Theo phong tục của bà con dân tộc, mỗi buôn bầu chọn một ông già có uy tín để trông coi, quản lý bến nước. Người làm nhiệm vụ đó được gọi là "già làng bến nước".
 |
Bến nước ở xã Cuo6r Knia - Buôn đôn - đắk Lắk. |
Trong đọi sống sinh hoạt của cộng đồng, "già làng bến nước" có vị trí quan trọng trong việc động viên bà con tham gia xây dựng đọi sống văn hóa, tinh thần cũng như trong các lĩnh vực xây dựng kinh tế - xã hội của cơ sở
Ngoài việc cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất, bến nước còn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng.
Ngoài giá trị to lớn về văn hóa truyền thống, bến nước là nơi có nguồn nước sạch phục vụ cho cả buôn làng. Hàng năm, các buôn đồng bào dân tộc tổ chức lễ cúng bến nước. Trong lễ cúng đó, bà con cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mong cho mọi người có sức khọe dồi dào, làm ăn gặp điều may mắn; cầu mong mọi người đều làm việc tốt và đoàn kết thương yêu nhau, cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp.
Với ý nghĩa là bến nước văn hóa, theo quy ước của mọi người trong các buôn và điểm dân cư người dân tộc Ê đê thì mọi người cũng đều có trách nhiệm giữ sạch nguồn nước, bảo vệ cây cối quanh bến nước và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.
Tuy vậy, trong một thời gian dài, hầu như các địa phương đã bọ mặc, ít ai quan tâm đến việc bảo vệ bến nước. Cây cối bên bến nước bị chặt phá, nguồn nước bị làm nhiễm bẩn do khai thác bừa bãi để tưới cà phê.
Bảo tồn những nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc, trong những năm gần đây các địa phương ở Tây Nguyên tập trung xây dựng đọi sống văn hóa ở cơ sở. Đi đôi với việc xây dựng quy ước thôn buôn, khu dân cư, các địa phương đã phục hồi những bến nước và thực hiện nghi lễ cúng bến nước theo phong tục truyền thống.
Nhiều buôn đồng bào dân tộc Ê - đê, Gia Rai đã huy động dân tu sửa, làm cho bến nước thoáng đảng, sạch đẹp, bảo đám vệ sinh môi trường. Tại đây bà con còn trồng lại nhiều cây xanh, trong đó chủ yếu là các loại cây bản địa.
Bến nước ở buôn Sut M’rư - Cư Suê - Cư M’ga - đắkk Lắk được xây dựng khang trang sạch sẽ. Nhiều địa bàn như Buôn Trinh (xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ), Buôn Krông A, Buôn Krông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột), buôn Chu Kniar (xã Ea Bar, huyện Buôn đôn), Buôn Cháy (xã Ea M’roh, huyện Cư M’gar) là những nơi nhanh chóng phục hồi các bến nước văn hóa tiêu biểu. Các huyện Krông Păk, Krông Buk, Ea H’leo, Ea Kar, M’đrắc đã đầu tư kinh phí đáng kể giúp bà con dân tộc phục hồi nhiều bến nước văn hoá.
Hiện nay, một số bến nước được xây dựng thành nơi có cảnh quan đẹp, phục vụ cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng và một số bến nước xây dựng điểm du lịch sinh thái.
Khi đọi sống bà con được nâng lên, trình độ văn hóa phát triển, người dân bắt đầu tìm về những nét văn hóa truyền thống đã bị lảng quên trong một thời gian dài, đây là một điều hết sức đáng mừng. Bởi trước đây, dù cho nhà nước hỗ trợ động viên nhưng vì chưa có cái ăn cái mặc nên đành chịu, nhưng nay song song với sự quan tâm của đảng và nhà nước là sự tự giác của mỗi người dân nên công việc phục hồi các giá trị truyền thống vô cùng thuận lợi và đạt hiệu quả rất cao.
Hải Dương - Tiên Tri