Việt Nam kêu gọi APEC đối thoại về tài nguyên nước

Thứ bảy - 08/09/2012 01:16 1.037 0
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm đào: Giải quyết thọa đáng vấn đề biển đông bằng biện pháp hòa bình

 

Trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 20 Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại thành phố Vladivostok, Liên bang Nga, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 7-9 đã tham dự Hội nghị Cấp cao Doanh nghiệp APEC năm 2012.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một trong 10 nhà lãnh đạo APEC được mọi tham dự và phát biểu tại hội nghị. Chủ tịch nước đã có bài phát biểu quan trọng dẫn đề tại phiên thảo luận về "Nước - Nguồn tài nguyên chiến lược toàn cầu mới" và cùng với Tổng thống Chile Sebastian Pinera  chủ trì thảo luận với các doanh nghiệp.

Theo TTXVN, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh nguồn nước đang ngày càng trở thành một tài nguyên chiến lược khan hiếm trên toàn cầu, không chỉ tác động đến phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến môi trường an ninh của nhiều quốc gia, nhiều châu lục trên thế giới.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dự và phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Doanh nghiệp APEC 2012. Ảnh: TTXVN
 
An ninh nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng và chịu tác động đan xen do sự gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới, tình trạng biến đổi khí hậu, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Do đó, cần phải có cách tiếp cận toàn diện và dành sự quan tâm đầy đủ đối với vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý bền vững tài nguyên nước trên toàn thế giới.
 
Chủ tịch nước nhấn mạnh sự cần thiết phải hình thành cơ chế đối thoại của APEC về tài nguyên nước, gắn với chiến lược tăng trưởng mới của APEC. đó là khuôn khổ để các thành viên trao đổi kinh nghiệm; hợp tác trong quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các nguồn nước, đặc biệt nguồn nước đi qua nhiều lãnh thổ, trên nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia tiếp cận tài nguyên nước, hợp tác phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, phòng chống bệnh tật cho người dân sinh sống ven nguồn nước.
 
đồng thời, với tiềm năng to lớn và vị thế của mình, APEC hoàn toàn có khả năng và có trách nhiệm tham gia và hỗ trợ các chương trình tiểu vùng, khu vực và quốc tế trong lĩnh vực này, đặc biệt là các khuôn khổ hợp tác giữa các nước tiểu vùng Mê Kông và kế hoạch chiến lược dài hạn của ASEAN về quản lý các nguồn nước.

Nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 20, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm đào.
Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo cho rằng trong tình hình hiện nay, việc không ngừng tăng cưọng sự tin cậy về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hai vị lãnh đạo đã nhất trí về nhiều phương hướng lớn thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới.

 Về vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại giải quyết thọa đáng vấn đề biển đông bằng biện pháp hòa bình, không để vấn đề biển đông ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước.
 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ trong quá trình giải quyết vấn đề biển đông, hai bên cần thực hiện nghiêm túc thọa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, giải quyết thọa đáng mọi tranh chấp và những vấn đề mới nảy sinh thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố ọ¨ng xử của các bên ở biển đông (DOC) và tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử tại biển đông (COC).

Trong khuôn khổ các hoạt động song phương với Liên bang Nga tại vùng Viễn đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm trường đại học Quốc gia Hàng hải Neveski và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt - Nga. Ngoài ra,  Chủ tịch nước đã tiếp đại diện các tập đoàn hàng đầu của Mỹ tham dự Hội nghị Cấp cao Doanh nghiệp APEC.

Những cuộc gặp song phương đáng chú ý

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm đào hôm 7-9 đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị Cấp cao APEC để thảo luận về quan hệ song phương và các vấn đề lớn mà hai nước cùng quan tâm. Theo hãng tin RIA Novosti (Nga), đây là 1 trong số 15 cuộc gặp song phương mà ông Putin tiến hành bên lề Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra tại Vladivostok vào cuối tuần này.
 
Ngoài lãnh đạo Trung Quốc, Tổng thống Nga còn có cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Mỹ, Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Canada… Riêng tại cuộc gặp giữa ông Putin với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, vấn đề quần đảo tranh chấp giữa hai nước sẽ được bàn đến. đây là bất đồng đã cản trở hai nước ký kết một hiệp ước hòa bình chính thức kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt.

Dù vậy, báo The Wall Street Journal (Mỹ) cho biết Thủ tướng Noda sẽ không có cơ hội bàn về vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm đào và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak do các nhà lãnh đạo này không có kế hoạch gặp riêng bên lề APEC. Quan hệ giữa Nhật Bản và hai nước láng giềng này đã xấu đi do những tranh cãi về chủ quyền quần đảo tranh chấp trong thời gian qua.

HOÀNG PHƯÆ NG

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay2,025
  • Tháng hiện tại76,187
  • Tổng lượt truy cập41,256,788
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây