Nguy cơ tiềm ẩn của thói quen dùng thuốc dễ dãi

Thứ ba - 29/05/2012 04:48 1.229 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Theo một khảo sát gần đây trên các bệnh nhân bị dị ứng thuốc điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, hơn 60% số bệnh nhân bị dị ứng do tự dùng thuốc, không theo đơn của bác sĩ.
 Ngoài ra, phần lớn bệnh nhân không biết mình được sử dụng những loại thuốc nào, tác dụng và độc tính ra sao, chỉ có khoảng 24% số bệnh nhân có thể nhớ và kể được hết tên của các loại thuốc mà mình đã sử dụng, 32% nhớ được một phần trong số các thuốc đã sử dụng và 44% bệnh nhân không biết và không nhớ mình đã sử dụng thuốc gì.

Những ca bệnh đau lòng

Thưọng xuyên bị say tàu xe, bà T., 62 tuổi, ở đông Triều, Quảng Ninh đã tự mua thuốc chống say tàu xe ở một hiệu thuốc nhọ gần nhà đó là một gói nhọ gồm 4 loại thuốc, không rõ tên và hàm lượng thuốc. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày sau khi uống cùng lúc cả 4 loại thuốc trên theo hướng dẫn của người bán thuốc, bà bắt đầu sốt cao 380C, trên da nổi nhiều đám ban đọ và bọng nước, rất ngứa và khó chịu. Sau đó, mắt và miệng của bà cũng bắt đầu bị viêm trợt và đau rát rất nhiều, cản trở việc ăn uống. Đi khám tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, bà được bác sĩ ở đây chẩn đoán là bị hội chứng Stevens-Johnson do dị ứng thuốc. Sau hơn 2 tuần điều trị tại bệnh viện, tình trạng dị ứng của bà T. đã dần ổn định và bà đã được xuất viện.

 áº¢nh chỉ mang tính chất minh họa (nguồn Internet)

Tương tự trường hợp của bà T., ông H., 58 tuổi, ở Thưọng Tín, Hà Nội cũng phải nhập viện tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán hội chứng Lyell do dị ứng thuốc, sau khi được một y tá gần nhà tiêm cho một loại thuốc kháng sinh không rõ tên để điều trị tình trạng viêm mũi họng. Tuy nhiên, không được may mắn như bà T., ông H. đã tử vong sau hơn 3 tuần điều trị tại bệnh viện do tình trạng bệnh quá nặng.

Trên đây chỉ là 2 trong số nhiều trường hợp bệnh nhân đã phải vào điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng do bị dị ứng và nhiễm độc thuốc, hậu quả đáng tiếc của thói quen sử dụng thuốc một cách dễ dãi, thiếu khoa học.

Dùng thuốc dễ dãi - tình trạng đáng báo động

Hiện nay, tình trạng sử dụng thuốc tùy tiện, không theo y lệnh và hướng dẫn của thầy thuốc mà theo kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn của người thân, người bán thuốc hoặc nhân viên y tế không có đủ trình độ và thẩm quyền kê đơn đang diễn ra hết sức phổ biến và đáng báo động, đặc biệt là ở những khu vực có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Bên cạnh đó, cũng có không ít cơ sở y tế tư nhân hoạt động không tuân thủ các quy định của Bộ Y tế như bán thuốc không có đơn hướng dẫn sử dụng, thuốc không có nhãn mác, không rõ tên, thành phần, hàm lượng, hạn dùng, sử dụng các thuốc tự pha chế, không khai thác kỹ tiền sử dị ứng của người bệnh trước khi kê đơn…
 
Một số nhà thuốc tư nhân thưọng tự chế sẵn các gói thuốc "thập cẩm" dùng trong một số chỉ định thông thưọng như chữa cảm cúm, viêm họng, chống say tàu xe… và bán theo yêu cầu của bệnh nhân. Phần lớn các thuốc trong những gói thuốc này không có đầy đủ nhãn mác và hàm lượng, hạn dùng, không ít loại được đưa vào một cách không cần thiết, làm tăng nguy cơ dị ứng, nhiễm độc và tương tác thuốc.

đáng ngạc nhiên là nhiều người bệnh, kể cả một số người có trình độ hiểu biết vẫn dễ dàng chấp nhận cách điều trị tùy tiện và thiếu khoa học như vậy. Bên cạnh sự hạn chế về hiệu quả lâm sàng, những kiểu điều trị này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như dùng sai chỉ định và làm bệnh nặng lên, gây tăng tình trạng kháng thuốc cũng như các phản ứng dị ứng, nhiễm độc và nhiều loại phản ứng phụ khác do thuốc, không ít trường hợp nguy hiểm đến tính mạng và để lại các di chứng lâu dài cho người bệnh. Một số người chỉ mắc những bệnh hết sức thông thưọng nhưng đã bị tử vong một cách oan uổng do dùng thuốc.

 Hồng ban đa dạng - Một biểu hiện của dị ứng thuốc.

Làm gì khi bị dị ứng thuốc?

Khi tình trạng dị ứng thuốc xảy ra, việc người bệnh không có những hiểu biết cơ bản về những loại thuốc mình đã sử dụng sẽ gây ra không ít khó khăn cho bác sĩ trong quá trình điều trị và tư vấn cho người bệnh. Nếu người bệnh không thể nhớ hoặc xác định được loại thuốc mà mình đã sử dụng trước khi bị dị ứng, thầy thuốc sẽ rất khó xác định nguyên nhân gây dị ứng, dẫn đến những khó khăn trong việc lựa chọn thuốc điều trị tình trạng dị ứng cho người bệnh, đặc biệt khi người bệnh bị các thể dị ứng nặng, có chỉ định dùng kháng sinh.
 
Ngoài ra, việc tư vấn cho người bệnh các loại thuốc cần tránh sử dụng sau này cũng khó có thể thực hiện được, điều này dẫn đến nguy cơ người bệnh có thể sẽ sử dụng lại loại thuốc mà mình đã từng bị dị ứng, khi đó phản ứng dị ứng chắc chắn sẽ lại xảy ra và mức độ thưọng nặng hơn so với lần dị ứng trước đó.

để có thể hạn chế tối đa những tác hại do thuốc đem lại, mỗi người hãy là một "người bệnh thông thái", có nghĩa là chỉ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn và y đức, luôn yêu cầu được biết tên, thành phần, tác dụng, độc tính và cách sử dụng của mọi loại thuốc mà mình được chỉ định. Cuối cùng, để giảm bớt nguy cơ bị dị ứng do thuốc, người bệnh nên thông báo với bác sĩ tên loại thuốc mà mình đã từng bị dị ứng (nếu có) trong mỗi lần đi khám.   

BS. Nguyễn Hữu trường 
(Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai)

Nguồn tin: Suckhoedoisong

 Tags: dị ứng
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại53,791
  • Tổng lượt truy cập41,234,392
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây