Hơn thế nữa, họ - các nghệ nhân dân gian trở thành "vốn quý" ở bon, làng, đang hiện thực hóa việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống bằng việc tạo ra các nhạc cụ, vật dụng cũng như dành thời gian để tiếp tục truyền cho các thế hệ sau có ý thức lưu giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc.
![](http://www.baodaknong.org.vn/database/newsimg/1195-VH-4.jpg) |
Nghệ nhân dân gian "truyền nghề" cho các thế hệ trẻ |
đơn cử như các nghệ nhân Điểu Ngơt, Điểu Nghim ở bon Bu Prâng, đắk N’drung (đắk Song), với bàn tay khéo léo và sự cần mẫn, đã chế tác ra nhiều nhạc cụ truyền thống trên chất liệu tre, nứa… Theo các nghệ nhân thì cái khó trong việc chế tác nhạc cụ không chỉ là cần có sự giống nhau về kiểu dáng, kích thước mà còn phải chuẩn về chất lượng âm thanh, cao độ, trường độ, âm sắc trong từng nốt nhạc. Ngoài kinh nghiệm trong việc sử dụng các chất liệu, thì nghệ nhân còn phải biết cách chỉnh âm, hiểu từng ngóc ngách của nhạc cụ để xử lý sự sai lệch. Do đó, các nghệ nhân luôn quan tâm đến việc chỉ dạy cho các nghệ nhân trẻ kinh nghiệm chế tác nhạc cụ cũng như biết cách "thẩm âm", tiếp tục giữ gìn vốn văn hóa truyền thống của cha ông.
Tuổi đã cao, nhưng thời gian qua, bà N’Jang ở bon Phi Mur, xã Quảng Khê (đắk Glong) vẫn thưọng xuyên đến lớp học hát dân ca Mạ để truyền lại những ngón nghề, những bài hát mà bà học được từ những người đi trước. Những buổi sinh hoạt cộng đồng ngày xưa đã giúp bà nhớ lại những lời hát, những âm điệu, cung bậc để truyền dạy cho lớp trẻ hôm nay những bài dân ca Mạ mà ngày xưa các nghệ nhân đã hát thâu đêm suốt sáng. Không chỉ thế, bà N’Jang còn ghi đĩa để lưu giữ, giúp cho lớp trẻ có thể nghe đi nghe lại nhiều lần, tránh quên lời bài hát.
![](http://www.baodaknong.org.vn/database/newsimg/1195-VH-2.jpg) |
Già làng Ma Rin ở bon Bu P’răng, xã đắk N’Drung (đắk Song) trao cồng kết nghĩa các bon. Ảnh: Ngọc Tâm |
Chị Thị Nhum ở bon Bu Prâng, xã đắk N’drung cũng đã trở thành nghệ nhân chỉnh chiêng có thâm niên nhất trong bon. Học đánh chiêng từ nhọ, lớn lên cùng nhịp chiêng, Thị Nhum đã nắm được những "hơi thở" của chiêng. Vì vậy, không chỉ đánh được nhiều bài chiêng khó, mà chị còn có khả năng nghe được âm thanh đúng hay sai của từng chiếc chiêng trong dàn chiêng khi hòa điệu. Do đó, Thị Nhum đã nhiều lần chỉnh chiêng cho các đoàn nghệ thuật trên địa bàn và các vùng phụ cận. Không chỉ có vậy, Thị Nhum còn đề xuất đưa môn học đánh cồng chiêng vào trường học và trực tiếp đứng lớp dạy cho các em học sinh ở các bon làng đang theo học tại trường phổ thông dân tộc nội trú đắk Song từ nhiều năm nay. Chính từ lớp học này đã đào tạo ra nhiều thành viên xuất sắc trong đội cồng chiêng ở các bon làng trên địa bàn.
Bà H’Bạch ở bon N’Jriêng, xã đắk Nia (Gia Nghĩa) cũng đang ngày ngày miệt mài bên khung cửi, không chỉ dệt những vật dụng sinh hoạt hằng ngày mà còn truyền nghề cho người dân trong bon. Bà còn tìm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, vừa bền, đẹp, lại vừa thời trang để có thể giữ nghề dệt truyền thống.
Triển khai thực hiện đề án "Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc thiểu số tại chỗ", ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang sử dụng các nghệ nhân dân gian để truyền lại những gì tích lũy được cho thế hệ sau. đó chính là việc làm có ý nghĩa và hiệu quả thiết thực để đề án thành công.