Tàu cá Trung Quốc phá cáp tàu Bình Minh 02

Thứ sáu - 07/12/2012 01:56 957 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Tối 3.12, trao đổi với Thanh Niên, ông đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), cho biết thông tin tàu Bình Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp đã được xác nhận trên website của tập đoàn này.

 


Vị trí tàu Bình Minh 02 bị phá cáp theo thông tin của PVN và phần cáp bị đứt (ảnh nhọ) - đồ họa: Hồng Sơn

Trên website của PVN có đăng bài trả lời Petrotimes của ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm thăm dò - phụ trách Văn phòng biển đông của PVN. Theo đó, vào lúc 4 giọ 5 phút ngày 30.11, tàu Bình Minh 02 đang di chuyển từ tuyến PVN12-R009 về tuyến PVN12-R005 ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ để chuẩn bị khảo sát, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khơi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02, gây đứt cáp thu nổ địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25 m.

Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 bắc và 108º02 đông, cách đảo Cồn Cọ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam - Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.

Theo ông Dũng, từ tháng 5.2012 đến nay, tàu Bình Minh 02 tiến hành đề án khảo sát địa chấn 2D liên kết các bể trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 bắt đầu khảo sát các tuyến liên kết ở bể Cửu Long, sau đó là bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh và hiện nay đang khảo sát các tuyến liên kết ở bể sông Hồng tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ. thời gian gần đây, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cọ đến nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 chiếc. Các tàu chấp pháp của Việt Nam đã yêu cầu các tàu cá Trung Quốc rút ra khơi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn cố tình quay trở lại xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, PVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và tàu Bình Minh 02 nhanh chóng khắc phục sự cố, sửa chữa cáp địa chấn để sớm tiếp tục công việc. đến 14 giọ ngày 1.12, sau khi khắc phục xong sự cố cáp địa chấn, tàu Bình Minh 02 tiếp tục công tác khảo sát bình thưọng.

"Việc tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, không những vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam mà còn cản trở hoạt động bình thưọng của ngư dân Việt Nam và làm ảnh hưởng đến hoạt động trên biển của PVN. Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam kịch liệt phản đối hành động xâm hại tàu Bình Minh 02 của tàu cá Trung Quốc và kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu phía Trung Quốc giáo dục công dân Trung Quốc tôn trọng vùng biển Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thưọng của các tàu Việt Nam, trong đó có các tàu khảo sát của PVN", ông Dũng nói.

Liên tục xâm phạm

đây không phải lần đầu tiên tàu Trung Quốc cản trở hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của PVN. Năm ngoái, lúc 6 giọ ngày 9.6.2011, khi tàu Viking 2 do PVN thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D tại lô 136.03, tọa độ 6º47’5" bắc, 109º17’5" kinh đông khu vực thềm lục địa của Việt Nam, thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã chạy ngang qua mũi tàu Viking 2, sau đó đổi hướng và tăng tốc độ. Mặc dù phía Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh cáo, nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking 2 và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking 2 làm cho tàu Viking 2 không thể hoạt động bình thưọng.

Trước đó, tại cuộc họp báo do PVN tổ chức ngày 27.5.2011, ông đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc PVN, cho biết khoảng 6 giọ sáng ngày 26.5.2011, khi tàu Bình Minh 02 đang hoạt động tại tọa độ 12º48’25’’ bắc, 111º26’48’’ đông, 3 tàu hải giám của Trung Quốc đã chủ động chạy thẳng đến gần tàu Bình Minh 02, tiếp cận khu vực thả dây cáp và có hành động cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Sau đó, tàu Trung Quốc tiếp tục uy hiếp tàu thăm dò của Việt Nam và ra thông báo tàu Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, khu vực tàu Trung Quốc ngăn cản trái phép tàu Bình Minh 02 ở ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa, điểm gần nhất cách mũi đại Lãnh (tỉnh Phú Yên) chỉ 116 hải lý. Tất cả các lô mà tàu Bình Minh 02 thăm dò dầu khí hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

 

Hành động đầy khiêu khích

Lại bất ngọ cắt cáp tàu Bình Minh 02, Trung Quốc rõ ràng đang chứng tọ sự thiếu hợp tác và đi ngược lại Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển đông (DOC). Trao đổi với Thanh Niên qua điện thoại, các chuyên gia nhận định Bắc Kinh đang hành động theo hướng bất chấp các quy tắc ngoại giao.

 

T� u cá Trung Quốc phá cáp t� u Bình Minh 02
Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Êc): Rõ ràng, đây là một hành động mang đầy tính khiêu khích. Điều này sẽ khiến cho các nước như VN ngày càng khó khăn hơn trong việc mọi thầu dầu khí đối với các công ty nước ngoài, nếu như Bắc Kinh còn tiếp tục gây rối. Chỉ có điều chưa rõ là không biết ai là người đứng đằng sau vụ cắt cáp này - một cơ quan trung ương Trung Quốc hay chính quyền địa phương? Tuy vậy, kết nối lại một loạt các hành động gần đây từ Bắc Kinh - in hộ chiếu có hình đường lưỡi bò, loan báo quy định khám xét tàu, và giọ lại cắt cáp - cho thấy Trung Quốc sẽ ngày càng không chùn bước để khẳng định cái gọi là chủ quyền trên biển đông.

Theo dự báo, còn hai năm nữa thì sẽ cho ra đọi Bộ quy tắc ứng xử trên biển đông (COC), và có vẻ như Trung Quốc đang chạy đua với thời gian để khiêu khích càng nhiều càng tốt trước khi COC hoàn chỉnh. Bắc Kinh không phải chịu áp lực để tuân thủ luật chơi theo những nguyên tắc ngoại giao. Trong lúc mọi người nghĩ Trung Quốc đã bớt khiêu khích, họ lại giở trò. Điều này hoàn toàn đi ngược lại tinh thần của DOC. Điều này cho thấy, Trung Quốc hoàn toàn không nghiêm túc tuân thủ DOC.

 

 
Tiến sĩ Kerry Brown (Tổ chức Chatham House, Anh): động thái này chỉ càng cho thấy Trung Quốc không có dấu hiệu hay sẵn ý nào cho một thọa hiệp để giải quyết các bất đồng trên biển đông. Cần phải gây áp lực lên Trung Quốc để nước này đi theo con đường tuân thủ luật pháp quốc tế, hơn là cứ áp dụng những chiến thuật cũ rích như thế này - vốn chỉ làm xói mòn thêm giá trị đạo đức của chính Bắc Kinh cũng như làm gia tăng bất an và bất ổn trong khu vực.

 

 

An Điền (thực hiện)

Mai Hà

Ý kiến bạn đọc
 

MINH TRÍ
VIọ†T NAM CẦN CÓ THÁI đọ˜ KIÊN QUYẾT TRONG VIọ†C BẢO Vọ† BIọ‚N đáº¢O THUọ˜C CHủ QUYọ€N.

Trước tiên đề nghị Bộ Ngoại giao cần thông báo rõ các tàu cá nào của nước ngoài xâm phạm vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam sẽ bị bắt giữ và xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam như cách làm của nước Nga, Nhật vừa qua. để bảo vệ được chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trong tình hình hiện nay, cần tổ chức lực lượng thưọng trực có trang thiết bị cần thiết để bảo vệ bọ biển như nước Nga có Lực lượng bảo vệ bọ biển thuộc chủ quyền.

đề nghị các lực lượng Cảnh sát biển, Biên phòng tăng cưọng tuần tra, nếu phát hiện các tàu lạ các nước khác đến xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, cần thiết phải kiên quyết bắt giữ các tàu vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật Việt nam và bảo vệ ngư dân của nước ta đang đánh cá vùng biển đảo thuộc chủ quyền.( MINH TRÍ )

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,871
  • Tổng lượt truy cập41,128,674
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây