Sau những ngày lên nương, lên rẫy, chị H’Da lại ngồi bên khung cửi dệt các trang phục truyền thống của dân tộc mình. Với kỹ thuật dệt thổ cẩm khá điêu luyện, hiện nay, không những truyền dạy lại cho thế hệ trẻ mà chị còn thưọng được bà con, buôn làng cử đi tham gia các hội thi dệt trang phục truyền thống do huyện, tỉnh tổ chức. Thành tích mới đây của chị là giành giải nhất cuộc thi dệt trang phục truyền thống tại Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc tỉnh đắk Nông năm 2011. Chị H’Da cho biết: "Mỗi loại hoa văn có số sợi dọc, sợi ngang, kỹ thuật nâng và hạ sợi hoàn toàn khác nhau, đòi họi người dệt phải biết phối hợp nhịp nhàng mới có được một sản phẩm như ý. Những hoa văn gắn với thiên nhiên, đọi sống hàng ngày, được cách điệu một cách tinh tế nên người dệt phải có sự khéo léo cần thiết mới tạo được những bộ trang phục đẹp, thể hiện nét văn hóa truyền thống". Tương tự, đều đặn hằng ngày, bà H’Huệ cũng ở buôn Nui lại ngồi bên khung cửi để dệt các bộ trang phục truyền thống bằng thổ cẩm. Với hơn 40 năm theo đuổi nghề dệt, bây giọ bà H’Huệ còn đang ra sức truyền nghề cho con cháu cách dệt sao cho nhanh, đều, đẹp.
|
Dệt trang phục truyền thống của người Ê đê |
Có thể nói, việc giữ gìn và truyền nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê đê được xuất phát từ ý thức của mỗi gia đình. Mẹ sẽ truyền nghề cho con gái, rồi các chị em gái lại chỉ bày cho nhau cách dệt trang phục truyền thống. Cứ thế, kỹ thuật dệt được những người phụ nữ chỉ dạy cho những thành viên nữ trong gia đình từ khi còn nhọ. Theo những người già trong buôn thì cách truyền nghề này có liên quan đến nghi lễ cưới họi của người Ê đê. Người con gái trước khi lấy chồng phải tự tay dệt các tấm chăn, áo, khố bằng thổ cẩm để làm quà tặng họ hàng nhà chồng. Sự khéo léo và tính cách của người con gái được thể hiện và được đánh giá trên từng sản phẩm dệt đó. đây được xem là lí do mà hầu hết phụ nữ Ê đê đều biết dệt và dệt được tất cả những trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Bà H’Huệ cho biết: "Ngày xưa để có được bộ trang phục đầy đủ 4 màu truyền thống (đọ, đen, vàng, xanh, trắng) kết hợp hài hòa với nhau, thì người thiếu nữ không chỉ biết dệt mà còn phải dày công tìm các loại rễ cây về giã làm màu, để nhuộm sợi bông và dệt. Hiện nay, do có sợi công nghiệp nên phụ nữ chỉ cần ra chợ mua chỉ về dệt nên có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc giữ nghề và truyền nghề dệt truyền thống. Bên cạnh đó, từ việc dệt để dùng trong gia đình, nhiều hộ đã chuyển sang dệt các sản phẩm bán ra thị trường, nên góp phần giúp giữ nghề dệt truyền thống cũng như có thêm nguồn thu nhập đáng kể". Thực tế, qua tìm hiểu được biết, hiện tại, không chỉ có chị H’Da, bà H’Huệ mà còn có rất nhiều chị em ở buôn Nui vẫn ngày ngày dệt thổ cẩm để giữ nghề và truyền nghề dệt truyền thống cho con cháu. Vì vậy, nghề dệt thổ cẩm ở buôn Nui cho đến bây giọ vẫn gắn bó với từng nhịp sống của mỗi gia đình trong buôn. Sau mùa thu hoạch các phụ nữ, thiếu nữ lại ngồi bên khung dệt tạo nên một khung cảnh của một làng nghề truyền thống.
Theo thống kê, hiện nay, buôn Nui có gần 240 hộ dân với khoảng 1.800 nhân khẩu, đọi sống ngày càng khấm khá với thu nhập chính từ cà phê, sắn, tiêu... Điều đáng nói hơn nữa là toàn buôn hiện cũng có khoảng 70% hộ dân vẫn thưọng xuyên duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống, làm các sản phẩm như túi xách, váy, khố, chăn… để dùng trong gia đình và bán ra thị trường, có thêm nguồn thu nhập, nâng cao đọi sống.
Bài, ảnh: đức Hùng