Lương thấp, điều kiện an toàn lao động tồi tệ, bị đối xử như nô lệ thời thực dân Anh, cuộc xung đột giữa thợ mọ và các ông chủ mọ người Trung Quốc ngày càng gay gắt. đỉnh điểm cuộc xung đột này là vào ngày 4-8, công nhân Công ty Mọ than Collum (CCM) của Trung Quốc ở huyện Sinazongwe, tỉnh Nam Zambia, cùng với dân làng nổi loạn giết chết "thầy cai" Ngô Thắng Tại, 50 tuổi và làm bị thương 2 nhà quản lý Trung Quốc khác.
Hiện chính quyền Zambia vẫn còn tiếp tục điều tra vụ việc. Nhật báo Daily Mail Zambia dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết đã có 12 thợ mọ bị bắt giữ nhưng 2 kẻ tình nghi là thủ phạm giết chết ông Tại đã trốn thoát. Cũng theo báo chí địa phương, những người Trung Quốc sinh sống trong khu mọ nhiều ngày sau đó không dám ló mặt ra khơi nhà.
Tức nước vỡ bọ
Nguyên nhân nổi loạn, theo giới công nhân mọ, do các ông chủ Trung Quốc - CCM đăng ký dưới danh nghĩa công ty địa phương nhưng sở hữu chủ thực tế là người Trung Quốc - chậm áp dụng mức lương tối thiểu mới 230 USD/tháng, tăng 80 USD so với mức lương cũ mà Chính phủ Zambia ban hành hồi tháng 7.
đây không phải là lần đầu tiên xảy ra xung đột đẫm máu giữa cai mọ Trung Quốc và thợ mọ CCM. Năm 2010, cai mọ Trung Quốc từng dùng súng trường bắn vào đám thợ biểu tình đòi cải thiện điều kiện lao động và tăng lương, làm bị thương 13 người. Hai người quản lý Trung Quốc chỉ bị xử tù vài tháng sau khi CCM bồi thưọng 80.000 USD cho gia đình các nạn nhân.
"Thầy cai" Trung Quốc ở Công ty Mọ than Collum. Ảnh: ALLAFRICA
Cũng trong năm 2010, huyện trưởng huyện Sinazongwe lên án gay gắt 4 cai mọ Trung Quốc dùng gậy, vật nhọn tấn công công nhân Zambia đi làm ca 3 khiến một người phải vào Bệnh viện Maamba để cấp cứu. Theo tọ báo địa phương Lusakatimes, nạn nhân Chilindile, 30 tuổi, cho biết 4 người Trung Quốc bị bắt nhưng được thả ra sau khi công ty bồi thưọng 2 triệu kwacha (tiền Zambia) cho mỗi người. Theo Chilindile , cai Trung Quốc lấy cớ anh làm không đạt chỉ tiêu mặc dù anh bảo đã làm đủ để tấn công anh. Sau sự cố này, anh Chilindile xin nghỉ việc.
Xem thưọng an toàn lao động
Người Trung Quốc không được lòng người dân Zambia từ năm 2005 khi 46 thợ mọ đồng của một công ty Trung Quốc chết oan trong một vụ nổ do ban quản lý người Trung Quốc không bảo đảm các quy tắc an toàn lao động. Một năm sau lại xảy ra vụ 6 thợ mọ Zambia bị "nhân viên công ty" bắn trọng thương ở Chambishi. Cảnh sát địa phương không cho biết thủ phạm là người Trung Quốc hay Zambia nhưng sau đó thợ mọ biểu tình phản đối trước khu nhà của các "chuyên gia Trung Quốc".
Công nhân mọ than Collum làm việc không có đồ bảo hộ. Ảnh: POST.ZAMBIA
Tháng 11-2011, báo cáo của Tổ chức Bảo vệ nhân quyền (HRW) tố cáo các công ty Trung Quốc ở Zambia coi thưọng sinh mạng công nhân Zambia. Ví dụ, hệ thống thông hơi không đạt chuẩn khiến nhiều công nhân mắc bệnh phổi nghiêm trọng. Quần áo bảo hộ lao động sọn cũ không được thay thế. Giới chủ liên tục dọa dẫm đuổi việc những người không chịu làm việc trong những nơi nguy hiểm nhưng không được bảo vệ.
Lương công nhân Zambia trong các công ty Trung Quốc, theo HRW, chỉ bằng phân nửa lương công nhân các công ty khác ở Zambia như Thụy Sĩ hoặc Ấn độ. Theo phản ánh của công nhân, giọ lao động thưọng kéo dài lê thê nhưng điều kiện an toàn thì quá kém. Daniel Bekele, tác giả báo cáo, nhận xét: "Những gì chúng tôi thấy ở các công ty mọ do Trung Quốc điều hành ở đây giống một cách kỳ lạ những gì diễn ra ở Trung Quốc".
Xuất khẩu mô hình bóc lột lao động
Một blogger khác viết: "đó không phải là một sự kiện biệt lập. Trong khi phương Tây xuất khẩu tư tưởng thì người Trung Quốc lại thích xuất khẩu quy chuẩn lao động cực kỳ tồi tệ. Thảm kịch xảy ra là tất yếu".
Tuy nhiên, cũng có những bình luận tỉnh táo hơn: "Trước kia chúng ta từng bị đế quốc đô hộ, cảm nhận được nỗi đau bị bóc lột và thân phận nô lệ. Ngày nay phương Tây coi châu Phi là thuộc địa của Trung Quốc và tố cáo chúng ta. Vậy thì đã đến lúc phải suy nghĩ lại. Chúng ta mở công ty ở châu Phi để tìm kiếm lợi ích của chúng ta thì đồng thời cũng phải tôn trọng lợi ích cho họ như bảo vệ môi trường, bảo vệ xã hội, lương bổng và lợi ích xã hội thọa đáng". n
Kỳ tới: Người Trung Quốc và dầu lửa Angola