Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Júthttps://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Thứ hai - 10/10/2011 00:075.4480
Trúc đuôi phượng, theo tiếng Ê đê là"Jút" là cây đặc chỉ, mọc trong đồi sinh thái rừng khộp ở Tây Nguyên, nhiều nhất ở dọc sông Sêrêpôk (Chư Jút, Krông Nô) và một ít phân bổ ở Giai Lai, đắk Lắk trong điều kiện hết sức khắc nghiệt của "sinh thái rừng khộp"giao động nhiệt cao, đất có độ phong hóa rất thấp nên chủ yếu là sọi, đá sót, rất nghèo mùn và khô cằn.
Trong họ tre trúc hiếm thấy phân bổ ở các hệ sinh thái vùng, miền khác trong cả nước. Nếu như cây tre, cây trúc vốn là một trong những biểu trưng của văn hóa, cốt cách và tâm hồn người Việt Nam từ xưa nay, thì Trúc đuôi phượng có tính độc đáo, đặc sắc hiếm của nó, cả về diện mạo tự nhiên và mặt văn hóa có tính biểu trưng của nó: Cây có bộ lá kim rất độc đáo, kết thành từng chùm như lông chim phượng, chính bộ lá kim này giúp nó giữ được hơi nước tốt, chống chọi tốt với gió, nắng của khí hậu khắc nghiệt, bộ rễ rất khọe có khả năng bám vào đất đá sọi nghèo mùn, độc đáo hơn nữa đó là tầng cây trúc không mọc riêng lẻ mà khi lên cao lại đeo quấn vào nhau thành một bó chặt chẽ, nhìn từ xa nó như một thân cây to, quả là " kẻ quân tử " nhưng không cá nhân kiêu ngạo mà biết đoàn kết, nương tựa vào nhau mà để tồn tại trong môi trường đầy khắc nghiệt ấy. Toàn thân bụi trúc có dáng hình của một giọ hoa có hình đuôi phượng xanh tươi, mỹ miều đầy thướt tha và rung cảm trên núi đồi Tây Nguyên. Tiếng Ê đê (Chư là núi, Jút là Trúc) vì thế đã gọi vùng này là Chư Jút quả là sự độc đáo về văn hóa địa phương của vùng. Có lẽ, nghìn năm rồi, người bản địa ở đây đã chia sẻ, cảm thụ và gửi hồn mình vào đó.
Trúc đuôi phượng ở thác Trinh Nữ
Cây Trúc đuôi phượng ở Trúc Sơn - Chư Jút, Krông Nô thật xứng đáng để chọn làm biểu tượng văn hóa đặc trưng cho vùng phía Bắc tỉnh ta với nội hàm thật sâu đậm của nó.