Tai nạn thảm khốc xảy ra đã hai ngày nhưng ngày 19/5, vẫn còn rất đông người tụ tập ở cầu Sêrêpôk - nơi chiếc xe khách của HTX Quyết Thắng đã rơi xuống mép sông làm 34 người tử nạn và hơn 20 người khác bị thương. đoạn lan can cầu bị xe khách ủi văng vẫn chưa được sửa chữa. Nơi chiếc xe khách bị rơi xuống có rất nhiều vàng mã, hương khói nghi ngút. Nhiều người cố tìm tài sản của hành khách còn sót lại.
Vụ tai nạn đã xảy ra 2 ngày nhưng nhiều người vẫn còn tụ tập tại hiện trường. Ảnh: An Nhơn |
Sống gần hiện trường vụ tai nạn nhất, ông Lê Văn Hiệu (48 tuổi) là người đầu tiên tiếp cận chiếc xe khách bị nạn. "Mấy đêm qua, hai vợ chồng cứ trằn trọc mãi không sao ngủ được. Từng vớt hàng chục thi thể tự tử ở dòng sông này nhưng hình ảnh thảm thương của những người bị nạn trong xe khách cứ ám ảnh trong tâm trí chúng tôi", ông Hiệu nhớ lại.
Khoảng 22h đêm ngày 17/5, hai vợ chồng ông và con trai 19 tuổi ngủ trong nhà thì nghe tiếng chó sủa. Vì cách đó khoảng 5 ngày, gia đình ông bị mất một con chó, cứ nghĩ bọn trộm viếng thăm nên cả nhà chạy ra. Tiếng khóc của trẻ con ré lên gọi mẹ từ dưới chân cầu. "đứa bé kêu một tiếng mẹ ơi rồi im thin thít", bà Châu, vợ ông Hùng kể.
Trong khi đó, vợ chồng anh Nguyễn Sĩ Hùng (48 tuổi) ở cạnh bên nghe tiếng động mạnh cũng lao ra. Thấy cặp vợ chồng đi xe máy trên cầu hốt hoảng thông báo có chiếc xe khách vừa văng xuống dưới, mọi người lại lao xuống bọ dốc. "Tôi thấy một bé gái nằm ở mép ngoài phía sau xe. Nó đang khóc lóc gọi mẹ", ông Hiệu kể lại hình ảnh đầu tiên đập vào mắt ông.
đoạn thành cầu bị xe khách đâm gãy vẫn chưa được sửa chữa. Ảnh: An Nhơn |
Theo yêu cầu của chồng, hai người vợ vội vã chạy về nhà lấy đèn, xách hết mọi thứ có thể đập xe cứu người, đồng thời hô hào hàng chục thanh niên trai làng đến. "Vợ tôi xách dao, rựa chặt những bụi rậm dọn đường đưa người lên. Còn tôi lấy xà beng đập cửa lôi người trong xe ra và chuyển cho các thanh niên cõng lên bọ", ông Hiệu vừa kể vừa đưa tay chỉ về những lối mòn từ dưới sông lên cầu mới được tạo ra sau vụ cứu người.
Rọi ánh đèn vào trong xe, hai người đàn ông thấy hàng chục người nằm ngổn ngang, máu me bê bết, rên rỉ cầu cứu. "Một người đàn ông lớn tuổi rất tỉnh táo vẫy tay gọi cầu cứu nhưng tôi không thể kéo ra vì từ ngực ông ấy trở xuống đã bị thân xe đè lên. Lúc đó có phương tiện cứu hộ chuyên nghiệp có lẽ đã cứu được ông ấy", ông Hiệu bảo đó là cảnh tượng khiến ông ám ảnh.
Cả khu vực hôm đó vang tiêÌng ngươÌ€i goÌ£i ngươÌ€i, tiêÌng la heÌt khắp nơi. ChiêÌc xe năÌ€m ở vưÌ£c sâu saÌt bên meÌp sông và biÌ£ biêÌn daÌ£ng hoaÌ€n toaÌ€n nên viêÌ£c cưÌu hôÌ£ găÌ£p râÌt nhiêÌ€u khoÌ khăn, phải dú€ng cưa săÌt vaÌ€ búa phaÌ xe để lôi caÌc naÌ£n nhân ra bên ngoaÌ€i. Việc vận chuyển người lên mặt cầu cũng chật vật vì đường dốc, lởm chởm đá nhọn và trơn trượt bởi trận mưa to buổi chiều.
Ông Nguyễn Sĩ Hùng cũng cho biết, khoảng 30 phút sau, lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp có mặt hiện trường. Nhưng lúc này mọi người trong xe đều đã tắt thở. Những người bị thương đã được ông và người dân xung quanh kéo ra hết. Còn người đàn ông bị kẹt người kia phải chọ gần 2 giọ sau xe cẩu đến nâng chiếc ôtô khách lên mới được đưa ra ngoài.
"Từ trước giọ, tôi chưa từng thấy nhiều người bị thương như vậy. Mồ hôi ướt đẫm, cơ thể rã rọi nhưng tôi và ông bạn gần nhà chỉ biết lao vào lôi các nạn nhân ra. Mình tôi đã kéo đến gần 20 người bị thương ra khơi xe", ông Hùng nhớ lại.
Điều đặc biệt may mắn trong vụ tai nạn là các cháu bé chỉ bị thương nhẹ, một số đã được xuất viện. Các nạn nhân tử vong do ngồi ở bên trái của tài xế và khu vực ghế đầu. "Khi lao xuống nằm ngửa dưới sông, xe bị lật từ trái qua phải. Vì thế những người ngồi phía bên tài xế sẽ bị nhiều cú va đập nên nặng hơn. Ngoài ra, do xe cắm đầu xuống sông, nước vào khoảng 2-3 m của phần đầu xe nên những người ngồi đầu khó sống. Các cháu bé do được cha mẹ che chắn nên không bị thương nặng", ông Hiệu nhận định.
Tại hiện trường vụ tai nạn xuất hiện nhiều người đi "mót" tài sản của nạn nhân rơi lại. Ảnh: An Nhơn |
Cầu Sêrêpôk cũ được thi công thời Pháp. đến năm 1992, một cây cầu mới song song với cầu cũ được khánh thành. Từ đó các xe khi đi trên quốc lộ 14 đều qua cây cầu mới. Hiện mặt cầu lởm chởm, lan can cầu yếu.
Cũng theo ông Hiệu, từ khi cây cầu này thông xe không có tai nạn nhưng hàng chục người đã tìm đến đây để tự tử. Dưới đáy sông không có bùn mà chỉ là đá. Nên khi người lao xuống đều chết, không thể cứu. " Mỗi năm có ít nhất 2 người từ địa phương khác đến tự vẫn. Thanh niên thất tình có, lớn tuổi làm ăn thua lỗ cũng tìm đến đây. Các vụ tự tử đều do tôi vớt", ông Hiệu cho biết.
Bác sĩ Nguyễn đại Phong Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa đắk Lắk cho biết, chiều 19/5 có 3 nạn nhân năng trong vụ xe khách lao xuống cầu Sêrêpôk được lên bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) điều trị là Nguyễn Nhựt trường (32 tuổi, ngụ Chợ Mới, An Giang) bị chấn thương vùng bụng, vỡ gan; ông Trần Văn Chuyên (53 tuổi, ngụ Hà Tĩnh) bị chấn thương ngực, gãy cột sống cổ; chị Đinh Thị Anh Thủy (21 tuổi, ngụ Bình Dương) gãy xương cột sống, liệt cả hai chân. Ngoài ra, một bé gái 6 tuổi chấn thương nhẹ gia đình đã tự xin chuyển lên TP HCM để điều trị. "Tất cả các trường hợp chuyển viện, bệnh viện điều đưa đi miễn phí. Nhà xe Quyết Thắng đã hỗ trợ 20 triệu đồng", ông Phong cho biết. Cũng theo Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa đắk Lắk, hiện còn 11 nạn nhân khác đã tạm ổn về sức khọe, tinh thần và đang được điều trị theo dõi tại khoa ngoại tổng quát, ngoại chấn thương chỉnh hình. |
An Nhơn
Nguồn tin: VnEpress.net