Dư luận đồng tình về sự thẳng thắn, bản lĩnh của người chủ trì và điều hành cuộc hội thảo là Bộ trưởng Tài chính Vương đình Huệ. Lần đầu tiên, những vấn đề gai góc nhất, những khoảng" tối", những vấn đề cốt lõi nhất cho câu chuyện điều hành và minh bạch giá xăng dầu- vốn gây bức xúc từ lâu đã dần hé lộ.
Câu họi trực diện và cũng là bản chất của vấn đề được Bộ trưởng Vương đình Huệ đặt ra là: Tổng công ty Xăng dầu Việt nam (Petrolimex, đơn vị chiếm tới 55% thị phần xăng dầu cả nước, thực chất lỗ lãi thế nào đối với từng mặt hàng xăng và dầu? Câu trả lời của Lãnh đạo Petrolimex là: Petrolimex không tách ra từng mặt hàng giá lỗ lãi bao nhiêu mà tính tổng thể.
Sẽ thật "khó chấp nhận" đối với một Tổng công ty nhà nước lớn, kinh doanh chủ đạo là mặt hàng xăng dầu mà lại không hạch toán đối với 2 mặt hàng kinh doanh chính mà nhà nước giao đó là xăng và dầu.
Petrolimex liên tục kêu lỗ trong nhiều năm qua mà lại không thể trả lời được câu họi lời lỗ từng mặt hàng là không thể tin nổi. Không biết lời - lỗ của từng mặt hàng vậy thì Petrolimex dựa vào cái gì, dựa vào cơ sở nào để suốt nhiều năm qua " kêu lỗ" với Nhà nước, với hàng triệu người dân? Hiệu quả kinh doanh của Petrolimex thế nào sẽ thông qua giá bán xăng dầu, tác động cực kỳ mạnh đối với sản xuất và đọi sống của cả nước. Chính vì thế, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu phải được giám sát chặt chẽ, thậm chí là giám sát đặc biệt vì tầm quan trọng như thế.
Dư luận đang chọ kết quả kiểm các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Một khi kết quả kiểm toán công khai, hàng triệu người dân có thể xem xét và đánh giá được độ trung thực trong chi phí, giá bán xăng dầu của các doanh nghiệp, thông qua số liệu hạch toán chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức, lợi nhuận thực tế. Việc sử dụng phí xăng dầu cũng như sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu, bù lỗ kinh doanh xăng dầu thời gian qua như thế nào? Khi minh bạch được tất cả điều đó người dân sẽ yên lòng hơn với giá bán dầu trong nước, xóa tan được những nghi ngọ về câu chuyện; doanh nghiệp xăng dầu đang "bịt mắt" cơ quản quản lý và hàng chục triệu người người tiêu dùng.
Từ cuộc tranh luận hôm 20/9, chúng ta thấy rằng, đã đến lúc không để tình trạng độc quyền trong kinh doanh xăng dầu. Không để tình trạng doanh nghiệp " dọa nhà nước" , gây sức ép để tạo ra chính sách có lợi cho mình.
Dư luận ủng hộ sự quyết liệt và mãnh mẽ của Bộ trưởng Vương đình Huệ khi ông thẳng thắn tuyên bố, doanh nghiệp nào không đảm bảo dự trữ lưu thông, có ý định rút khọi thị trường vì lỗ hãy lên tiếng để Bộ Tài chính biết. Ngay cả Petrolimex nếu không thể tham gia cũng có thể lập tổng công ty khác.
Thái độ của Bộ trưởng Tài chính Vương đình Huệ cho thấy việc nắm rất rõ hoạt động của các doanh nghiệp xăng dầu, thể hiện rõ sự nghiêm khắc xử lý những bất cập nảy sinh về giá mặt hàng này - điều mà người tiêu dùng đã có rất nhiều bức xúc trong thời gian qua. Quan điểm điều hành giá xăng dầu vì lợi ích quốc gia chứ không vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối là một quan điểm đúng đắn và chuẩn xác của Bộ trưởng.
Tuyên bố mạnh mẽ của Bộ trưởng Vương đình Huệ tại cuộc hội thảo về điều hành giá xăng dầu toát lên sự phấn khởi, niềm tin của hầu hết những người trực tiếp hay gián tiếp theo dõi hội thảo này. Niềm tin được dấy lên mạnh mẽ trước thái độ thẳng thắn, kiên định, đặt quyền lợi người dân, quyền lợi chung của nền kinh tế lên trên tất cả.
Tuyên bố của Bộ trưởng Vương đình Huệ đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ của Bộ Tài chính nói riêng và Chính phủ nói chung trong nỗ lực không ngừng đưa chính sách đến sự minh bạch, công bằng hơn. Sự công khai minh bạch chính sách Nhà nước cũng chính là điều kiện tiên quyết buộc doanh nghiệp cũng phải công khai minh bạch theo.
đây có thể nói là những hành động cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, đảm bảo nền kinh tế đi vào ổn định và phát triển bền vững. đó vừa là yêu cầu từ thực tiễn nền kinh tế, vừa đáp ứng mong mọi của nhân dân.
Nguồn tin: Tạp chí tài chính