Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel kêu gọi 'tránh căng thẳng ở biển Đông'

Thứ năm - 08/05/2014 20:56 872 0
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel có buổi họp báo tại Hà Nội vào ngày 8.5. Ông Russel kêu gọi các nước kiềm chế, tránh căng thẳng, leo thang ở biển Đông.


Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel trong buổi họp báo tại Hà Nội vào ngày 8.5 - Ảnh: Trường Sơn

Ông Russel thăm Hà Nội trong hai ngày 7 và 8.5, cho biết ông gặp gỡ các quan chức cấp cao của Việt Nam và trao đổi về nhiều vấn đề hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam.

Khi được một phóng viên Việt Nam hỏi về vụ Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí HD-981 đến vùng biển Việt Nam, ông Russel tái khẳng định quan điểm của Mỹ như Nhà Trắng đã tuyên bố trước đó.

Theo đó, trong cuộc họp báo ngày 7.5, nữ phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki tái khẳng định quan điểm của Mỹ: Việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển nói trên là “gây hấn và vô ích” đối với an ninh trong khu vực, theo Reuters.

“Chúng tôi cực kỳ quan ngại về cách ứng xử và sự đe dọa nguy hiểm của những chiếc tàu. Chúng tôi kêu gọi các bên có cách ứng xử phù hợp và an toàn, kiềm chế và giải quyết vấn đề tuyên bố chủ quyền một cách hòa bình, thông qua con đường ngoại giao và tuân theo luật quốc tế”, bà Psaki nói.

Ông Russel cho biết thêm ông đã trao đổi với các lãnh đạo VN việc quan điểm mạnh mẽ của Mỹ. Cụ thể, các vấn đề tranh chấp biển đảo trên biển Đông phải được giải quyết trong hòa bình, thông qua con đường ngoại giao và tuân theo luật pháp quốc tế.

Theo ông Russel, nền kinh tế toàn cầu và khu vực rất quan trọng, nên các nước trong khu vực cần kiềm chế, tránh những hành động đơn phương có thể khiến căng thẳng leo thang dẫn đến xung đột ảnh hưởng đến an ninh và ổn định trong khu vực.

 

Tại buổi họp báo, PV Thanh Niên Online đã đặt câu hỏi: Liên quan đến vụ giàn khoan của Trung Quốc, Mỹ đã có phát ngôn về vấn đề này, trong đó có nói là vụ việc có liên quan đến vùng biển đang có tranh chấp. Thực tế thì giàn khoan HD-981 của Trung Quốc được đặt sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, được luật pháp quốc tế thừa nhận là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vậy xin hỏi có phải Trung Quốc đã thành công trong việc khiến cộng đồng quốc tế hiểu lầm là đang có tranh chấp ở khu vực này?

 


Ông Russel nói các vấn đề tranh chấp biển đảo trên biển Đông phải được giải quyết trong hòa bình, thông qua con đường ngoại giao và tuân theo luật pháp quốc tế - Ảnh: Trường Sơn

 

* Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel:

Mỹ không ngả về bất kỳ quốc gia nào trong các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông.

Tôi nghĩ công bằng mà nói cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều có khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và cả 2 đã có tranh chấp.

Mỹ không thể bình luận gì về tranh chấp này nhưng Washington và cộng đồng quốc tế có quyền lên tiếng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, cũng như giải quyết vụ việc dựa theo luật pháp quốc tế.

Phóng viên AP: Ngoài việc đưa ra tuyên bố về vụ việc, Mỹ có đang làm gì khác hơn không?

Ông Russel: Chuyến thăm Đông Bắc Á và Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama mới diễn ra cách đây 2 tuần. 

Rõ ràng chúng tôi đã khẳng định Mỹ sẽ giữ đúng cam kết mang tính ràng buộc về an ninh, ổn định và phát triển kinh tế đối với khu vực.

Mỹ cũng tham gia các cuộc đối thoại ngoại giao chi tiết, vô tư với tất cả các quốc gia có liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Đông cũng như biển Hoa Đông.

Chúng tôi sử dụng những dịp này ở mọi cấp độ để thúc giục các bên dùng các phương tiện ngoại giao mang tính xây dựng và thỏa đáng về mặt pháp lý để giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, Mỹ đang tích cực tham gia vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thông qua gia nhập vào APEC, qua các vòng đàm phán TPP và qua các khoản đầu tư và giao thương song phương của chúng tôi.

 

 

Liên quan đến thông tin tàu Trung Quốc đâm và bắn nước vào tàu Việt Nam trên vùng biển Việt Nam mà Bắc Kinh đặt giàn khoan trái phép, phóng viên hãng tin Đức DPA đặt câu hỏi: “Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại Việt Nam, liệu Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam?”.

Ông ngần ngừ cho rằng đối với những câu hỏi có từ “nếu”, ông cần phải suy nghĩ kỹ trước khi trả lời, nhưng lại nêu lại những ý mà ông đã nói trước đó.

 

Phúc Duy - Trường Sơn - Hoàng Uy
 

Ý kiến bạn đọc
 

MINH TRÍ (bmt) - 12 giờ trước
CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG THÔNG QUA TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN Trong những năm qua Đài loan, Trung quốc liên tục có những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đông đối với nước ta, ngày 5/11/2013 Đài Loan thông báo việc xây dựng một cầu tàu mới và tu bổ đường băng trên "đảo Thái Bình," tức đảo Ba Bình của Việt Nam, thuộc quần đảo Trường Sa. Việc làm trái phép này sẽ bắt đầu vào đầu năm 2014 và dự kiến hoàn tất trong hai năm. Tiếp tục Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc vừa ngang ngược tuyên bố lập ngọn hải đăng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, đồng thời Trung Quốc lại toan tính lập chính quyền ở Trường Sa. Ngày 02/05/2014 Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đây là hoạt động bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam Đây là hành động khiêu khích không thể chấp nhận được. Đối với quần đảo Hoàng sa, Trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để các nước trong khu vực biển đông thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được thì liên tục các đảo thuộc quần đảo Trường sa họ sẽ lấn tới và giành chủ quyền cho họ. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Ông Daniel RusselTrợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương cho biết thêm ông đã trao đổi với các lãnh đạo VN việc quan điểm mạnh mẽ của Mỹ. Cụ thể, các vấn đề tranh chấp biển đảo trên biển Đông phải được giải quyết trong hòa bình, thông qua con đường ngoại giao và tuân theo luật pháp quốc tế. Đồng ý với quan điểm trên tuy nhiên trong thời gian qua nước ta đã kiên trì bằng con đường ngoại giao nhưng không đạt được như mong muốn, nên chỉ bằng cách giải quyết theo luật pháp quốc tế. Do vậy, Bộ ngoại gia nước ta sớm đưa vụ việc trên báo cáo trước Đại hội đồng liên hiệp quốc và Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ, đồng thời đưa vụ tranh chấp đảo Ba Bình và các đảo khác ở Trường sa và Hoàng sa khởi kiện ra Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. Thuận lợi hiện nay đã có nước Philipines khởi kiện, Tòa án quốc tế đã thụ lý chuẩn bị đưa ra xét xử. MINH TRÍ 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,040
  • Tổng lượt truy cập41,127,843
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây