Bộ trưởng Vương đình Huệ cho biết, nếu thực hiện đúng lộ trình cải cách tiền lương từ 1-5-2013, điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 1,05 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng và nâng phụ cấp công vụ từ 25% lên 30%, ngân sách nhà nước sẽ phải bố trí khoảng 60.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo bộ trưởng, hiện chỉ mới bố trí được trên 28.900 tỉ đồng, chỉ đủ để tiếp tục thực hiện mức lương tối thiểu 1,05 triệu đồng nên căn cứ tình hình thực tế thu ngân sách năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về khả năng cải cách tiền lương năm 2013 tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5-2013).
Xem thêm: Chính phủ muốn giãn tiến độ tăng lương
Ngay sau khi đề xuất hoãn tăng lương này được thông tin trên báo chí, trong dư luận đã có nhiều ý kiến khác nhau, phần lớn không đồng tình. Ngay tại nghị trường Quốc hội, ý kiến cũng không thống nhất.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, ngay trong ủy ban cũng đang còn có những ý kiến khác nhau về vấn đề nên tăng lương theo lộ trình hay không. Quan điểm thứ nhất là hoàn toàn đồng tình với đề xuất của Chính phủ. Quan điểm thứ hai cho rằng trong khi đọi sống người dân gặp khó khăn như hiện nay, cần sớm thực hiện lộ trình tăng lương. Nguồn tiền lương có thể được lấy từ các khoản tăng thu nội địa và thu từ dầu khí, hoặc tiết kiệm một số khoản chi không cần thiết.
đáng chú ý là trong công chúng có không ít người lo sợ tăng lương sẽ khiến cho giá cả tăng cao; có người đặt câu họi: những đồng tiền đóng thuế, phí của người dân đã đi đâu, đã được sử dụng thế nào đến nỗi Chính phủ không còn tiền để nâng mức lương tối thiểu cho công chức mà ai cũng thấy là đã thấp đến mức "khó tồn tại được".
Rõ ràng tăng lương tối thiểu là yêu cầu bức thiết của người lao động, nhưng lấy đâu ra tiền để đáp ứng yêu cầu đó lại là một bài toán khó của người cầm quyền. Anh/Chị có cao kiến nào, xin mọi đóng góp.
Nguồn tin: Saigontimes