp nhà nước như điện , xăng dầu, chớ không nghĩ đến đọi sống khó khăn của người dân hiện nay. Vừa qua tập đoàn điện lực Việt nam có ý định đề nghị chính phủ điều chỉnh tăng giá điện , nhưng qua dư luận phản ánh ý kiến của người dân và qua phân tích của các chuyên gia kinh tế nên dừng lại. Tập đòan điện lực Việt nam từ trước đến nay bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất tiêu thụ điện như sắt thép, xi măng vv… nên đã bị lỗ , nay Tập đòan lại có phương án án tăng giá điện bắt người dân phải gánh mức giá điện bù chéo cho sản xuất là vô lý. Hiện nay Tập đòan đang độc quyền là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngòai như Trung quốc vv… Do bị ép giá , giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy, nên nhiều nhà máy sản xuất điện năng không phải do Tập đòan đầu tư bị thua lỗ, cuối cùng phải bán chuyển nhượng lại tòan bộ cổ phần cho Tập đòan, báo đài cũng đã phản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trả lời của ngành điện. Tập đòan cũng là người phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat, điều đó dẫn đến công tác quản lý tài chính dễ nhập nhằng , khó kiểm tra kiểm sóat , trong nhiều năm qua đã minh chứng cho việc này, đến khi có các bộ ngành các chức năng vào cuộc kiểm tra thanh tra người dân mới biết được họat động tài chính của tập đòan . đề nghị nhà nước không nên tiếp tục bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất sắt thép , xi măng nữa, nếu không ngành điện tiếp tục bị lỗ nữa , rồi lại nâng giá điện bắt người dân phải gánh chịu là rất vô lý. để tránh độc quyền của tập đòan điện lực Việt nam , đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tậpđòan, Tập đòan điện lực Việt nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi. Về lâu dài đề nghị các bộ ban ngành có chức năng, sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh quyết định 24 chính phủ cho hợp lý, tránh tập đoàn EVN dựa dẫm vào quyết định trên, để có cớ để tăng giá điện, ảnh hưởng đến đại đa số đọi sống khó khăn của người dân hiện nay.
MINH TRÃ