CUọ˜C MUA BÃN BẨN THọˆU TRÊN LƯNG NHÂN DÂN VIọ†T NAM
Loạt bài "Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để chiếm Hoàng Sa của Việt Nam" trên báo điện tử Infonet đang thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Rất nhiều ý kiến, nhất là của các bạn đọc trẻ, mong muốn có thêm thông tin để có thể tưọng tận về sự xâm chiếm bất hợp pháp của lực lượng vũ trang Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cách đây hàng chục năm. Từ đó hun đúc quyết tâm đấu tranh cho sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam.
đáp ứng đề nghị chính đáng này, báo điện tử Infonet tiếp tục chuyển đến bạn đọc các thông tin liên quan được dẫn từ bài "Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa" của TS Trần Công Trục (nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ) đăng trong cuốn "Kọ· yếu Hoàng Sa" (NXB Thông tin và Truyền thông - tháng 1/2012) và đặc biệt là cuốn "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (NXB Sự thật - 1979), một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao Nước CHXHCN Việt Nam được công bố ngày 4/10/1979.
Bộ đội Biên phòng đà Nẵng truyền đạt cho người dân về huyện đảo Hoàng Sa, một trong 8 quận, huyện thuộc TP đà Nẵng - Ảnh: HC |
Việt Nam trong chính sách đông Nam à của Trung Quốc
Theo sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (1979), đông Nam à là hướng bành trướng cổ truyền trong lịch sử Trung Quốc, là khu vực mà từ lâu một số lãnh đạo cực đoan của nước CHND Trung Hoa ước mơ thôn tính. à đồ bành trướng của Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của Chủ tịch Mao Trạch đông trong cuộc hội đàm với đại biểu đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963: "Tôi sẽ làm chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống đông Nam Ã"!
Cũng trong dịp này, Mao Trạch đông so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc về diện tích thì tương đương nhưng về số dân thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi, và nói rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Thái Lan để ở. đối với nước Lào đất rộng, người thưa, Mao Trạch đông cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở...
Mao Trạch đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị BCH TƯ đCS Trung Quốc, tháng 8/1965: "Chúng ta phải giành cho được đông Nam Ã, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Một vùng như đông Nam à rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy... Sau khi giành được đông Nam Ã, chúng ta có thể tăng cưọng được sức mạnh cua chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô - đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây".
So với các khu vực khác trên thế giới, đông Nam à là khu vực mà Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có nhiều phương tiện và khả năng nhất để thực hiện chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn của mình. Cho nên hàng chục năm qua, những người lãnh đạo CHND Trung Hoa đã dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực này, tạo điều kiện cho chiến lược toàn cầu của họ.
"Họ xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược, phát triển lực lượng kinh tế, đe dọa bằng quân sự và hứa hẹn viện trợ về kinh tế để mua chuộc, lôi kéo hoặc gây sức ép với các nước ở khu vực này, hòng làm cho các nước đó phải đi vào quỹ đạo của họ. Họ xâm phạm lãnh thổ và gây ra xung đột biên giới, dùng lực lượng tay sai hoặc trực tiếp đem quân xâm lược, hòng làm suy yếu để dễ bề khuất phục, thôn tính nước này, nước khác trong khu vực. Họ không từ bất kỳ một hành động tàn bạo nào, như họ đã dựng lên tập đoàn Pol pot - Ieng Sary thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia... để phục vụ cho chính sách bành trướng và bá quyền của họ." (Sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua - 1979).
Cũng theo sách này, Việt Nam có một vị trí chiến lược ở đông Nam Ã. Trong lịch sử, phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược hòng thôn tính Việt Nam, dùng Việt Nam làm bàn đạp để xâm lược các nước khác ở đông Nam Ã. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những người lãnh đạo Trung Quốc âm mưu nắm Việt Nam để nắm toàn bộ bán đảo đông Dương, mở đường đi xuống đông Nam Ã.
Trong cuộc gặp gỡ giữa đại biểu 4 đCS Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Lào tại Quảng đông tháng 9/1963, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: "Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống đông Nam Ã"!
Sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (1979) nêu rõ: "để làm suy yếu và nắm lấy Việt Nam, họ ra sức phá sự đoàn kết giữa ba nước đông Dương, chia rẽ ba nước với nhau, đặc biệt là chia rẽ Lào và Campuchia với Việt Nam. đồng thời họ cố lôi kéo các nước khác ở đông Nam à đối lập với Việt Nam, vu khống, bôi xấu, hòng cô lập Việt Nam với các nước trên thế giới".
Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (đà Nẵng) cung cấp cho du khách nước ngoài thông tin về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa - Ảnh: HC |
Từ vịnh Bắc bộ đến quần đảo Hoàng Sa
đề cập đến vấn đề Hoàng Sa và trường Sa, sách này cũng nhấn mạnh: "Những người cầm quyền Bắc Kinh rêu rao cái gọi là "chủ quyền" của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa và trường Sa. đầu năm 1974, với sự đồng tình của Mỹ, họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, bộ phận lãnh thổ của Việt Nam, để từng bước kiểm soát biển đông, khống chế Việt Nam và toàn bộ đông Nam Ã, đồng thời khai thác tài nguyên phong phú ở vùng biển đông".
đặc biệt, sách này cho biết thêm, từ năm 1973, những người cầm quyền Trung Quốc tăng cưọng hành động khiêu khích và lấn chiếm đất đai ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam nhằm làm yếu những cố gắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam. đồng thời họ ngăn cản Việt Nam thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình để nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế.
Ngày 26/12/1973, Việt Nam đề nghị mở cuộc đàm phán để xác định chính thức đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc bộ nhằm sử dụng phần biển thuộc Việt Nam phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. Ngày 18/1/1974, phía Trung Quốc trả lời chấp thuận đề nghị nhưng họ đòi không được tiến hành việc thăm dò trong một khu vực rộng 20.000km2 trong vịnh Bắc bộ do họ tự ý định ra. Họ còn đòi "không để một nước thứ ba vào thăm dò vịnh Bắc bộ" vì việc đó "không có lợi cho sự phát triển kinh tế chung của hai nước và an ninh quân sự của hai nước".
"đó chỉ là một lý do để che đậy ý đồ đen tối của họ. Cũng vì vậy mà cuộc đàm phán về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc bộ từ tháng 8 đến tháng 11/1974 đã không đi đến kết quả tích cực nào. Cũng với thái độ trịch thượng nước lớn như vậy, họ làm bế tắc cuộc đàm phán về vấn đề biên giới trên bộ và trong vịnh Bắc bộ bắt đầu từ tháng 10/1977, nhằm mục đích tiếp tục xâm phạm biên giới, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam" (sách đã dẫn).
đặc biệt, tài liệu này của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay, chỉ một ngày sau khi nhận đàm phán với phía Việt Nam về vấn đề vịnh Bắc bộ, vào ngày 19/1/1974 phía Trung Quốc đã sử dụng lực lượng hải quân và không quân tiến đánh quân lực Việt Nam Cộng hoà (VNCH) và chiếm quần đảo Hoàng Sa từ lâu vốn là bộ phận lãnh thổ Việt Nam.
"Họ nói là để "tự vệ" nhưng thực chất đó là một hành động xâm lược, một sự xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam để khống chế Việt Nam từ mặt biển và từng bước thực hiện mưu đồ độc chiếm biển đông. Hành động xâm lược của họ có tính toán từ trước và được sự đồng tình của Mỹ. Vì vậy, khi đó đại sứ Mỹ G. Martin ở Sài Gòn đã bác bọ yêu cầu cứu viện của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn, và hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh tránh xa quần đảo Hoàng Sa" (sách đã dẫn).
Các em học sinh đà Nẵng tìm hiểu về quần đảo Hoàng Sa thân yêu - Ảnh: HC |
Vì sao Mỹ im lặng trước biến cố Hoàng Sa?
Về chi tiết vừa nêu trên, TS Trần Công Trục trong bài "Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa" đăng trong cuốn "Kọ· yếu Hoàng Sa" (NXB Thông tin và Truyền thông, tháng 1/2012) cũng cho biết thêm:
"Ngày 20/1/1974, lúc 16g, Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã thông báo tình hình quần đảo Hoàng sa cho Martin, đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, và yêu cầu Hoa Kỳ cho biết sẽ dành cho VNCH sự ủng hộ nào về vật chất, chính trị với tư cách là nước thân hữu và đồng minh, cũng như với tư cách là quốc gia đã ký kết và bảo đảm cho Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, nhưng không nhận được trả lời của Hoa Kỳ.
Ngày 21/1/1974, Chính quyền VNCH đã gửi Công hàm cho các thành viên ký kết định ước Paris đề nghị các thành viên lên án và đòi nhà cầm quyền Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ Việt Nam theo đúng nội dung Điều 1 và Điều 4 của định ước này.
Ngày 22/1/1974, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Ric-hard Nixon về biến cố Hoàng Sa và ngày 28/1/1974 thông báo tới tất cả các quốc gia có quan hệ ngoại giao với VNCH về hành động hiếu chiến của Trung Quốc trong cuộc hành quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam".
Vì sao là một nước "thân hữu và đồng minh" với VNCH nhưng Mỹ lại im lặng trước biến cố Hoàng Sa? Sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (1979) nêu rõ: "Về việc Tổng thống Nixon đi thăm Trung Quốc năm 1972, Chủ tịch Mao Trạch đông đã nói với những người lãnh đạo Việt Nam tháng 6/1973 như sau: "Thành thực mà nói, nhân dân Trung Quốc, đCS Trung Quốc và nhân dân thế giới phải cảm ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. Các đồng chí chiến thắng mới buộc Nixon phải đi Bắc Kinh".
Kỳ thực, theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong chuyến thăm vừa nêu, Trung Quốc đã thoả thuận với chính quyền Nixon một cuộc mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam, thể hiện trong Thông cáo Thượng Hải. Theo đó, Trung Quốc mưu toan dùng "con bài Việt Nam" để ngoi lên địa vị một cưọng quốc lớn, bình thưọng hoá quan hệ Trung - Mỹ và giải quyết vấn đề đài Loan. Còn chính quyền Nixon có thể cứu vãn và khôi phục địa vị trên thế giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" nhằm rút được quân Mỹ ra khơi miền Nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Do vậy, chính quyền Nixon đã không có bất cứ động thái nào đáp ứng lời cầu cứu của chính quyền VHCN khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm lược. Và đây cũng chính là bài học lịch sử về việc chúng ta phải không ngừng nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tận dụng sự ủng hộ của quốc tế nhưng phải trên cơ sở phát huy tự lực, tự cưọng chứ không thể chỉ trông chọ, dựa dẫm vào những lực lượng từ bên ngoài để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền quốc gia của chúng ta!
Ngang ngược gây ra tình trạng "việc đã rồi"! "Trong cuộc hội đàm với những người lãnh đạo Việt Nam năm 1975, Phó Thủ tướng Trung Quốc đặng Tiểu Bình đã thừa nhận rằng hai bên đều nói các quần đảo Hoàng Sa và trường Sa là của mình, cho nên cần gặp gỡ để bàn bạc giải quyết. Điều đó càng chứng tọ hành động của phía Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa là ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, gây ra một tình trạng việc đã rồi" (Sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" - NXB Sự thật, 1979) |
HẢI CHÂU (lược ghi)
Nguồn tin: infonet.vn