![](http://nld.vcmedia.vn/3hUoABmvvy2IekyeplY8ku9KzTdMI/Image/2012/05/1705/3chot_6c041.jpg)
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giới thiệu nội dung kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII. Ảnh: TTXVN
Chiều 17-5, Văn phòng Quốc hội (QH) đã tổ chức họp báo về kỳ họp thứ ba, QH khóa XIII. Thông báo về chương trình kỳ họp thứ ba, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Sĩ Dũng cho biết kỳ họp sẽ kéo dài 32 ngày (từ ngày 21-5 đến 21-6), trong đó có 25 ngày làm việc chính thức.
Sửa Luật đất đai: Chọ sửa Hiến pháp
Ông Nguyễn Sĩ Dũng cho biết nội dung chính của kỳ họp là công tác lập pháp. Dự kiến QH sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 7 nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật. Các luật được thông qua gồm: Luật Giáo dục đại học, Bộ Luật Lao động sửa đổi, Luật Giá, Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Biển Việt Nam… Trong số 7 nghị quyết được QH thông qua, đáng chú ý có Nghị quyết về các giải pháp giảm thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân; Nghị quyết về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH…
Tại kỳ họp này, QH cũng xem xét, thảo luận các báo cáo đánh giá bổ sung tình hình kinh tế - xã hội - ngân sách năm 2011 và những tháng đầu năm 2012. đáng chú ý, QH sẽ cho ý kiến về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH có nội dung bọ phiếu tín nhiệm các chức danh do QH bầu và phê chuẩn. đây là nội dung không mới vì đã được quy định trong Luật Tổ chức QH. Tuy nhiên, điều kiện "phải có 20% số đại biểu (đB) QH nhất trí bọ phiếu tín nhiệm" thì kỳ họp này sẽ thảo luận để sửa.
Tiếp tục trả lời báo chí về việc QH có yêu cầu Chính phủ báo cáo các vấn đề bức xúc như giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng… hay những vấn đề liên quan đến nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất như Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên), ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết báo cáo của ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tập hợp ý kiến cử tri và báo cáo của Ban Dân nguyện cũng đề cập khiếu nại tố cáo, trong đó có đất đai.
Cũng theo ông Phúc, chủ trương sửa Luật đất đai 2003 tiếp tục được QH thảo luận. Ông Phúc cho rằng sửa Luật đất đai có vấn đề quan trọng là "sở hữu" mà để điều chỉnh quy định này thì phải chọ sửa Hiến pháp năm 1992. Do vậy, phải đợi đến việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được thông qua, dự kiến vào kỳ họp sau (cuối năm 2013).
Trình Quốc hội xem xét vụ bà Hoàng Yến
Ông Nguyễn Sĩ Dũng cho biết kỳ họp lần này, trên cơ sở đề nghị của ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan, ủy ban Thưọng vụ Quốc hội (TVQH) sẽ trình ra QH đề nghị xem xét tư cách đBQH của bà đặng Thị Hoàng Yến.
Trả lời câu họi của báo chí về bà Hoàng Yến, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết khi kết thúc kỳ họp thứ hai (tháng 11-2011), Văn phòng QH đã có thông báo với các đBQH khi tiếp xúc cử tri tại địa phương thì thông báo về việc QH đang xem xét những thông tin báo chí nêu đối với đB Hoàng Yến. Tiếp đó, giữa hai kỳ họp thứ hai và thứ ba, Ban Công tác đB - ủy ban TVQH đã tiến hành xác minh làm rõ một số vấn đề cụ thể và thấy rằng trong quá trình kê khai hồ sơ ứng cử, bà Hoàng Yến đã không trung thực. Cụ thể là đã có thời kỳ bà Hoàng Yến là đảng viên và có chồng là ông Jimmy Trần nhưng không được ghi trong lý lịch. Trên cơ sở này, MTTQ tỉnh Long An và ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã xem xét và có văn bản gửi ủy ban TVQH đề nghị bãi nhiệm tư cách đBQH của bà đặng Thị Hoàng Yến. Tại kỳ họp này, ủy ban TVQH sẽ trình ra QH đề nghị bãi nhiệm tư cách đBQH của bà đặng Thị Hoàng Yến.
Cũng theo ông Phúc, để tiến hành bãi nhiệm bà Hoàng Yến cần có 2/3 số đBQH bọ phiếu đồng ý với đề nghị của ủy ban TVQH. "Việc QH xem xét đề nghị bãi nhiệm tư cách đBQH của bà đặng Thị Hoàng Yến sẽ được tiến hành ngay đầu kỳ họp. Và nếu kết quả bọ phiếu sau đó với đa số phiếu đồng ý với việc bãi nhiệm tư cách đBQH thì bà Yến sẽ không được tiếp tục tham dự kỳ họp thứ ba" - ông Phúc nói.
Báo cáo Quốc hội về đập thủy điện, quản lý, sử dụng đất Thủ tướng Chính phủ vừa phân công bộ trưởng một số bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ chuẩn bị bổ sung một số báo cáo dự kiến sẽ được trình bày và xem xét tại kỳ họp thứ ba, QH khóa XIII khai mạc vào ngày 21-5 tới. Theo đó, bộ trưởng Tài chính chuẩn bị trình Báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Báo cáo về gói hỗ trợ doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn năm 2012; bộ trưởng Công Thương báo cáo về tình hình xây dựng, quản lý và vận hành các đập thủy điện, nhất là các đập thủy điện lớn trên địa bàn cả nước; bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng đất năm 2011 và những tháng đầu năm 2012… Thủ tướng cũng yêu cầu Tổng Thanh tra Chính phủ chuẩn bị, trình báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Văn phòng Chính phủ chuẩn bị, trình báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng. H.Thành |
Thế Dũng
à kiến bạn đọc
SỊM TÃI CÆ CẤU Nọ€N KINH TẾ VIọ†C CẦN LÀM NGAY đối với nền kinh tế của nước ta thì doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, do vậy tái cơ cấu nền kinh tế phải bắt đầu từ doanh nghiệp nhà nước là việc cần làm ngay. Trong những năm qua cũng có nhiều tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh có hiệu quả đóng góp cho ngân sách nhà nước chiếm tọ· lệ lớn trong khọan thu ngân sách nhà nước, tuy nhiên vẫn còn những tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh kém hiệu quả để thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, điển hình như tập đòan Vinashin từ Chủ tịch hội đồng quản trị , Tổng giám đốc, kế tóan trưởng vv… bị sai phạm trong quá trình quản lý kinh doanh, làm thất thóat tiền nhà nước, đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố đưa ra xét xử, những việc làm trên đã gây mất niềm tin của người dân đối với các tập đòan doanh nghiệp nhà nước. Điều đó thể hiện qua khảo sát do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và WB, sứ quán Ireland tổ chức công bố khảo sát "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt - CAMS 2011". Có đến 70% dân số không hài lòng với sự đóng góp của doanh nghiệp nhà nước. để củng cố niềm tin cho người dân đối với các tập đòan nhà nước, tin vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, tin vào chế độ ưu việt của nước ta, không có cách nào hơn phải kịp thời tái cơ cấu nền kinh tế của nước ta hiện nay. Tái cơ cấu mang ý nghĩa là sửa chửa những yếu kém trong thời gian vừa qua, tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan để có hướng khắc phục để tập đòan doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát triển, phù hợp với nền kinh tế thị trường đang tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới. Trước tiên cần phân lọai các đơn vị doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh có hiệu quả nên tiếp tục duy trì từng bước cổ phần hóa. Không nên có quan điểm do tái cơ cấu nên phải nhập vào, đối với nền kinh tế không phải là làm bài tóan phép cộng là xong. Có thể có doanh nghiệp hiện nay với quy mô nhọ đang làm ăn kinh doanh có hiệu quả, nhưng đến khi nhập vào với đơn vị khác tạo ra quy mô lớn hơn, nhưng chưa chắc kinh doanh có hiệu quả. đối với các đơn vị tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh bị thua lỗ thất thóat ngân sách quá lớn, việc đầu tiên phải thay ngay các vị lãnh đạo tập đòan, tổng giám đốc. Cần thiết xem lại quy mô của tập đòan hiện nay có phù hợp hay không? Nếu không phù hợp có thể giải thể, để lại các thành viên doanh nghiệp trực thuộc nếu họat động kinh doanh tốt được tiếp tục tồn tại. Nhà nước cần tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh, làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm tổng giám đốc hay giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bọ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao. Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đòan, doanh nghiệp, hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đóan của mình làm thiệt hại thất thóat về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất. đối với các Bộ ban ngành có chức năng phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngòai ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước, kiểm tóan nhà nước tăng cưọng công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh. Hoặc đơn vị hàng năm phải thuê kiểm tóan độc lập trong và ngòai nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết tóan tài chính với Bộ chủ quản và Bộ tài chính cơ quan quản lý thuế. Trong những năm qua việc thanh tra, kiểm tra ít quan tâm đến các tập đòan đơn vị để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thóat tiền nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi, cuối cùng hậu quả bị dư luận phê phán Doanh nghiệp Nhà nước lỗ, dân chịu.