Quả thật, tôi đã nghe lời khẳng định ấy mấy lần rồi, bởi một thời gian dài thưọng trú "cơm bụi, xe ôm" làm báo ở các tỉnh Tây Nguyên, tôi đã may mắn được tham gia không ít lễ hội cồng chiêng đặc sắc như: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên lần thứ 4 (năm 1999), với sự tham gia của gần 500 nghệ nhân người Ba Na, Yơ Rai, M’nông, Êđê, Brâu... (người cao tuổi nhất 70, thấp nhất 13) biểu diễn những bài cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. được thức cùng tiếng cồng chiêng trầm hùng tiễn biệt Anh hùng Núp suốt ba ngày, ba đêm ở nhà tang lễ Tỉnh ủy Gia Lai (tháng 7-1999)… và lần gần đây nhất là được tham gia Lễ hội Quốc tế Cồng chiêng Tây Nguyên lần thứ nhất (11-2009).
Thật lạ lùng, cứ mỗi lần nghe tiếng cồng chiêng cất lên đâu đó, tôi như bị lôi cuốn hút hồn vào thứ âm thanh rộn rã "ma thuật" ấy. Tiếng cồng chiêng lúc thì ngân cao, vút xa như tiếng gió đại ngàn, lúc thì chùng xuống, trầm hùng như thác đổ, sâu thẳm mà huyền bí lạ lùng.
Bao đọi nay, tiếng cồng chiêng gắn bó với máu thịt con người Tây Nguyên từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt từ giã cõi đọi, trở thành nhạc nền cho suốt cuộc đọi của họ, từ buổi lễ thổi tai (lễ đặt tên) đến lễ trưởng thành, lễ trao vòng đính hôn và cuối cùng là lễ bọ mã... Có thể nói, không một lễ hội lớn nhọ nào của đồng bào Tây Nguyên mà thiếu tiếng cồng chiêng. Cồng chiêng đối với người Tây Nguyên không chỉ là khí cụ âm nhạc, là biểu tượng của sự giàu có ở mỗi gia đình, sự hùng mạnh của mỗi buôn làng, mà còn là biểu tượng văn hóa tâm linh đặc sắc của một vùng đất. Cho đến bây giọ, những già làng cao tuổi nhất, những nghệ nhân cồng chiêng bậc thầy, đến những nhà nghiên cứu học vẫn chưa ai có câu trả lời chính xác cồng chiêng và nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng có mặt ở Tây Nguyên từ bao giọ? Nhưng từ rất xa xưa trong trường ca đam San, cồng chiêng và âm thanh của cồng chiêng được nói đến như là sức mạnh "vật chất".
"... đánh lên tiếng chiêng trầm Chiêng ngân khe khẽ đánh nhẹ cho gió lùa xuống đất đánh cho vang khắp vùng Rung cho tiếng lùa qua núiLàm cho bầy khỉ quên bám vào câyCho bầy ma quên hại người Cho chuột, sóc quên đào hangCho rắn luồn khọi tổ Cho hươu, nai đứng ngó (nhìn) quên nhai cọCho cả thế gian chỉ có biết Nghe tiếng chiêng của HơNhi- HơBhi...". Ai cũng biết, cồng chiêng được đúc bằng đồng, có pha thêm vàng, bạc vào núm chiêng cho tiếng chiêng trong và ngân hơn, nhưng các dân tộc ở Tây Nguyên từ trước đến nay chưa có trình độ về kĩ thuật đúc đồng để làm cồng chiêng. Hiện nay, nhiều người căn cứ vào hình dáng, kích thước, tên gọi của các loại cồng chiêng để đưa ra giả thiết về nguồn gốc con đường cồng chiêng đến Tây Nguyên như: Chiêng Lao từ nước bạn Lào qua; Chiền Kur từ Campuchia qua; còn chiêng Yoan từ các tỉnh miền Trung lên, mà chủ yếu là từ làng chiêng Phước Kiều (Quảng Nam). Dù cồng chiêng có mặt ở Tây Nguyên từ bao giọ, bằng con đường nào chưa có câu trả lời chính xác, nhưng một điều không ai có thể phủ nhận Tây Nguyên là cái nôi của nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng và là nơi lưu giữ được một số lượng cồng chiêng lớn nhất đông Nam Ã. Hiện nay, theo thống kê của các địa phương, Tây Nguyên có hơn 20.000 bộ cồng chiêng với hơn 100.000 chiếc cồng chiêng lớn nhọ, trong đó Gia Lai có số lượng nhiều nhất 8.000 bộ với hơn 40.000 chiếc. đây là con số đáng quý trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên.
Cùng với văn hóa rượu cần, văn hóa nhà Rông, nhà dài, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đang trở thành tài sản vô giá trong bản sắc văn hóa dân tộc. Có dịp đến với Tây Nguyên khi mùa hoa cúc quỳ nở vàng khắp đồi nương, công việc mùa màng đã vãn, thóc lúa đã về kho, cửa kho đóng lại, thì khắp các buôn làng tiếng cồng chiêng rộn rã báo hiệu của mùa lễ hội đã đến. Mà Tây Nguyên có bao nhiêu là lễ hội mỗi năm: Lễ bọ mả, mừng cơm mới, đâm trâu, đua voi... không có lễ hội nào thiếu vắng tiếng cồng chiêng.
Mấy năm trước, nạn chảy máu cồng chiêng ở Tây Nguyên đang làm cho nhiều người lo lắng, liệu lên Tây Nguyên có được nghe tiếng cồng chiêng? Nỗi lo ấy không phải không có cơ sở. Nhưng Tây Nguyên làm sao mà thiếu được tiếng cồng chiêng, bởi cồng chiêng là máu thịt, tiếng chiêng là hồn người, là biểu tượng văn hóa của đất và người Tây Nguyên. Việc UNESCO công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại là một bằng chứng sinh động vinh danh giá trị văn hóa đặc biệt của cồng chiêng Tây Nguyên, đồng thời khẳng định công lao to lớn của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên trong gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của cha ông qua hàng ngàn đọi nay trên cao nguyên hùng vĩ.
Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, rất nhiều giá trị văn hóa, lễ hội, ở các buôn làng Tây Nguyên đang có nguy cơ mai một. Cồng chiềng Tây Nguyên cũng nằm trong xu thế ấy. Việc gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ đơn thuần về mặt số lượng, mà còn phải gìn giữ cả môi trường không gian thuần khiết đặc trưng của Tây Nguyên. Không gian ấy chính là rừng đại ngàn, là buôn làng, nhà Rông và những lễ hội tâm linh đã ăn sâu trong đọi sống mỗi con người và của cả cộng đồng. đó là cách gìn giữ không gian văn hóa cồng chiêng tốt nhất, mà hiện nay các địa phương hầu như còn xem nhẹ.