Ấy thế nhưng nhiều năm qua tất cả các mặt hàng lớn, nhọ được tiêu thụ ở chợ ĐăkDrông chiếm đến 95% là hàng hoá được sản xuất trong nước. Đi tìm hiểu nguyên nhân thực tế về vấn đề này, chúng tôi được các tư thương đều nói thẳng :’’Gần như hàng ngoại không có ‘’chỗ đứng’’ trong chợ này, bởi trước giọ dân chê đắt không dùng’’. Ông Nguyễn Quốc Huy, chủ tiệm chuyên bán hàng điện tử, điện dân dụng gần cổng chợ, nhận xét rõ ràng hơn:
-Việc tin dùng hàng Việt có lẽ xuất phát từ việc… ngày xưa nghèo! Vì nghèo nên không giám mơ của đắt tiền! Thế nhưng khi dùng rồi mới biết hàng Việt không phải là ‘’tồi’’. Nhất là từ năm 2005 trở lại đây việc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong nước với nhau mà chất lượng mọi sản phẩm đều được nâng cao, mẫu mã đa dạng nên các thành phần từ nghèo đến khá giả, giàu có vẫn thích quen dùng.
Do đặc thù của công việc đang làm mà tôi thưọng đến tiếp xúc với dân trong địa phương, quả là hầu như tới 95% các vật dụng dùng trong số hộ tôi đã tới thăm từ nhọ như cái chén, cái tô đến đắt tiền như máy thu hình màu, tủ lạnh, vi tính, xe máy … đều là hàng được sản xuất tại Việt nam. Giải thích về việc này hầu hết mọi người dân đều có chung tâm trạng ‘’rẻ, bền, đẹp’’. Người nhìn xa hơn thì tâm sự:
-Riêng về chất lượng giữa hàng ngoại và hàng nội thì rất khó đem ra để so sánh chính xác, bởi cái gì cũng vậy, trong cái ưu vẫn tồn tại cái khuyết chứ chưa có mặt hàng nào được coi là hoàn hảo cả. Các cụ ta xưa đã đúc kết ‘’của bền tại người’’, chứ hàng ta, hàng Tây hay hàng Tàu thì nó cũng có tiêu chuẩn nhất định của nó. Thưọng giá cả song hành với chất lượng, nhưng ta phải khẳng định dù gì thì hàng ngoại cũng đắt hơn hàng nội nhiều bởi nó phải chi phí cho nhiều khâu nhập khẩu.
Dân quê tôi không có khái niệm ‘’Dùng hàng Việt là yêu nước’’ hay ‘’Ưu tiên dùng hàng Việt’’… bởi người ta đã tin dùng hàng Việt lâu rồi.
Song, các nhà sản xuất muốn để người tiêu dùng hiểu và tin dùng hàng của mình hơn nữa xin hãy chú tâm vào việc luôn làm ‘’tốt gỗ’’ và ‘’tốt cả nước sơn’’, bởi lúc nghèo thì dân cần ‘’ăn chắc, mặc bền’’, song khi có của ăn, của để rồi thì tâm lý ai cũng thích chuộng cả cái đẹp, cái bóng bảy nữa.