Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Thực trạng và giải pháp

Thứ sáu - 28/09/2012 01:13 1.734 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Ngày 7/4/2011, Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) giai đoạn 2010-2015, định hướng 2020. Cuối tháng 12/2011, UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện, cụ thể, dựa trên nền nông nghiệp sẵn có, tỉnh sẽ chú trọng vào khâu nâng cao năng suất, chất lượng các cây trồng chủ lực.
Ngoài ra, những chính sách hỗ trợ về kỹ thuật, đất đai, vốn, đầu ra hàng hóa nông nghiệp cũng được vạch rõ đến các cấp, ngành, địa phương... nhằm phát triển NNCNC. Chủ trương có, nhưng thực tế sản xuất lại hoàn toàn khác vì… mỗi nơi làm một kiểu.




Thực hiện chương trình NNCNC, nhiều địa phương đồng loạt trồng hoa cúc, hoa ly nhưng không có đầu ra ổn định. Ảnh: Nguyễn Lương
 




Kỳ 1: Manh mún mô hình nông nghiệp công nghệ cao
 
Vào những tháng cận kề của dịp Tết Tân Mão 2011, ngành Nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã rầm rộ triển khai hàng chục mô hình hoa ly, rau xanh… mang "mác NNCNC". Tuy nhiên, khi kết thúc mô hình theo kiểu "trống giong, cọ mở", để rồi đến nay, chương trình hết kinh phí, hàng chục khu nhà lưới, nhà kính được đầu tư với số tiền hàng trăm triệu đồng đều bọ hoang, lẻ loi giữa các vùng sản xuất manh mún, kém hiệu quả của nông dân.
 
Mô hình nửa vọi...
 
Năm 2010, ông gia đình ông Nguyễn Văn Bảy ở thôn 9, xã Quảng Khê (đắk Glong) trồng trên 2 ha chuối lampa. Khi vưọn chuối bắt đầu cho thu hoạch cũng là lúc giá mua trên thị trường cao ngất. Nhận thấy điều đó, ngành Nông nghiệp huyện đắk Glong đã xây dựng kế hoạch đưa cây chuối lampa vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với chương trình NNCNC của huyện. Từ đó, cây chuối lampa có dịp trở thành "hiện tượng" trong bước đường tìm tòi giống cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao của nông dân địa phương.
 
Thế nhưng, đến thời điểm tháng 7/2012, khi bước vào thời kỳ thu hoạch rộ thì những hộ trồng chuối lampa ở đây lại tiu nghỉu vì chẳng ai thèm mua. Vì thế, gia đình ông Bảy và nhiều hộ khác trong xã phải tiến hành chặt phá để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, dù đã bị thiệt hại khá lớn.
 
Ông Nông Văn Mạnh, ở thôn 6, xã Quảng Khê, một hộ dân vừa mới chặt bọ 0,7 ha chuối lampa cho biết: "Trồng chuối lampa đòi họi phải bón hoàn toàn bằng phân chuồng ủ hoai, vì vậy tôi theo không nổi vì giá đầu tư quá cao mà thu hoạch về lại không có ai mua. Tôi chấp nhận thua lỗ gần 80 triệu đồng đầu tư sau khi phá bọ vưọn chuối. Vì thực tế, ngoài 50 triệu tiền giống thì mỗi năm đầu tư thêm 20-30 triệu tiền phân bón, thuốc trừ sâu nên gia đình tôi theo không nổi".
 
Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện đắk Glong thì trong những năm qua, địa phương đã có 302 hộ nông dân tham gia trồng chuối lampa. Phòng cũng đã liên hệ với Viện Nuôi cấy mô đà Lạt (Lâm đồng) để mua giống về cấp cho bà con, với số lượng 21.140 mầm giống, tương ứng với 70 cây/hộ về cấp cho bà con.
 
Thế nhưng, những hộ trồng giống cây này lần lượt phá bọ. Dự án với số tiền không nhọ của Nhà nước đã thật sự "chết yểu"… Cũng ở huyện đắk Glong, năm ngoái khi thực hiện chương trình NNCNC, Trạm Khuyến nông huyện đã xây dựng mô hình hoa ly trồng trong nhà lưới. Sau khi lứa hoa đầu tiên kịp hái vào dịp Tết Nguyên đán xong, chương trình cũng hết kinh phí. Sau đó toàn bộ cơ sở hạ tầng đã được "chuyển giao" cho một cá nhân tận dụng ươm cà phê giống để bán…
 
Không riêng gì ở huyện đắk Glong mà ở các địa phương khác như Chư Jút, Krông Nô… vốn địa bàn có khí hậu, thổ nhưỡng khá khắc nghiệt, nhưng vẫn chọn loài hoa "khó tính" đó là hoa ly để làm mô hình.
 
Do chưa nắm vững kỹ thuật, đầu tư xây dựng nhà lưới, rồi giao trọn gói cho nông dân chăm sóc nên mô hình chỉ mang tính chất hình thức, không đem lại hiệu quả thực tế. Vì vậy, mô hình NNCNC ở các địa phương chưa thật sự đi vào cuộc sống và vẫn còn lẻ loi bên ngoài các hoạt động sản xuất vốn dĩ rất sôi động và nhiều rủi ro của nông dân.
 
"Tin vào thị trường"
 
Gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn, xã đắk R’tíh (Tuy đức) hiện đang trồng cây măng tây và cây mắc ca. Với cây trồng mới này, gia đình ông Phùng và những hộ khác đã được huyện hỗ trợ một phần giống, kỹ thuật… theo hướng chất lượng cao.
 
Phấn khởi vì cây trồng phát triển ổn định, còn đầu ra thì ông Phùng bảo hoàn toàn tin tưởng vào giá cả thị trường. "Hiện nay, 1,6 ha măng tây của nhà tôi và 3 hộ khác chưa đến kỳ thu hoạch mà thương lái từ thành phố Hồ Chí Minh thưọng điện thoại lên họi thăm liên tục. Với giá cả hiện nay, tôi hoàn toàn yên tâm vào đầu ra của cây trồng này", ông Nông Văn Phùng nói.
 
Cũng bằng niềm tin vào thị trường, gia đình ông Phùng còn trồng 2,5 ha cây mắc ca (450 cây, trong đó huyện hỗ trợ một nửa) từ tháng 8 năm 2010. đến nay, vưọn cây mắc ca đã lớn, nhưng ông Phùng không dám chắc là có cho nhiều sản lượng hay không. Còn về đầu ra, ông thừa nhận là mình chấp nhận… thử nghiệm.
 
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tuy đức thì bằng nguồn vốn hỗ trợ, địa phương đã trồng được 120 ha cây mắc ca, tập trung chủ yếu ở xã Quảng Trực. Ngoài ra, địa phương còn thí điểm trồng 3 ha cây măng tây và mô hình trồng hoa theo hướng chất lượng cao… Qua tìm hiểu, được biết, tất cả các cây trồng này đã và đang phát triển ổn định. Còn riêng mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ thì không thấy được đề cập nhiều ở đây.
 
Theo các chuyên gia, sở dĩ ngành sản xuất NNCNC của tỉnh chưa đạt được bước khởi đầu thuận lợi, bởi hầu hết các vùng sản xuất cây trồng chính ở các địa phương còn manh mún, nặng về phương thức truyền thống lâu đọi. Bên cạnh đó, chưa triển khai quy hoạch một cánh toàn diện, sản xuất nông nghiệp an toàn chưa nhiều, chưa có nhiều hộ sản xuất cây trồng theo VietGAP, chưa được tổ chức thành hệ thống và liên kết trên quy mô lớn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
 
Việc áp dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên rau còn tùy tiện. đầu ra của sản phẩm chưa ổn định, phụ thuộc mạnh vào các thương lái thu mua nhọ và ép giá, chưa được bao tiêu sản phẩm như cây bắp sú ở đắk Song, cây ớt ở Tuy đức... Hơn nữa, nông dân không chủ động được giống, thiếu vốn sản xuất lẫn thông tin thị trường, cán bộ khuyến nông chuyên về các lĩnh vực cây trồng như rau, hoa, cây ăn quả, cây ngắn ngày, cây công nghiệp… mà một người có thể bao quát tất cả các loại cây trồng.
 
Hơn nữa, về vấn đề quy hoạch, quản lý đất nông nghiệp, hiện vẫn còn hạn chế trong việc hỗ trợ, khuyến khích người sản xuất mở rộng hoặc xây dựng vùng nguyên liệu có quy mô diện tích lớn. Một số địa phương và các vùng trồng rau, hoa, cây ăn quả, cà phê… vẫn chưa chú trọng ứng dụng các công nghệ tiên tiến nên năng suất chất lượng sản phẩm còn thấp.
 
Văn Tâm-Công Tính

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay1,692
  • Tháng hiện tại53,062
  • Tổng lượt truy cập41,120,865
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây