Nâng cao năng lực quản lý Dự án 3EM

Thứ sáu - 07/09/2012 05:33 1.759 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Có thể nói, qua thời gian triển khai cho thấy, để Dự án 3EM phát huy hiệu quả cao, ngoài yêu cầu về nguồn vốn đầu tư phải được bố trí kịp thời thì điều quan trọng không kém đó là công tác nâng cao năng lực quản lý dự án.





Cây hồ tiêu là một trong những cây trồng được Dự án 3EM chọn làm chuỗi giá trị để phát triển sinh kế cho đồng bào
 




Kết quả bước đầu
 
Theo báo cáo của Ban quản lý Dự án 3EM tỉnh thì trong 7 tháng đầu năm 2012, dự án đã giải ngân được gần 14 tọ· đồng; trong đó có hơn 11,7 tọ· đồng vốn vay, 1,2 tọ· đồng vốn viện trợ không hoàn lại và gần 1 tọ· đồng vốn đối ứng. Từ các chương trình tập huấn kiến thức khoa học, kết hợp hỗ trợ vốn vay… các địa phương đã từng bước đưa dự án vào phát huy trong đọi sống, sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số.
 
để phát triển kinh tế của người dân trong vùng dự án, qua nghiên cứu và khảo sát, dự án đã chọn ra các cây, con như cà phê, khoai lang Nhật Bản, hồ tiêu, cao su, bò, gà thả vưọn vào xây dựng kế hoạch đầu tư.
 
Theo đó, căn cứ vào điều kiện thực tế, Ban quản lý Dự án 3EM tỉnh, các huyện, xã trong vùng dự án đã chọn được những cây, con phù hợp với từng địa phương để tập huấn kiến thức chăm sóc và thành lập các tổ nhóm phát triển sản xuất.
 
đến nay, các địa phương đã thành lập được 95 nhóm cùng sở thích với 2.590 nông dân tham gia ở 5 xã điểm của 5 huyện trong vùng dự án. Việc thành lập các nhóm này là bước đi cần thiết nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong phát triển chuỗi giá trị cây, con, cũng như vay vốn ngân hàng và tham gia quyết định các chỉ tiêu kinh tế, xã hội cấp xã...
 
Bên cạnh đó, dự án còn tập trung nâng cao kiến thức, kinh nghiệm quản lý sản xuất cho hàng trăm cán bộ và nông dân; đưa nông dân, cán bộ học tập mô hình sản xuất thực tế ở các địa phương khác. Cùng với đó, công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cấp xã đã được triển khai thí điểm ở các xã đắk R’tíh (Tuy đức), Quảng Tín (đắk R’lấp), đắk Ha (đắk Glong), đắk N’Drung (đắk Song), đắk Sôr (Krông Nô) và được chính quyền, người dân tích cực tham gia.
 
Song song với công tác tập huấn kiến thức sản xuất, thông qua hội phụ nữ các cấp, các địa phương cũng đã thành lập được 54 nhóm tín dụng-tiết kiệm gồm huyện Krông Nô có 15 nhóm, đắk R’lấp: 9 nhóm, Tuy đức: 9 nhóm, đắk Glong: 10 nhóm, đắk Song: 11 nhóm với 886 thành viên tham gia, trong đó có 631 thành viên là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 71,22%.
 
được biết, các nhóm này đã tiết kiệm hơn 800 triệu đồng với mức cao nhất là 500.000 đồng/thành viên/tháng. Qua kiểm tra của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, đến nay, các địa phương trong vùng dự án đã có 17 nhóm tín dụng-tiết kiệm đủ điều kiện giải ngân vốn với số tiền tiết kiệm tích lũy là 280 triệu đồng và được vay vốn đối ứng hơn 1,4 tọ· đồng.
 
Theo bà đoàn Thị Lụa, Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Tuy đức thì ngoài các tổ, nhóm tín dụng-tiết kiệm đủ điều kiện giải ngân nguồn vốn đối ứng, trước đó, nhiều tổ, nhóm đã triển khai cho chị em vay vốn từ chính nguồn vốn đóng góp của mình để phát triển sản xuất.
 
Nâng cao năng lực quản lý dự án
 
Cũng theo Ban quản lý Dự án 3EM tỉnh, nhằm sớm đưa dự án phát huy hiệu quả cao, điều quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả hoạt động và trước hết phải củng cố bộ máy quản lý. Hiện tại, bộ máy quản lý Dự án 3EM từ tỉnh đến cơ sở đã được kiện toàn.
 
Các địa phương đã chủ động tuyển dụng nhiều cán bộ có chuyên môn vào dự án. đến nay, 5 huyện trong vùng dự án đã tuyển dụng được 13 cán bộ chuyên trách có kinh nghiệm trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, kinh tế… đưa xuống cơ sở để hỗ trợ cấp xã quản lý dự án.
 
Bên cạnh công tác kiện toàn bộ máy quản lý, việc nâng cao năng lực chuyên môn được Dự án 3EM triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Điển hình, dự án đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý tài chính, quản lý đầu tư và hướng dẫn phát triển sản xuất… cho tất cả cán bộ dự án.
 
Ngoài ra, quá trình giám sát, đánh giá bộ máy quản lý dự án, thời gian qua cũng được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, qua công tác đánh giá và giám sát, ngoài những kết quả đã đạt được thì việc triển khai Dự án 3EM vẫn còn bộc lộ không ít vướng mắc như quá trình phối hợp trong quản lý từ tỉnh đến cơ sở chưa có sự thống nhất cao.
 
Cán bộ hỗ trợ cấp xã hầu hết là cán bộ huyện kiêm nhiệm, nên hiệu quả hoạt động còn thấp. Nhiều trường hợp, cán bộ kiêm nhiệm của huyện hỗ trợ xuống xã không xuống cơ sở để giúp địa phương... dẫn đến việc triển khai Dự án 3EM ở một số nơi chưa đạt đúng kế hoạch.
 
Có thể nói, qua thời gian triển khai cho thấy, để Dự án 3EM phát huy hiệu quả cao, ngoài yêu cầu về nguồn vốn đầu tư phải được bố trí kịp thời thì điều quan trọng không kém đó là công tác nâng cao năng lực quản lý dự án. Vì một khi cán bộ quản lý cấp thôn, xã và ngay đến cấp huyện không được tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn sẽ rất khó quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả những nguồn vốn lớn đầu tư và hạ tầng trong khuôn khổ Dự án 3EM.
 
Bài, ảnh: Công Tính

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay2,275
  • Tháng hiện tại72,388
  • Tổng lượt truy cập41,252,989
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây