TPHCM rút kinh nghiệm "bài học" lụt Bangkok

Thứ hai - 09/04/2012 21:54 1.280 0
Nếu cứ phát triển theo các quy hoạch hiện nay, TPHCM sẽ đi vào "vết xe đổ" của Bangkok, tiến sĩ Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và Biến đổi khí hậu (WACC) thuộc đại học Quốc gia TPHCM đã đưa ra lời cảnh báo này tại cuộc họp sơ kết một năm thực hiện chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011- 2015 vào chiều 4-4.

Ngập nước do triều cưọng ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh. Ảnh: Kinh Luân

Trong bản tham luận của mình, ông Phi dẫn chứng những thiệt hại mà Bangkok phải gánh chịu sau chưa đầy một tháng bị ngập trong cơn lũ chưa từng có trong vòng 60 năm trở lại đây là 815 người chết, gần 13 triệu người bị ảnh hưởng, 930 nhà máy bị tê liệt khiến 600.000 chỗ làm bị đe dọa, tổng thiệt hại ước tính là 53 tỉ đô la Mỹ, đó là chưa kể 72 tỉ đô la để tái thiết, khắc phục thiệt hại…

Ông Phi giả định, nếu tai họa tương tự xảy ra, mức độ thiệt hại của TPHCM có thể sẽ ít hơn Bangkok vì thành phố này chưa phát triển nhiều ở vùng trũng thấp như quận 8... Tuy nhiên chẳng phải vì ít có nguy cơ ngập sâu mà các quận 1, 4, 5 và 6 lại không bị thiệt hại.

Qua khảo sát thực tế ở Bangkok, ông Phi đã đưa ra một bảng so sánh giữa hai thành phố, từ đặc điểm tự nhiên như địa hình, sông hồ… cho đến khả năng chống ngập với các hệ thống đê bao, trạm bơm, hồ điều tiết, cống thoát nước… và dựa vào đó ông đã đưa ra hai kịch bản khi TPHCM đối mặt với nguy cơ ngập do lũ.

Sau khi nghe bản tham luận của tiến sĩ Phi và ý kiến của nhiều cán bộ quản lý, chuyên viên…, Phó chủ tịch TPHCM Nguyễn Hữu Tín đồng ý đặt nguyên tắc "giảm thiểu thiệt hại chứ không chỉ giảm thiểu nguy cơ" lên hàng đầu, cụ thể là thành phố sẽ đầu tư xây dựng hành lang thoát lũ khẩn cấp để hạ thấp mực nước sông Sài Gòn, bố trí hệ thống sản xuất nông nghiệp có khả năng thích ứng với ngập cho vùng trũng, làm nhà tránh bão kiên cố và lắp cửa ngăn nước tự động cho các cao ốc, siêu thị ... để những dự án này sớm được triển khai, ông yêu cầu Sở Kế hoạch và đầu tư cùng Sở Nội vụ phải tích cực thúc đẩy tiến độ khảo sát, bố trí vốn, mọi thầu… cho dự án.

Bên cạnh việc giao trách nhiệm cho các sở ngành kiểm tra, xử phạt việc xả rác xuống kênh rạch, cống thoát nước và xử lý nghiêm các công trình xây dựng san lấp ao hồ… các cơ quan chức năng cũng được yêu cầu phải soạn thảo và ban hành sớm quy chế về "không gian dành cho nước", xây dựng quy trình vận hành hồ chứa, ưu tiên đầu tư cho công trình thoát nước và thiết lập hệ thống cảnh báo cùng quy trình ứng phó khẩn cấp.

TBKTSG

Ý kiến bạn đọc

GIẢI PHÁP Xọ¬ LÝ đọI VỊI TÃŒNH HÃŒNH NGẬP NƯỊC ọž TP Họ’ CHÍ MINH Năm 2011
vừa qua tình hình lũ lụt ở Bangkok kéo dài hơn 1 tháng, hầu như ngập cả thủ đô Bangkok nhưng khi nước rút đi giao thông vẫn bình thưọng, điều đó có thể khẳng định chất lượng các công trình giao thông chất lượng quá tốt, đây cũng là bài học kinh nghiệm học tập đối với nước ta trong việc nghiên cứu thiết kế và thi công các công trình giao thông đảm bảo chất lượng giống như Bangkok. Nghiên cứu về tình hình ngập nước ở thủ đô Bangkok và thành phố Hồ chí Minh hoàn toàn khác nhau, nên có giải pháp chống ngập úng khác nhau. ọž thủ đô Bangkok nằm trên trục dòng nước chảy của sông từ thượng nguồn , nếu lượng mưa quá nhiều từ đầu nguồn buộc phải tràn ngập cả thủ đô Bangkok như thời gian vừa qua , các nhà khảo sát nghiên cứu cần phải xây dựng một kênh dẫn đi ngang qua thủ đô , đảm bảo lượng nước đủ để thoát ra không còn bị ngập úng . Còn thành phố Hồ chí Minh thì nước ngập do thủy triều dâng tập trung ở các quận Thủ đức, quận Bình thạnh, quận 12…đồng thời do lượng nước mưa quá lớn các kênh dẫn thoát không kịp dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ. Trong thời gian vừa qua thành phố HCM tập trung đầu tư các tuyến đường giao thông , do phưọng này quận này mưa thưọng hay ngập úng, nên nâng cấp nền các tuyến đường cao hơn trước đây, nhưng không lưọng trước hậu quả , khu vực đường mới làm này không bị ngập, thì làm ngập đến các tuyến đường khác lân cận ở các phưọng khác, quận khác. Còn các đường ở các khu vực gần bọ sông do thủy triều lên thì các tuyến đường thưọng xuyên bị ngập úng, đã làm cho các tuyến đường này bị xuống cấp trầm trọng, chưa nói đến về mặt xã hội do nước ngập thưọng xuyên môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người dân. để có thể khắc phục lâu dài tình trạng ngập úng hiện nay thưọng xuyên xãy ra hàng năm, trước tiên cần phải tập trung ưu tiên đầu tư nâng cấp kênh đê bao ở các khu vực các quận thưọng bị thủy triều dâng , đây là việc hết sức cần thiết, nếu chống được tình trạng ngập úng này thì chắc chắn các tuyến đường giao thông sẽ không bị xuống cấp trầm trọng như hiện nay , đồng thời tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ được khắc phục , đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sức khoẻ cho người dân. Chú ý các tuyến đường gần bọ kênh đê bao có độ ẩm cao khi làm đường nên kết cấu bêtông hóa xi ment để chất lượng công trình được bền vững. Còn việc khắc phục các tuyến giao thông trong thành phố bị ngập do lượng mưa lớn , cần có hệ thống dẫn thoát nước của các tuyến đường đến các kênh trong thành phố như kênh Nhiêu lộc Thị nghè , kênh Ba bò vv…và các kênh này phải thưọng xuyên nạo vét không để nước lưu thông bị ách tắc. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên hy vọng sẽ khắc phục được tình trạng ngập úng hiện nay của thành phố Hồ chí Minh.
MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập187
  • Hôm nay4,657
  • Tháng hiện tại56,027
  • Tổng lượt truy cập41,123,830
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây