Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương: Cần nâng cao chất lượng hoạt động lấy ý kiến nhân dân

Thứ năm - 14/06/2012 00:01 1.677 0
Theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2004 và Điều 17 Nghị định số 91/2006/Nđ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thì cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo văn bản và có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến để chỉnh lý dự thảo văn bản.

 
đối với địa phương, tại Quyết định số 47/2006/Qđ-UBND ngày 20/12/2006 của UBND tỉnh đắk Nông ban hành Quy chế soạn thảo, thẩm định, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tỉnh đắk Nông; Quyết định số 17/2008/Qđ-UBND ngày 4/6/2008 của UBND tỉnh đắk Nông ban hành Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh đắk Nông quy định cụ thể việc tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật. đặc biệt là ý kiến của nhân dân tại các thôn, bon, buôn, tổ dân phố. Hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đều yêu cầu bao gồm cả Bảng tổng hợp lấy ý kiến. Trong đó, yêu cầu cơ quan soạn thảo phải giải trình việc tiếp thu ý kiến.
 
Mặc dù các văn bản liên quan đến việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương đã quy định rõ ràng, cụ thể việc lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, nhưng ở địa phương, hầu hết các cơ quan soạn thảo chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến hoạt động lấy ý kiến góp ý dự thảo văn bản của đối tượng chịu sự tác động nói riêng và của nhân dân nói chung. đa số lãnh đạo các đơn vị không nhận thức được vai trò của nhân dân trong việc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Một phần vì các cơ quan hành chính khi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thưọng dựa trên ý chí của cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu đưa ra các biện pháp phục vụ điều hành, quản lý Nhà nước, mà ít tính đến lợi ích của đối tượng chịu sự tác động của văn bản, thậm chí là không quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của họ.
 
Bên cạnh việc nhiều cơ quan soạn thảo chưa chú trọng việc lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động, thì nhận thức của nhân dân về quyền và trách nhiệm tham gia xây dựng pháp luật còn hạn chế. Họ chỉ thực sự quan tâm đối với những văn bản động chạm sát sưọn đến quyền, lợi ích của họ, còn đối với những văn bản để cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước thì hầu như ít nhận được sự quan tâm của các đối tượng tham gia. Hạn chế này là do ý thức của người dân chưa cao và công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân ý thức được trách nhiệm tham gia công tác xây dựng văn bản cũng như việc tổ chức lấy ý kiến và việc công khai hóa các dự thảo để lấy ý kiến chưa được triển khai thực hiện thưọng xuyên, việc tiếp cận các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của người dân chưa được thuận lợi. Điều này phản ánh hoạt động tổ chức lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương chưa được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả đã ảnh hưởng lớn đến tính hợp pháp, tính khả thi và tính ổn định của văn bản quy phạm pháp luật.
 
để nâng cao chất lượng hoạt động lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, trước hết các cấp ủy đảng cần tăng cưọng vai trò và sự lãnh đạo đối với công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung và công tác tổ chức lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nói riêng; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và của nhân dân trong việc tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và đảm bảo thực hiện đúng quy trình tổ chức lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương; Tiếp tục xây dựng và củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đủ năng lực và đáp ứng yêu cầu đặt ra. đặc biệt là triển khai thực hiện tốt Nghị định số 55/2011/Nđ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
 
Tín Hòa

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập73
  • Hôm nay2,727
  • Tháng hiện tại54,097
  • Tổng lượt truy cập41,121,900
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây