Còn ở dạng tiềm năng Năm 2009, gia đình ông Nguyễn Văn Côn ở thôn 1, xã Chư K’nia (Chư Jút) được tỉnh hỗ trợ bò đực giống chất lượng cao (giống bò Brahman) để cải tạo đàn. Theo đó, cùng với 5 con bò cái, đến nay gia đình ông Côn đã có 12 con bê con lai. Từ khi có bò đực lai, đàn bò của các hộ dân trong thôn cũng đã phối giống và sinh hơn 30 con bê lai.
|
Bê lai chất lượng cao (giống Brahman) được các hộ nông dân huyện Chư Jút nuôi thành công |
Ông Côn tâm sự: "Tất cả các con bê lai sinh ra đều khọe mạnh và có trọng lượng lớn hơn bò địa phương rất nhiều. Còn quá trình chăm sóc bê lai cũng đơn giản… giống như bò địa phương. Với trọng lượng lớn, hình dáng đẹp nên khi bán một con bê lai có cùng thời gian nuôi như bò thưọng thì đạt giá trị gấp rưỡi".
Qua tìm hiểu, ngoài gia đình ông Côn thì một số hộ dân ở huyện Chư Jút đã nuôi bò thịt chất lượng cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành Nông nghiệp thì việc nuôi bò thịt chất lượng cao hiện mới dừng lại ở dạng mô hình. Thực tế, đến năm 2011, tổng đàn bò thịt toàn tỉnh mới đạt hơn 15.000 con, trong đó tọ· lệ bò máu lai chưa tới 50%. Các sản phẩm thịt bò hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường kể cả số lượng lẫn chất lượng.
Cũng chính vì tổng đàn bò nhọ, tọ· lệ bò lai thấp nên hiệu quả, thu nhập từ chăn nuôi bò mang lại cho nông dân chưa cao. Sở dĩ việc chăn nuôi bò thịt chất lượng cao chưa phát triển là do hệ thống cung ứng giống phẩm cấp tốt còn hiếm. Trong khi đó, tỉnh đang thiếu nhân lực, thiết bị cung ứng tinh nhân tạo. Còn người chăn nuôi thiếu vốn sản xuất, kỹ thuật chăn nuôi, rồi việc phát triển ồ ạt cây công nghiệp cũng làm giảm diện tích đồng cọ tự nhiên, làm thức ăn cho bò.
Là địa phương từng triển khai các mô hình cải tạo đàn bò thịt, ông Nguyễn Quang Ãiểm, Bí thư Huyện ủy Krông Nô nêu: "Cái khó trong phát triển đàn bò lai ở huyện là nguồn giống. Vì thiếu con giống tốt, đàn bò địa phương không phát triển theo hướng chất lượng cao được. Có mô hình huyện đã hỗ trợ 60% tiền mua bò đực giống thì nhiều hộ cũng không có đủ tiền đối ứng. Huyện nhận thấy, trong lúc nguồn kinh phí của địa phương và người dân còn ít thì tỉnh nên đầu tư công nghệ gieo tinh nhân tạo. Nguồn vốn đầu tư này không lớn, nhưng nếu làm tốt thì việc phát triển đàn bò thịt chất lượng cao sẽ không còn là bài toán khó".
Và cần phải có chiến lược rõ ràng Ãể nâng cao chất lượng đàn bò thịt, mới đây Sở Nông nghiệp-PTNT đã xây dựng Ãề án phát triển nhanh đàn bò thịt chất lượng cao, giai đoạn 2012-2020. Ãề án còn xây dựng các chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho cán bộ, nông dân, tìm đầu ra thị trường cũng được chú trọng thực hiện.
Dự kiến, đến năm 2020 tổng đàn bò toàn tỉnh sẽ đạt hơn 70.000 con, trong đó tọ· lệ bò lai có năng suất, chất lượng cao chiếm 80%. Ãàn bò cũng được phát triển theo quy mô trang trại với chuỗi đồng cọ lớn (năm 2015 là 1.600 ha và 2.500 ha vào năm 2020), cùng hệ thống gieo tinh nhân tạo được xây dựng tương ứng.
Ãánh giá về Ãề án phát triển nhanh đàn bò thịt chất lượng cao ở Ãắk Nông, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Mai Văn Sánh, Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp-PTNT) khẳng định: "Việc phát triển đàn bò thịt chất lượng cao là đúng. Ãáng ra tỉnh phải làm sớm và với quy mô lớn hơn nữa. Bò thưọng sử dụng thức ăn phụ phẩm, rất phù hợp với người nghèo. Tôi muốn nhấn mạnh, trong phương án phát triển nhanh đàn bò thịt chất lượng cao phải đề ra các nhóm giải pháp về chính sách, kỹ thuật chăn nuôi, thị trường cụ thể. Phát triển nhanh đàn bò không có nghĩa chúng ta làm tràn lan mà phải có lựa chọn. Nhà nước phải hỗ trợ mô hình trình diễn thì người dân mới biết và học tập. Song song đó là giải pháp phát triển hệ thống giết mổ gia súc đạt chuẩn, xúc tiến thương mại cần được địa phương thực hiện đồng bộ".
Còn theo Tiến sỹ Lê Văn Thông, Giám đốc Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương thì để giữ ổn định đàn bò thịt chất lượng cao, tỉnh phải xây dựng hệ thống cung ứng giống ổn định. Không có nguồn giống tốt, ổn định thì chất lượng đàn bò thịt sẽ giảm.
Liên quan đến Ãề án phát triển nhanh đàn bò thịt chất lượng cao, ông Ãỗ Ngọc Duyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT cho biết: "Căn cứ vào những kết quả khả quan trong chương trình cải tạo đàn bò thịt của tỉnh, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện đề án này với phương châm thu hút tối đa các nguồn lực đầu tư của xã hội".
Bài, ảnh: đỗ Công