Nông nghiệp Chư Jút một năm gặp khó
Administrator
2012-10-29T00:42:52-04:00
2012-10-29T00:42:52-04:00
https://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/Tin-tuc/Nong-nghiep-Chu-Jut-mot-nam-gap-kho-3222.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Jút
https://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Năm nay do điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi và một số nguyên nhân khác nên hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Jút gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng này đã khiến cho các chỉ tiêu về diện tích, năng suất các loại cây trồng đều không đạt so với kế hoạch đề ra.
Theo ông Lê Văn Công, Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Chư Jút thì sau vụ đông xuân có phần thuận lợi, nông dân trên địa bàn huyện bước vào sản xuất vụ hè thu gặp rất nhiều khó khăn nên đã mất mùa nặng. Trước hết là đối với lúa, do điều kiện thời tiết thay đổi bất thưọng nên lúa của bà con gieo cấy ở những vùng trước kia luôn đầy đủ nước nhưng năm nay lại thiếu nước trầm trọng, nhất là khoảng thời gian lúa đang trổ bông nên năng suất bị ảnh hưởng nặng. Theo đó, toàn huyện có tới 1.000/2.900 ha lúa bị giảm năng suất khoảng 50% so với vụ trước. Cùng với lúa thì ngô cũng bị ảnh hưởng nặng bởi thời tiết, khô hạn cục bộ trong vụ hè thu cũng đã làm cho hơn 400/5.000 ha ngô trà muộn bị mất trắng. Không chỉ có vậy, toàn bộ diện tích đậu đỗ trên địa bàn, tương đương khoảng 1.800 ha cũng bị ảnh hưởng nặng nề của khô hạn làm giảm mạnh về năng suất, chất lượng, chỉ đạt 1,2 tạ/ha. Các địa phương bị thiệt hại nặng là Ãắk D’rông, Nam Dong.
Do mất mùa các loại đậu trong vụ hè thu nên đến vụ thu đông, cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã bị xáo trộn mạnh do bà con chuyển hầu hết diện tích đất sang trồng ngô và một số cây trồng khác. Tuy ngành Nông nghiệp huyện đã trực tiếp nhắc nhở, hướng dẫn nông dân không nên độc canh cây trồng, tránh những thất bại khác, nhưng, nhà nông vẫn bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng.
Nhằm hạn chế tình trạng mất mùa, ngành chức năng của huyện đã đẩy mạnh việc tuyên truyền cho nhà nông về việc sử dụng các giống ngô lai ngắn ngày, có khả năng kháng bệnh, chống chịu hạn cao, hướng dẫn các kỹ thuật về trồng, chăm sóc để bà con sản xuất hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều diện tích ngô ở khu vực cao cạn cũng đang nằm trong tình trạng nguy cơ khô hạn cao do cả tháng nay trên địa bàn huyện không có mưa. Vì thế kết thúc vụ gieo trồng, nông dân chỉ trồng được hơn 12.100/ 13.800 ha cây trồng các loại, chỉ đạt gần 88% so với kế hoạch đề ra.
Cũng theo ông Lê Văn Công thì tuy vụ thu đông chưa thu hoạch nhưng đến nay đã có thể khẳng định năm 2012, nông nghiệp Chư Jút chịu một năm thất bát, giảm khoảng 40% sản lượng lương thực so với những năm trước. Ãể hạn chế tình trạng này xảy ra trong năm tới, ngành Nông nghiệp huyện sẽ lập kế hoạch và triển khai sản xuất chặt chẽ hơn, tăng cưọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng đất không chủ động nguồn nước, không có công trình thủy lợi. Thêm vào đó, huyện cũng sẽ siết chặt công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo chất lượng nguồn giống cây trồng các loại và phân bón cũng như phối hợp tốt với Chi nhánh Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh làm tốt việc điều tiết nước nhằm tưới tiêu hiệu quả. Trong năm 2013, huyện đã có kế hoạch phối hợp với ngành Nông nghiệp tỉnh triển khai thí điểm mô hình "cánh đồng mẫu lớn" sản xuất lúa với diện tích khoảng 20-30 ha, qua đây góp phần quan trọng vào quá trình nâng cao nhận thức, hành động cho nông dân trên địa bàn về sản xuất bền vững, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác.
Hồng Thoan