địa hình thung lũng phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk thuộc các huyện Krông Nô, Cư Jút là những vùng tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp phù hợp cho việc phát triển cây lương thực như lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác và chăn nuôi gia sức, gia cầm. địa hình cao nguyên phân bố ở huyện đắk Mil, đắk Song, thị xã Gia Nghĩa và có độ cao trung bình khoảng 600m đến 700m so với mặt nước biển, đất bazan là chủ yếu, phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, cao su, chè, tiêu, điều và chăn nuôi đàn gia súc. Khí hậu đắk Nông vừa mang tính chất đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng, phù hợp với phát triển cây trồng nhiệt đới lâu năm. Mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp, đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Ngoài ra, toàn tỉnh có khoảng 178 hồ đập và nhiều công trình thủy điện lớn, nhọ đã và đang xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng, phát triển thủy sản và phục vụ nhu cầu dân sinh.
Diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh đắk Nông khá lớn, là tiềm năng để đắk Nông phát triển cây nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng diện tích cây công nghệp lâu năm: 128.657 ha, trong đó cây Chè 83 ha, sản lượng hàng năm đạt 337 tấn; Cà phê 75.946 ha, sản lượng hàng năm đạt 138.521 tấn (cà phê nhân); Cao su 23.063 ha, sản lượng hàng năm đạt 8.497 tấn; Hồ tiêu 7.127 ha, sản lượng hàng năm đạt 11.777 tấn; Dừa 8 ha, sản lượng hàng năm đạt 101 tấn; Điều 21.851 ha, sản lượng hàng năm đạt 16.859 tấn.Trong chăn nuôi, tổng số Trâu 7.676 con; bò 23.027 con; lợn 133.088 con; dê, cừu 9.940 con; gia cầm 1.224.498 con.
Tài nguyên rừng Đăk Nông còn khá lớn với tổng diện tích 293.864 ha, trong đó rừng tự nhiên 281.940 ha, rừng trồng 11.924 ha. Có nhiều hệ động thực vật phong phú, có nhiều loại cây gỗ, cây dược liệu quý vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học.
Nguồn nhân lực tỉnh đắk Nông rất dồi dào, số người trong độ tuổi lao động trên toàn tỉnh 325.593 người, chiến 63,7% dân số toàn tỉnh. Phần lớn số người trong độ tuổi lao động hoạt động trong các ngành nông, lâm nghiệp tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng, thâm canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
định hướng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông đến 2015 là phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững, đồng thời tạo mũi đột phá về nông nghiệp chất lượng cao. đẩy mạnh cơ giới hoá, hiện đại hoá trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao tọ· trọng nông sản qua sơ chế và chế biến. ọ¨ng dụng công nghệ sinh học, quy trình sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế phát triển sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có chất lượng cao.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tọ· trọng chăn nuôi và dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi lên 12%. Dự kiến đến năm 2015 diện tích cây lâu năm 160.000 ha, trong đó cà phê 66.000 ha, cao su 32.000 ha, điều 35.000 ha, tiêu 9.500 ha. Giá trị sản phẩm/ha đất canh tác đến năm 2015 khoảng 45 triệu đồng/ha.
Tập trung quản lý bảo vệ rừng phòng hộ. Phát triển các loại rừng, Âưu tiên rừng trồng kinh tế, quản lý, khai thác hợp lý rừng sản xuất theo hưÂớng phát triển bền vững. đẩy mạnh trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán, không ngừng làm giàu vốn rừng, tăng độ che phủ. Chuyển một số diện tích rừng phòng hộ thuộc các tiểu khu nhọ lẻ, chức năng phòng hộ hạn chế, nơi ít xung yếu sang rừng sản xuất. đồng thời chuyển một số diện tích đất lâm nghiệp sang đất xây dựng các công trình thuọ· lợi, thuọ· điện và đất phi nông nghiệp khác. Rừng đặc dụng phát triển theo hưÂớng xây dựng các vưọn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên./.
T.V