Việc bổ sung thành viên cuối cùng được tiến hành sau khi một thành viên của tòa trọng tài rút lui vào tháng trước.
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, Chánh án ITLOS Shunji Yanai đã chỉ định cựu thẩm phán người Ghana của ITLOS Thomas Mensah làm thành viên thứ năm của tòa trọng tài nói trên.
Hôm 25.6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết ITLOS đã thông báo với luật sư Francis Jardeleza, người đứng đầu nhóm luật sư đại diện cho Philippines trong vụ kiện, về việc chỉ định ông Mensah.
Ông Mensah, thẩm phán của ITLOS từ năm 1996 đến 2005, thay thế thẩm phán người Sri Lanka Chris Pinto, người rút lui vào tháng 5 sau khi được chỉ định vì có vợ là người Philippines.
Trước đó, ông Yanai đã chỉ định các thẩm phán của ITLOS Jean-Pierre Cot (Pháp), Alfred Soons (Hà Lan), Stanislaw Pawlak (Ba Lan) và Rudiger Wolfrum (Đức) tham gia xét xử vụ kiện sau khi Manila đệ đơn lên ITLOS vào ngày 22.1.
Philippines quyết định tiến hành hành động pháp lý chống lại Trung Quốc sau khi tận dụng hết những biện pháp hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp tại biển Đông, nơi Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền phi lý bao trùm gần hết vùng biển.
Philippines muốn ngăn cản việc Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này tại biển Đông và muốn ITLOS tuyên bố đường chín đoạn phi lý (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc vẽ ra tại biển Đông là vô giá trị.
Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện ngay từ lúc đầu, khẳng định họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” trong khu vực bao trùm hầu hết biển Đông.
Sơn Duân
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT
MINH TRÍ
VIỆT NAM CẦN ĐƯA TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA LÊN LIÊN HIỆP QUỐC CÙNG VỚI PHILIPPINES Bộ ngọai giao Philippines đã quyết định đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại biển Đông ra Tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc. Ông Del Rosario ngọai trưởng Philippines phát biểu "đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc". Đây là việc làm hết sức cần thiết để xác định chủ quyền của quốc gia. Hiện nay Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) đã chỉ định thành viên cuối cùng của tòa trọng tài gồm năm thành viên sẽ xét xử vụ Philippines kiện đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông. Đối với nước ta hiện nay có một số đảo thuộc quần đảo Trường sa thuộc chủ quyền của Việt nam đã bị Philippines công nhận là chủ quyền của mình. Đây là cơ hội rất lớn để nước ta đòi lại chủ quyền một số đảo đối với Philippines. Vì vậy Bộ ngoại giao nước ta cũng nên sớm đệ trình Liên hiệp quốc chủ quyền biển đông đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ “đường lưỡi bò”. Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm “diện tích lớn nhất” và “nhiều quyền lợi nhất” có thể trên các vùng biển đông. Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Trung Quốc tiến hành một loạt các hoạt động phi pháp tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trong đó có phê duyệt thành lập Đài phát thanh và truyền hình Tam Sa, Đài truyền hình vệ tinh Tam Sa cũng như tờ Nhật báo Tam Sa. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn cử tàu hải giám tuần tra phi pháp tại khu vực Hoàng Sa, ngang ngược xua đuổi 2 tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 96417 TS và QNg 96382 TS đang hoạt động bình thường và hợp pháp tại khu vực này. Mới đây nhất là tàu Trung quốc bắn cháy tàu cá Việt nam, tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa và bây giờ là tiếp tục đưa 32 tàu cá lớn ra ngư trường tại Trường Sa của chúng ta để đánh bắt thủy sản là chuỗi hành động mang tính hệ thống, có tính chất leo thang với ý đồ toan tính rất rõ nhằm chiếm lĩnh và xâm chiếm vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đối với quần đảo Hoàng sa, Trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung quốc thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được thì toàn bộ diện tích vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của nước ta trên 160.000km2 sẽ bị xâm phạm. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Do vậy, Bộ ngoại gia nước ta sớm đưa vụ việc trên báo cáo trước Đại hội đồng liên hiệp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ, nếu Trung quốc vẫn không chấp nhận thì tiếp tục đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. MINH TRÍ