Tuy nhiên, quá trình này cũng bộc lộ những tương tác phức tạp giữa các hiện tượng môi trường, xã hội và kinh tế mà nổi bật là những bất cập trong mối quan hệ giữa đô thị hoá với phát triển nông nghiệp, nông thôn và bảo đảm đọi sống người nông dân.
Thông tin từ Diễn đàn Việt - Pháp lần thứ 9 với chủ đề "Phát triển bền vững vùng ven các đô thị tại Việt Nam" vừa tổ chức tại Hà Nội cho thấy Việt Nam đang chứng kiến một tốc độ đô thị hoá cao chưa từng có. Lượng dân cư vào đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc và mỗi năm có khoảng 1 triệu dân cư toàn quốc tham gia vào "đại gia đình" đô thị.
Toàn quốc hiện có trên 700 trung tâm đô thị lớn nhọ. Riêng Hà Nội dự kiến tỉ lệ đô thị hoá đạt 55-62,5% trong năm 2020 và dân số đô thị đến năm 2020 là 7,9 - 8,5 triệu người. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất đông Nam Ã. Nếu năm 1986, tọ· lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam mới là 19% (khoảng 11,8 triệu người) thì đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người).
Trước quá trình đô thị hóa, đặc biệt là tại các vùng ven đô, nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như dân số tăng nhanh trong khi khả năng đáp ứng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội đô thị, mạng lưới giao thông chưa đủ khả năng phục vụ nhu cầu, lãng phí việc sử dụng đất; đô thị hóa làm giảm đi diện tích đất nông nghiệp ở các vùng ven đô, mất dần các làng nghề truyền thống, nảy sinh hàng loạt vấn đề do chênh lệch chất lượng sống giữa người dân ở nội thị và ngoại thị.
Điều đáng lo ngại hơn là việc đất nông nghiệp giảm sút khiến lĩnh vực nông nghiệp bị thu hẹp dần. Điều này làm giảm nguồn cung về lương thực, thực phẩm, đồng nghĩa với việc đô thị không thể chủ động nguồn cung cho mình. Cụ thể như tại Hà Nội, theo các chuyên gia kinh tế của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp (CASRAD), trước đây, Hà Nội phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ với các khu vực nông nghiệp xung quanh.
Gần đây, có một thực trạng đáng buồn là diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng giảm nhanh và rõ rệt. đặc biệt, vào những năm đầu Thế kọ· 21, đô thị hóa kéo theo việc mở rộng các khu phố trung tâm. Các khu sản xuất và khu dân cư ven đô mọc lên dọc theo các tuyến đường mới xây dựng; thành phố không ngừng mở rộng. Dự kiến, giai đoạn 2010 - 2020, trong phạm vi vành đai gần, diện tích nông nghiệp sẽ giảm tới 30%. Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, các hoạt động sản xuất có giá trị thặng dư cao như rau quả, hoa, trái cây, thủy canh, chăn nuôi có xu hướng giảm dần.
Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra là do người trồng rau đối mặt với tình trạng đất canh tác bị thu hẹp dần, nhu cầu về sản phẩm có chất lượng vẫn chưa cao và chăn nuôi bị đẩy ra xa ngoại vi thành phố. Theo nghiên cứu của CASRAD, từ năm 2002 đến năm 2011, khu vực cung cấp thực phẩm của Hà Nội đã mở rộng. Mối liên hệ giữa trung tâm thành phố với khu vực ven đô trong bán kính gần nhất đã giãn ra. Tuy nhiên, các mặt hàng nông sản đang dịch chuyển dần ra xa Hà Nội, đến các tỉnh lân cận chuyên môn hóa.
Theo TS. Nguyễn Văn Sửu, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, quá trình đô thị hóa còn làm mai một sinh kế truyền thống và có khả năng gia tăng tình trạng mất việc làm ở vùng ven đô. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã làm cho người nông dân phải từ bọ gần như toàn bộ các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống của mình. đối với hầu hết các hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp đem lại cho họ hơn một nửa thu nhập hàng năm. Nguồn thu nhập này được bổ sung bằng nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp khác như buôn bán nhọ, làm nghề xây dựng và các dịch vụ khác cho khu vực đô thị.
Tuy nhiên, việc chuyển nghề lại không hề dễ dàng. Sự khó khăn trong chuyển nghề, tìm việc làm mới đối với lao động không còn đất là do vấp phải những rào cản mà trước tiên là trình độ của người lao động. Như vậy quá trình đô thị hóa sẽ dẫn tới tình trạng càng ngày càng có thêm người dân không có việc làm. Bên cạnh đó, những vấn đề về môi trường như ô nhiễm nguồn nước, giảm diện tích cây xanh, chất thải chưa được xử lý… cũng xuất hiện.
để phát triển nền nông nghiệp ven đô một cách bền vững trong tương lai, các chuyên gia tại Diễn đàn Việt - Pháp đều cho rằng, cần phải tổ chức sản xuất nông nghiệp tại khu vực đô thị. Ông Marc Cabane, cố vấn khoa học của Diễn đàn Việt - Pháp, khuyến nghị cần duy trì hoạt động nông nghiệp ở vùng ven đô vì đây là vấn đề quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà cả về xã hội.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bênh cạnh đó Việt Nam cần có quy hoạch dài hạn, tính đến nhu cầu của nông nghiệp ven đô. Từ nhu cầu đó, nên phân vùng địa lý chi tiết và quy hoạch vùng nông nghiệp trong Quy hoạch tổng thể của cả nước và đảm bảo quỹ đất cho nông nghiệp.
TS. Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (IUSID), cho rằng, ở cấp quốc gia và cấp tỉnh nên có Viện Quy hoạch lãnh thổ với chức năng cấp kinh phí cho mọi quy hoạch lĩnh vực rồi tổng hợp lại thành quy hoạch đồng bộ lãnh thổ cấp quốc gia, cấp vùng và cấp đô thị. Ngoài ra, Chính phủ và chính quyền địa phương phải "xóa bọ" tình trạng đô thị hóa tự phát dọc các tuyến đường bộ, đặc biệt là tại ngoại thành, gom dân vào các thị trấn, đô thị vệ tinh. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng cần chú trọng thực hiện những chính sách, giải pháp đáp ứng các nhu cầu mới của người dân đô thị, chú trọng tới công tác đào tạo việc làm, giữ gìn môi trường sinh thái cũng như văn hóa truyền thống của người dân.
Quốc Huy
à kiến bạn đọc XÂY Dọ°NG NÔNG THÔN MỊI TRONG LÃ’NG đÔ THỊ
Hiện nay ở nước ta đang trong quá trình đô thị hóa , nhiều tỉnh đã trở thành thành phố trực thuộc trung ương, các huyện trở thành quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, các xã trở thành phưọng, thị trấn.. Do đô thị hóa dân số tăng nhanh, nên đất nông nghiệp đã dần dần chuyển sang mục đích khác như dành qũy đất để xây dựng đường giao thông, khu chung cư tập trung, hoa viên, công viên, siêu thị, bãi đậu xe, bệnh viện , trường học...Người nông dân trở thành người lao động thành thị, người công nhân trong các xí nghiệp. nhà máy… để tạo công ăn việc làm cho người dân ở các đô thị nhất là đối tượng người nông dân không còn đất nông nghiệp để sản xuất , Bộ lao động thương binh và xã hội cần nên xây dựng một chương trình đào tạo nghề phù hợp gắn các ngành nghề phát triển của địa phương. đối với người dân vẫn còn đất nông nghiệp, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn phải có chương trình hướng dẫn kỹ thuật xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao , với diện tích ít nhưng thu nhập cao, như sản xuất rau sạch theo chương trình vietgap, sản xuất các loại hoa cây cảnh , nuôi cá cảnh , nuôi thọ, dế, heo rừng , hươu, nai…các vùng ven đô xác định đây là vệ tinh, là nơi cung cấp thực phẩm cho đô thị , là một thị trường lớn đầy tiềm năng cho người nông dân ở trong lòng đô thị. để tạo điều kiện cho người dân ở các đô thị ổn đinh cuộc sống, Nhà nước cần phải có các chính sách về nguồn vốn vay với lãi suất thấp, để người dân có thể triển khai các mô hình sản xuất nền nông nghiệp chất lượng cao có hiệu quả. Về lâu dài nhà nước nên có chương trình xây dựng nông thôn mới trong lòng đô thị , sớm có định hướng quy hoạch phát triển nông thôn ở các vùng ven đô thị, xác định là vệ tinh nguồn cung cấp thực phẩm cao cấp bền vững cho các đô thị.
MINH TRÃ