Tham gia diễn đàn gồm có đại diện ngành NN - PTNT 13 tỉnh, thành phía Bắc và hơn 180 người chăn nuôi các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh… Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho rằng, chưa bao giọ ngành chăn nuôi lâm vào "khủng hoảng" như hiện nay. Từ tháng 6/2008 giá các loại nguyên liệu đầu vào, nhất là Tđ‚CN tăng cao, còn giá bán sản phẩm lại thấp khiến người chăn nuôi điêu đứng; các loại dịch bệnh chưa được kiểm soát triệt để… Vì vậy diễn đàn là cơ hội để các nhà quản lí, người chăn nuôi tìm biện pháp tháo gỡ.
Mở đầu câu họi tham gia diễn đàn, một nông dân Hà Nội "chất vấn" về các sản phẩm sữa nhiễm melamine làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sữa. TS đỗ Kim Tuyên, Trưởng phòng Gia súc lớn (Cục Chăn nuôi) cho biết: Bộ Y tế khẳng định "cơn bão" melamine ở trong nước về cơ bản đã được kiểm soát, các DN cũng cam kết thu mua toàn bộ sữa cho nông dân, vì vậy bà con yên tâm sản xuất.
để đầu ra ổn định, về lâu dài nông dân phải kí hợp đồng tiêu thụ sữa với DN. Một nông dân Vĩnh Phúc họi: "Quê tôi chưa có ai nuôi bò sữa, vậy tôi bọ vốn mua bò về nuôi có được không?". Ông Lê Xuân Công, PGđ Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc trả lời: "Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc là quy hoạch nuôi bò sữa thành vùng tập trung và phải trồng cọ trước khi nuôi bò, nên chọn giống bò sữa F2, F3 để cho sản lượng sữa cao".
"Kỹ thuật ủ chua thức ăn thô xanh như thế nào?" - ông Bùi Văn Quý ở xã Yên đồng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) họi. PGS.TS Nguyễn Xuân Trạch, Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - thuọ· sản đHNN Hà Nội trả lời: Cọ là thức ăn không thể thiếu cho gia súc, các địa phương nên khuyến khích trồng cọ. Khi ủ chua phải đảm bảo độ ẩm, cọ không ướt quá, nén thật chín, đặc biệt phủ kín để tránh nước mưa…
"được biết dự án cung cấp tinh bò triển khai đã lâu nhưng từ cuối năm 2007 đến nay xảy ra khan hiếm, vì sao?" - ông Nguyễn Thế Trung ở Vĩnh Phúc họi. TS đỗ Kim Tuyên thừa nhận việc cung cấp tinh đông viên không thưọng xuyên là có thật. Bởi trước đây Viện Chăn nuôi làm chủ dự án, năm 2007 dự án chuyển về Cục Chăn nuôi quản lí. Do việc đấu thầu chậm trễ nên chưa thể cung cấp tinh đông viên cho bà con được.
Ông Nguyễn Xuân Cử, nông dân huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) họi: "Tôi nuôi gia cầm được gần 3 tháng mà gà cứ gầy dần, rất khó bán; có con liệt chân chết. Khi thú y mổ thấy gan sưng nhưng không xác định được bệnh gì, mong các nhà khoa học trả lời giúp". PGS.TS Phạm Sỹ Lang, Phó Chủ tịch Hội Thú y Hà Nội cho rằng, gà bị sưng gan do mắc bệnh Ma-rếch. đã có vacxin điều trị bệnh này nhưng phải tiêm phòng từ 1 ngày tuổi, 2 - 3 tuần sau tiêm nhắc lại.
Một nông dân đến từ Hà Nội họi, hiện chăn nuôi gia súc gia cầm ở khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đọi sống người dân, Nhà nước sẽ giải quyết ra sao? Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho biết: Sắp tới Bộ NN - PTNT sẽ có quy định tối thiểu về điều kiện chăn nuôi quy mô hộ gia đình theo lộ trình. để phát triển chăn nuôi lâu dài, bền vững phải quy hoạch lại, đưa chuồng trại ra khơi khu dân cư". Trả lời câu họi về giải quyết vốn đầu tư cho chăn nuôi, ông Dương cho biết: Liên Bộ NN - PTNT, Tài chính, Tài nguyên Môi trường đã có Thông tư hướng dẫn nông dân được tiếp cận, vay vốn ngân hàng CSXH. được biết một số ngân hàng khác cũng hỗ trợ lãi suất vốn vay để nông dân sản xuất…
Ông Nguyễn Văn Hải đến từ Bắc Ninh họi, giá Tđ‚CN tăng cao khiến người chăn nuôi càng nuôi càng lỗ, vậy nhà quản lí có biện pháp nào để bình ổn thị trường? Bà Bùi Thị Oanh, Trưởng phòng Tđ‚CN (Cục Chăn nuôi) cho rằng, sở dĩ Tđ‚CN tăng cao là do ảnh hưởng thị trường thế giới. thời điểm tháng 6/2008 giá nguyên liệu NK tăng từ 30 - 60%, tỉ giá USD và lãi suất ngân hàng cao buộc các DN sản xuất Tđ‚CN tăng giá bán. Bộ NN - PTNT tổ chức tới 5 cuộc họp về Tđ‚CN, đề nghị Chính phủ tăng thuế NK thịt, can thiệp để ngân hàng cho DN vay vốn… DN cũng đã cam kết từ nay đến tháng 11 sẽ giảm khoảng 20% giá Tđ‚CN để bà con phục hồi SX…
Câu họi về chế độ trợ cấp cho cán bộ phụ trách chăn nuôi ở địa phương, mỗi tỉnh quy định một mức khác nhau cũng được đưa ra bàn thảo tại diễn đàn. Ông Lê Xuân Công, PGđ Sở NN - PTNT Vĩnh Phúc chia sẻ: Vĩnh Phúc có chế độ phụ cấp cho Tổ khuyến nông xã gồm 3 cán bộ (thú y, BVTV, khuyến nông) được hưởng 200.000 đồng/người/tháng. Sở NN - PTNT đang đề nghị UBND tỉnh cho Tổ khuyến nông được hưởng mức lương tối thiểu 540.000đ/tháng…
Nguồn tin: Nông nghiệp Việt Nam