Quyết định 24 của Chính phủ - chỗ dựa dẫm của EVN

Thứ hai - 26/03/2012 01:24 1.234 0
Không thể nói Chính phủ là "vô can" trong chuyện tăng giá điện. Cái cớ lớn nhất mà Bộ Công thương và EVN vẫn thưọng nại ra là Quyết định số 24, được Thủ tướng ban hành vào tháng 2/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.

 
Phép thăm dò dư luận của Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào giữa tháng 3/2012 đã nhận được một kết quả đầy tính nhân quả. Dù ngay sau kết quả này, EVN đã phải vội vã thông báo là chưa có đề xuất tăng giá điện, nhưng ai cũng hiểu rằng nếu khói không được dập ngay từ đầu thì lửa sẽ bùng cháy. để hậu quả sẽ là lạm phát bị kích hoạt một cách nguy hiểm từ những người vẫn mang danh nghĩa "phục vụ an sinh xã hội".  

Cần nhắc lại, nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng tinh thần "thiên thời, địa lợi", vào cuối tháng 3/2012, EVN sẽ tiến hành thêm một đợt tăng giá điện nữa với đầy đủ tính "hợp hiến", cũng nằm trong khuôn khổ 5%, mà chẳng phải quá lo ngại về việc sẽ bị Chính phủ quy kết về việc lạm quyền.

Vấn đề còn lại chỉ là "nhân hòa", tức làm sao để một quyết định, dù là "hợp hiến" nhưng vẫn bảo đảm "hợp lòng dân", hay nói cách khác là để dân không vì thế mà rầm rĩ phản đối.

Với tinh thần lo xa hướng về cội nguồn "lấy dân làm gốc" như thế, quả không ngạc nhiên khi nhận ra sự xuất hiện của lãnh đạo Bộ Công thương, một lần nữa, trong những cố gắng nhằm thuyết phục và trấn an dư luận. 

Một kiểu PR mất lòng dân

Hoạt động PR, vốn chỉ thưọng được áp dụng trong thương mại và đầu tư, về sau này lại được vận dụng khá nhuẫn nhuyễn trong chính sách, kể cả những chính sách làm mất lòng dân.

Vào cuối tháng 12/2011, trước khi tăng giá điện 5%, EVN cũng đã có một bước "phủ đầu" dư luận. Có rất nhiều lý do phải tăng giá điện. Một trong những lý do được xem là "xác đáng" nhất là nếu không tăng giá, ngân hàng sẽ… ngừng cấp vốn cho các dự án điện. Lý do này được nêu ra bởi ông Đinh Quang Tri - Phó TGđ EVN.

Chỉ mấy ngày sau hoạt động PR của EVN vào cuối năm 2011, đến lượt Bộ Công thương xuất hiện với tư cách là "người đỡ đầu" của EVN. Người đứng đầu Bộ Công thương, ông Vũ Huy Hoàng, đã khẳng định việc EVN tăng giá điện là theo quy định của Chính phủ chứ không phải của Bộ Công Thương, vì theo Quyết định 24 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường thì trong phạm vi có biến động về chi phí đầu vào thì ngành điện được phép điều chỉnh ở mức dưới 5%. Vì vậy, việc tăng giá điện ngày 20/12 vừa qua là do ngành điện được phép đề nghị trong khuôn khổ quy định của Chính phủ.

Nhằm giải thích thêm về những tai tiếng mà "cậu ấm" EVN đã phải gánh chịu trong thời gian trước, ông Hoàng bổ sung: "Tôi cũng khẳng định, ngành điện lỗ là lỗ chính sách là chính chứ không phải do EVN kinh doanh kém".

Nhưng cũng như những giải thích nhập nhằng đối với chuyện tăng giá xăng dầu của Petrolimex, đã không có một thuyết minh đủ rõ ràng và đủ thuyết phục nào mà có thể làm rõ được con số lỗ hơn ba chục ngàn tọ· đồng của EVN liên quan đến hoạt động đầu tư trái ngành - một hành động có thể bị xem là vấn nạn trầm kha xã hội mà đã làm cho uy tín điều hành của Chính phủ bị giảm sút thêm, trong khi các báo cáo của đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương, Bộ Tài chính và Kiểm toán nhà nước đều chỉ thẳng tên của hậu quả này là do EVN đã quản lý một cách quá kém hiệu quả đối với các khoản đầu tư.

Bằng chứng hiển nhiên đã tự động lộ ra, bởi nếu không phải do năng lực điều hành kém cọi thì đã không có chuyện vào đầu tháng 2/2012, Thủ tướng phải ký quyết định miễn nhiệm ông đào Văn Hưng - Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN. Theo thông tin từ chính Văn phòng chính phủ, trong quá trình điều hành tập đoàn này, ông đào Văn Hưng đã để xảy ra nhiều hậu quả như báo giới đã nêu.

Nếu EVN đã đưa ra không ít lý do để tăng giá điện, thì về phía ngược lại, các chuyên gia phản biện xã hội cũng có rất nhiều lập luận phản bác lại những nghịch lý của tập đoàn này. Chẳng hạn, TS. Nguyễn Minh phong, Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội, đã nêu ra bảy nghịch lý về thị trường điện Việt Nam. Nghịch lý lớn nhất - còn lớn hơn cả giá xăng dầu, là giá điện luôn chỉ có một chiều tăng lên, bất chấp những trồi sụt trên thị trường giá cả trong và ngoài nước. Hoặc, cả nước thiếu điện nhưng một số nhà sản xuất điện tư nhân lại không được ký hợp đồng bán điện với EVN với lý do dây dẫn quá tải, không đủ sức tải lên mạng lưới quốc gia. Hoặc, ngành điện luôn lêu lỗ do đầu tư đa ngành và thiếu vốn đầu tư nhưng lương nhân viên EVN lại gấp nhiều lần lương trung bình xã hội. Vẫn chưa phải hết, sự lạm dụng khái niệm "an ninh năng lượng" đã được EVN sử dụng như một chiêu trò nhằm phục vụ cho cái "chợ đen" về giá điện của họ, được củng cố và thúc đẩy bởi vị trí độc quyền và vai trò độc tôn mà từ đó áp đặt gánh nặng lên đầu người dân, bất chấp ý chí "lấy dân làm gốc" đã trở nên một tiêu ngữ lỗi thời…

Chính phủ có "vô can"?

Có lẽ được khích lệ bởi cú tăng ngon trớn 10% giá xăng dầu vào đầu tháng 3/2012, vài ba lãnh đạo của Bộ Công thương và EVN khi thực hiện động tác PR chuẩn bị tăng giá điện vào tháng 3/2012, đã không thể hình dung được sự phản ứng của dư luận là quyết liệt và dày đặc tính cộng đồng đến thế nào. Nếu như trước đây, không khí phản ứng của dư luận chỉ lẻ tẻ ở một số tọ báo, vài ba diễn đàn và một í tiếng nói lẻ loi của chuyên gia, thì nay đã trở thành một "Tiên Lãng thứ hai", với sự tham gia của cả cộng đồng báo chí, và phía sau đó là cả cộng đồng người dân.

Hoàn toàn dễ hiểu là giá điện đang ảnh hưởng đến toàn bộ sinh hoạt của xã hội. Lạm phát có tồn tại hay bị triệt tiêu cũng một phần do giá điện. Uy tín của Chính phủ có còn được gìn giữ phần nào trong lòng người dân hay không cũng tùy thuộc vào những can thiệp và quyết định sắp tới của Thủ tướng về tăng giá xăng dầu và tăng giá điện.

Trong cái nhìn sâu hơn về cơ chế, không thể nói Chính phủ là "vô can" trong chuyện tăng  giá điện. Cho tới nay, cái cớ lớn nhất mà Bộ Công thương và EVN vẫn thưọng nại ra là Quyết định số 24, được Thủ tướng ban hành vào tháng 2/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường. Theo đó, khoảng cách tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá điện là 3 tháng. Nếu giá điện tăng trong phạm vi 5%, EVN chỉ cần thông báo tới Bộ Công thương, Bộ Tài chính. Cấp cao nhất là Thủ tướng Chính phủ chỉ can thiệp phê duyệt khi giá điện được đề xuất tăng trên 5%.

 đó là một nghịch lý rất lớn vẫn tồn tại cho đến nay. Với xăng dầu, Petrolimex muốn tăng giá vẫn phải tuân theo cơ chế thọa thuận trên cơ sở đề nghị của Bộ Công thương với Bộ Tài chính, hay nói cách khác là vẫn có bóng dáng của cơ chế "tam quyền phân lập" chứ doanh nghiệp xăng dầu không thể tự "làm giá". Nhưng với trường hợp giá điện, Quyết định 24 của Chính phủ dù đã được kiến nghị sửa đổi khá nhiều lần theo hướng nâng cao ý chí quyết định cuối cùng vào vai trò của Chính phủ và Thủ tướng mà không để cho doanh nghiệp độc quyền và thao túng giá điện, nhưng cho tới nay quyết định này vẫn tồn tại, và EVN vẫn nhận được một sự "thọa hiệp" nào đó rất khó hiểu.

Với "khói" của Quyết định 24 trên, EVN, cũng như một thông điệp nửa ẩn ý nửa công khai của một lãnh đạo Bộ Công thương, "về lý thuyết" sẽ được tạo "lửa" đến 4 lần trong năm, mỗi đợt tăng giá cách nhau 3 tháng. Và cũng theo "lý thuyết", EVN hoàn toàn có thể đẩy mức tăng giá điện lên trên 20% trong năm 2012 này, chứ không chỉ ở mức "kềm chế" 15,6% như bộ trưởng tài chính Vương đình Huệ thông báo sau phiên họp Quốc hội vào cuối tháng 11/2011.

Một lần nữa, EVN và Bộ Công thương lại thách thức dư luận. Trong bối cảnh lạm phát luôn có thể tái xuất bóng ma của nó vào bất cứ lúc nào, giá cả hàng hóa tăng vọt và đe dọa đến mặt bằng sinh hoạt của nhân dân, "chỉ tiêu" kềm lạm phát dưới một con số của Chính phủ vẫn chưa có cơ sở rõ ràng nào về tính khả thi…, giá xăng dầu và nếu cả giá điện đồng loạt tăng cao sẽ càng khiến cho nền kinh tế và các doanh nghiệp sản xuất rơi vào tình trạng khốn quẫn.

Một kiểu cách "bù giá vào lỗ" mà sức chịu đựng của người dân đang bị kích thích đến giới hạn nguy hiểm của phản ứng xã hội. Với "đứa con hư" EVN, bằng mọi cách sẽ phải sửa lỗi của mình khi trút hậu quả lên đầu kẻ khác. Một doanh nghiệp vẫn tự nhận là công ích nhưng lại đang làm muối mặt Chính phủ với hàng loạt hành vi đối lập với quyền lợi của người dân!

Khi đó, người dân sẽ cần phải mổ xẻ nguồn gốc vấn nạn xã hội này ở địa chỉ nào - EVN, Bộ Công thương, hay cao hơn nữa là Quyết định 24 của Chính phủ, một văn bản dù bất hợp lý nhưng dưọng như vẫn được duy trì một cách hữu ý, bởi một thái độ không thể nói là nhằm "loại trừ quyền lợi của các nhóm lợi ích"?

Viết Lê Quân

Ý kiến của bạn

NÊN Điọ€U CHọˆNH KỊP THọœI QUYẾT đỊNH NẾU THẤY KHÔNG Họ¢P LÝ
Không thể vịn vào theo cơ chế thị trường, thì phải có lộ trình năm nào cũng điều chỉnh tăng giá điện là không đúng , vì điện cũng là thương phẩm cũng như các lọai hàng hóa khác, thì giá cũng phải có lúc lên lúc xuống theo quy luật của giá trị và quy luật của thị trường. Hoặc là lý do giá điện của nước ta hiện nay thấp hơn các nước trong khu vực, nên phải điều chỉnh giá tăng bằng họ, như vậy cũng không thuyết phục, vì như Trung quốc có thu nhập đầu người hơn ta gấp 4 lần , nếu giá điện tăng cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đọi sống của người dân. Tháng 2/2011 vừa qua Bộ công thương tham mưu cho chính phủ ban hành quyết định số 24 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường , như vậy có hợp lý hay không? Có lẽ người dân ai cũng biết qua theo dõi trả lời chất vấn kiến nghị của đại biểu, cử tri tại kỳ họp của Quốc hội về việc tăng giá điện, giá xăng dầu thì Lãnh đạo Bộ công thương đều có ý kiến bảo vệ quyền lợi đến cùng đến các doanh nghiệp nhà nước như điện , xăng dầu, chớ không nghĩ đến đọi sống khó khăn của người dân hiện nay. Vừa qua tập đoàn điện lực Việt nam có ý định đề nghị chính phủ điều chỉnh tăng giá điện , nhưng qua dư luận phản ánh ý kiến của người dân và qua phân tích của các chuyên gia kinh tế nên dừng lại. Tập đòan điện lực Việt nam từ trước đến nay bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất tiêu thụ điện như sắt thép, xi măng vv… nên đã bị lỗ , nay Tập đòan lại có phương án án tăng giá điện bắt người dân phải gánh mức giá điện bù chéo cho sản xuất là vô lý. Hiện nay Tập đòan đang độc quyền là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngòai như Trung quốc vv… Do bị ép giá , giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy, nên nhiều nhà máy sản xuất điện năng không phải do Tập đòan đầu tư bị thua lỗ, cuối cùng phải bán chuyển nhượng lại tòan bộ cổ phần cho Tập đòan, báo đài cũng đã phản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trả lời của ngành điện. Tập đòan cũng là người phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat, điều đó dẫn đến công tác quản lý tài chính dễ nhập nhằng , khó kiểm tra kiểm sóat , trong nhiều năm qua đã minh chứng cho việc này, đến khi có các bộ ngành các chức năng vào cuộc kiểm tra thanh tra người dân mới biết được họat động tài chính của tập đòan . đề nghị nhà nước không nên tiếp tục bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất sắt thép , xi măng nữa, nếu không ngành điện tiếp tục bị lỗ nữa , rồi lại nâng giá điện bắt người dân phải gánh chịu là rất vô lý. để tránh độc quyền của tập đòan điện lực Việt nam , đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tậpđòan, Tập đòan điện lực Việt nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi. Về lâu dài đề nghị các bộ ban ngành có chức năng, sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh quyết định 24 chính phủ cho hợp lý, tránh tập đoàn EVN dựa dẫm vào quyết định trên, để có cớ để tăng giá điện, ảnh hưởng đến đại đa số đọi sống khó khăn của người dân hiện nay.
MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập176
  • Hôm nay6,584
  • Tháng hiện tại57,954
  • Tổng lượt truy cập41,125,757
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây