Cầu nối giữa khoa học kỹ thuật với nhà nông Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì trong những năm qua, công tác khuyến nông đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, cải thiện đọi sống của người dân. Nhọ đó, giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích đất canh tác của tỉnh hàng năm không ngừng tăng lên. Cụ thể, năm 2007, thu nhập bình quân của người dân chỉ đạt 19,8 triệu đồng/ha nhưng đến năm 2011, con số này đã tăng lên 39,5 triệu đồng/ha. đây là thu nhập tuy còn khá khiêm tốn so với các tỉnh, thành khác, nhưng mức tăng này quả thật là có nhiều ý nghĩa đối với tỉnh ta, bởi mặt bằng phát triển sản xuất chung là còn khá thấp. Trong đó, vai trò của công tác khuyến công cũng đã có những đóng góp nhất định.
|
Nông dân thị xã Gia Nghĩa tiếp cận tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa cảnh cho thu nhập cao |
thời gian qua, để góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, hoạt động khuyến nông đã xác định mục tiêu là giúp các nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, thoát khọi đói nghèo, vươn lên làm giàu. Theo đó, ngành Khuyến nông tỉnh đã tích cực tổ chức các chương trình tập huấn chuyển giao kỹ thuật; xây dựng các mô hình theo hướng sản xuất nông nghiệp CNC phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp làm điểm trình diễn cho nông dân tham quan, học tập và quảng bá nhân rộng. Một số chương trình được tập trung triển khai như lúa lai; thâm canh ngô lai, đậu đỗ; rau sạch, hoa cảnh; thâm canh ca cao, cây mắc ca; cải tạo đàn bò, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản… Trong đó, chương trình lúa lai đã được ngành Khuyến nông triển khai về các nông hộ nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao, phục vụ nhu cầu lương thực tại chỗ và sản xuất hàng hóa. Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì từ năm 2004 đến nay, đơn vị đã triển khai tổng quy mô trên 673 ha lúa nước, với 2.470 hộ tham gia. đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có trên 50% diện tích lúa nước đang canh tác một số giống lúa lai như Nghi hương 2308, Nhị ưu 838, BHP - 71, GS - 9… cho năng suất đạt trên 8,5 tấn/ha, chất lượng gạo tốt thay cho các giống lúa thuần địa phương với năng suất chỉ đạt 5 tấn/ha. Nhọ đó, sản lượng lúa trên toàn tỉnh liên tục tăng từ 46.327 tấn năm 2004 tăng lên 61.000 tấn vào năm 2011. Ngoài chương trình khuyến nông cây lương thực, thực phẩm thì việc triển khai các mô hình cây công nghiệp dài ngày cũng mang lại những tín hiệu vui cho sản xuất nông nghiệp ở các địa phương. đó là những kết quả từ mô hình sản xuất thử nghiệm cây ca cao đã cho thấy, đây là giống cây trồng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế cao ở đắk Nông. Từ năm 2004 đến nay, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh cũng đã triển khai được trên 117 ha ca cao, nguồn giống chủ yếu là các dòng TD (từ TD 3 đến TD14). được biết, trước đây, người dân chủ yếu trồng các dòng ca cao thực sinh, nhưng từ năm 2006, nhọ các kết quả từ mô hình nên nông dân ở các địa phương như đắk R’lấp, đắk Song, đắk Glong, đắk Mil, Chư Jút, Krông Nô… đã chuyển sang trồng ca cao ghép, nhằm rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, giảm chi phí đầu tư.
Với kết quả trên, ngành Khuyến nông thật sự là cầu nối, là người đi đầu tiếp nhận những kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến từ các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ sở ứng dụng CNC… chuyển giao cho người sản xuất. Trong đó, các cán bộ khuyến nông là người bạn đồng hành, vừa chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, vừa tiếp nhận kinh nghiệm thực tiễn sản xuất để cùng nông dân tiến những bước vững chắc trong quá trình xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp CNC ở các địa phương.
|
Chương trình cải tạo đàn bò thịt được ngành Khuyến nông tỉnh triển khai mang lại hiệu quả kinh tế cao |
Góp phần định hình nông nghiệp CNC Có thể nói, phạm vi hoạt động công tác khuyến nông bao quát hầu hết các ngành nghề trong đọi sống sản xuất như chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, điện cơ nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. Do đó, đối tượng của ngành Khuyến nông cũng rất đa dạng. Vì thế, nhiệm vụ của ngành Khuyến nông là không chỉ trực tiếp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người sản xuất mà còn phải xây dựng, định hình các mô hình nông nghiệp CNC theo quy chuẩn để nhân rộng ra thực tế sản xuất, giúp nông dân ứng dụng hiệu quả.
Với vai trò, nhiệm vụ đó, theo ông Nguyễn Tuấn Khải, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì trước hết, đơn vị phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến ngư đủ mạnh để xứng tầm với nhiệm vụ mới, nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp CNC của tỉnh. Trước mắt, Trung tâm sẽ triển khai kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ. đồng thời, những khuyến nông viên, cộng tác viên khuyến nông cũng cần ưu tiên bồi dưỡng, đào tạo bổ sung kiến thức về nông nghiệp CNC để phục vụ cho địa phương. Tuy nhiên, hiện việc thực hiện xây dựng, phát triển nông nghiệp CNC của tỉnh còn đang ở bước sơ khởi nên ngành Khuyến nông tỉnh chỉ tập trung vào các dự án thuộc chương trình giống và nghiên cứu sản xuất giống trong các lĩnh vực cây trồng nông, lâm nghiệp và giống vật nuôi, thủy sản. Bên cạnh đó, để phát huy sức mạnh tổng hợp, gắn kết sản xuất với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đơn vị cũng tham mưu, xây dựng kế hoạch cho ngành Nông nghiệp tạo mối liên kết giữa "4 nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Nhà nước). Ngành Khuyến nông tỉnh cũng sẽ tăng cưọng công tác tập huấn kiến thức sản xuất mới cho người dân, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng kết quả mô hình, thông tin về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, thông tin giá cả thị trường đối với các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, ứng dụng CNC trong sản xuất.
Bài, ảnh: Văn Tâm