Tăng theo tọ· giá USD
Trên website của trường đH Quốc tế Sài Gòn, mức HP cho khóa tuyển sinh năm 2012 ngành khoa học máy tính hơn 49 triệu đồng/năm (chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt) và trên 120 triệu đồng/năm (chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh). Các ngành đào tạo bậc đH còn lại và bậc Cđ có chung mức HP gần 43 triệu đồng/năm (chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt) và gần 110 triệu đồng/năm (chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh).
So với năm 2011, mức HP này tăng trên dưới 1 triệu đồng. Theo giải thích từ phía trường là do chênh lệch về tọ· giá ngoại tệ. HP của trường vẫn thu ổn định ở mức 2.000 - 2.300 USD/năm (chương trình tiếng Việt) và 5.200 - 5.700 USD/năm (chương trình tiếng Anh). trường không thu ngoại tệ nên khi quy đổi ra tiền đồng thì có sự khác nhau ở từng thời điểm.
trường đH Kinh tế - Tài chính TP.HCM cũng tăng thêm 500.000 đồng/tháng so với năm 2011. Theo đó, sinh viên khóa 2012 trúng tuyển sẽ phải đóng mức HP 90 triệu đồng/năm.
trường đH Hoa Sen cũng tăng học phí từ 300.000 - 1 triệu đồng/tháng so với năm 2011 tùy theo chương trình. Cụ thể: bậc đH chương trình tiếng Việt trung bình từ 3,3 - 3,8 triệu đồng/tháng; bậc đH chương trình tiếng Anh từ 4 - 4,3 triệu đồng/tháng; một số chương trình hợp tác quốc tế học hoàn toàn bằng tiếng Anh bậc đH lên tới 4,3 - 5,8 triệu đồng/tháng; bậc Cđ từ 3,1 - 3,3 triệu đồng/tháng. Mức HP này thu theo học kỳ, gồm 2 học kỳ chính (4 tháng/học kỳ) và 2 học kỳ phụ (2 tháng/học kỳ).
trường đH FPT cũng đưa ra mức HP áp dụng cho các sinh viên nhập học vào năm 2012 là 23,1 triệu đồng/học kỳ (9 học kỳ trong toàn khóa học), cao hơn 3 triệu đồng/học kỳ so với năm 2011. Tuy nhiên, theo thông báo của nhà trường thì số tiền trên mới chỉ tạm tính tại thời điểm tháng 11.2011 và có thể thay đổi theo từng học kỳ nhưng không vượt quá mức độ thay đổi của tọ· giá Ngân hàng Ngoại thương.
trường đH Quốc tế Hồng Bàng cũng đưa thông tin dự kiến về mức HP cho khóa tuyển sinh năm 2012 bậc đH là 12,98 triệu đồng/năm (trừ các ngành kiến trúc, điều dưỡng, kỹ thuật y học là 15,98 triệu đồng/năm); bậc Cđ là 11,78 triệu đồng/năm. Trong khi đó, năm 2011 mức học phí dao động từ 8,98 - 14,98 triệu đồng/năm.
|
Nhiều khoản thu khác
Bên cạnh HP, nhiều trường còn có các khoản phí khác. Chẳng hạn tiền học tiếng Anh tại trường đH Kinh tế - Tài chính TP.HCM là 8,78 triệu đồng cho mỗi cấp độ. Mức HP cho chương trình dự bị tiếng Anh của trường đH FPT lên tới trên 9 triệu đồng/mức học (5 mức, 8 tuần/mức).
Ngoài HP, trường đH Quốc tế Sài Gòn còn có các khoản: lệ phí thực tập môn học, thực tập thực tế, thực tập tốt nghiệp, tổ chức bảo vệ đồ án - luận án, khóa luận, phí học tập dã ngoại, chi phí học tập - giao lưu ở nước ngoài, sách gốc tiếng Anh kỹ năng, sách giáo khoa gốc, sách tham khảo, phí truy cập thư viện điện tử nguồn của nước ngoài theo yêu cầu của sinh viên…
Nhiều trường chưa thông báo
Ngày 21.3, Bộ GD-đT đã có văn bản yêu cầu các trường đH-Cđ ngoài công lập công bố mức HP từng ngành đào tạo trên website của trường, tuy nhiên đến nay nhiều trường vẫn chưa cập nhật. trường đH Nguyễn Tất Thành cho biết hiện chưa có thông tin chính thức về HP và cho biết trong tháng 4 sẽ đăng tải trên website của trường. Theo dự kiến, mức HP của trường năm 2012 tăng thêm 10% so với năm 2011, từ 15 - 20 triệu đồng/năm cho bậc đH và 10 - 15 triệu đồng/năm bậc Cđ tùy theo ngành.
Trên website trường đH Công nghệ thông tin Gia định, trường đH Bình Dương cũng chỉ có mức HP của năm học 2011 - 2012. Theo thông báo của trường đH Bình Dương, HP chỉ được công bố vào đầu mỗi năm học trong thời điểm nhập học và mức thay đổi giữa các năm học sẽ không vượt quá 10%. Dự kiến HP cho khóa mới năm học 2012 - 2013 sẽ dao động từ hơn 3 đến hơn 4 triệu đồng/học kỳ tùy theo ngành học.
đúng ra, các trường phải thông báo HP trước thời điểm thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi để thí sinh cân nhắc lựa chọn trường học vừa hợp sức vừa hợp điều kiện gia đình. Báo Thanh Niên từng có bài phản ánh sinh viên nhiều trường ngoài công lập khó khăn, khổ sở như thế nào khi vào học rồi mới biết HP quá cao so với sức. Về vấn đề này, các trường phải sòng phẳng, công khai thông tin ngay từ đầu, tránh tình trạng lập lọ để kéo sinh viên vào học.
Lộ trình tăng Học phí các trường công lập Theo Nghị định 49 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1.7.2010, khung HP phân chia theo 3 nhóm ngành đào tạo trình độ đH tại trường công lập như sau. Mức HP này tăng theo lộ trình. đơn vị: ngàn đồng/tháng/sinh viên
|
Hà Ãnh
Ngày 14/5/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2010/Nđ-CP về Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Theo quy định mới, từ năm học 2010-2011, sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí vẫn phải đóng học phí cho trường, sau đó gia đình sẽ được địa phương hoàn trả lại khi có đầy đủ hồ sơ, giấy tọ. Phòng lao động thương binh xã hội của cácđịa phương thực hiện việc chi trả này. Tuy nhiên đến nay , rất nhiều địa phương không chỉ riêng tỉnh Qủang bình chưa có nguồn để chỉ trả cho gia đình có con đi học thuộc đối tượng được hưởng, vì ngân sách trung ương chưa cấp kinh phí về kịp thời cho các địa phương để chi trả. Do thủ tục rất rưọm rà , phòng lao động thương binh xã hội phải tổng hợp tất cả các đối tượng được hưởng có giấy xác nhận của các em sinh viên đang học ở trường nào đúng đối tượng không? Sau đó mới tổng hợp báo cáo về sở tài chính và sở lao động thương binh xã hội, các sở tiếp tục tổng hợp báo cáo về các bộ ngành trung ương , sau đó các bộ ngành trung ương kiểm tra mới cấp kinh phí về cho địa phương , thì địa phương mới có nguồn để chi trả cho các đối tượng. Chúng ta đều biết ngay từ đầu năm học các sinh viên đều phải nộp học phí thì nhà trường mới cho các em học , do vậy phụ huynh phải lo nộp học phí ngay, tuy nhiên đối với gia đình có điều kiện về kinh tế thì không sao, nhưng đối với các gia đình gặp kinh tế khó khăn , các gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách , hộ đồng bào dân tộc thiểu số thì rất khó khăn về tài chính để nộp học phí cho các em. Nhiều gia đình phải vay nóng từ bên ngoài để có tiền cho các em đóng học phí để đi học , vì nghĩ rằng sẽ được nhà nước giải quyết kịp thời, mãi đến khi nhận được tiền hổ trợgia đình phải xoay sở thêm để trả tiền lãi vay. Qua các buổi tiếp xúc cử tri người dân có ý kiến rất nhiều về vấn đề này với các đại biểu, nhưng cũng không thể nào giải quyết được. để tạo điều kiện thuận lợi cho các em yên tâm đi học và gia đình không phải lo lắng nhiều có tiền để đóng học phí, nhà nước cần đơn giản cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết chi trả học phí như hiện nay. đề nghị Chính phủ , bộ tài chính, bộ lao động thương binh xã hội xem xét việc chi trả học phí giao về cho các trường đại học và cao đẳng. Các trường có nhiệm vụ tổng hợp số lượng sinh viên thuộc đối tượng miễn giảm học phí báo cáo về Bộ ngành liên quan để cấp kinh phí cho các trường. Sinh viên thuộc diện miễn giảm học phí có trách nhiệm xác nhân ở các địa phương nơi có hộ khẩu thưọng trú, để làm cơ sở cho nhà trường xem xét được miễn giảm học phí theo quy định. MINH TRÃ