Việt Nam sẽ đáp trả nếu tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm tàu Việt Nam

Thứ năm - 08/05/2014 03:02 981 0
Chiều nay 7-5, họp báo quốc tế về vụ giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng biển Việt Nam, Phó tư lệnh cảnh sát biển Ngô Ngọc Thu khẳng định nếu tàu Trung Quốc tiếp tục đâm tàu Việt Nam, Việt Nam sẽ có những hành động tự vệ để đáp lại.
 
Quang cảnh cuộc họp báo quốc tế về vụ giàn khoan HD-981 và tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam (từ trái qua: Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Đỗ Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Trần Duy Hải, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Ngô Ngọc Thu và đại diện Cục Kiểm ngư Ngô Mai Thịnh)
Quang cảnh cuộc họp báo quốc tế về vụ giàn khoan HD-981 và tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam (từ trái qua: Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Đỗ Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Trần Duy Hải, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Ngô Ngọc Thu và đại diện Cục Kiểm ngư Ngô Mai Thịnh)

 

16 giờ chiều nay 7-5, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Đại diện các cơ quan báo chí Việt Nam, đại diện các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội, các cơ quan đại diện Ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam đã tham dự họp báo diễn ra tại Nhà khách Chính phủ, số 12 Ngô Quyền, Hà Nội.

Cuộc họp báo do Ủy ban biên giới Quốc gia; Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì.

Tại cuộc họp báo, các quan chức Việt Nam đã công bố video cho thấy rất nhiều tàu của Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay, đã hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ông Ngô Ngọc Thu - Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam - cho biết khi tàu Việt Nam ra ngăn cản việc Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và làm bị thương kiểm ngư viên Việt Nam, ông Thu cho biết.

8 giờ 10 sáng ngày 3-5, tàu Hải cảnh 44044 của Trung Quốc đã chủ động đâm vào mạn phải tàu cảnh sát biển CSB4033 của Việt Nam với tốc độ rất cao. Tàu 4033 đã tránh nhưng vẫn bị đâm vào, rách mạn phải chiều dài 3 m, rộng 0,1 m và bị vỡ toàn bộ cửa kính. Vị trí xảy ra vụ đâm tàu này cách giàn khoan HD-981 10 hải lý.

 

Mùi tàu Hải Cảnh 44044 của Trung Quốc bị hỏng sau khi hung hăng đâm vào tàu CSB4033 của Việt Nam
Mùi tàu Hải Cảnh 44044 của Trung Quốc bị hỏng sau khi hung hăng đâm vào tàu CSB4033 của Việt Nam

 

Tiếp đó, 8 giờ sáng ngày 4-5, tàu Hải cảnh của Trung Quốc số hiệu 44103 đâm vào tàu CSB2012 của Việt Nam. Tàu Việt Nam đã cố tránh nhưng vẫn bị đâm vào mạn phải phía đuôi tàu 1 m, làm hỏng nhiều thiết bị trên tàu.

12 giờ trưa nay 7-5, tàu Hải Cảnh 3411 tiếp tục có hành động đâm vào tàu CSB8003. Trung Quốc đồng thời sử dụng máy bay số hiệu 8321 bay trên không phận tàu CSB8003, nhằm uy hiếp tàu Việt Nam.

"Đối với các tàu Trung Quốc được trang bị vũ khí đều mở bạt che súng, pháo để sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào, gây nên tình trạng hết sức căng thẳng trên thực địa" - Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết.

Đưa ra các video quay từ thực địa, ông Ngô Ngọc Thu cho biết có 8 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã bị đâm, húc, đẩy hoặc phun vòi rồng áp lực lớn. Có những lúc 1 tàu của Việt Nam bị 5 tàu của Trung Quốc vây quanh phun vòi rồng.

 

Chiếc tàu to lớn của Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
Chiếc tàu to lớn của Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam

 

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam

 

Ông Thu nêu rõ lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã thực hiện đúng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia, đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút khỏi khu vực.

Ông Ngô Ngọc Thu cho biết tới nay chưa có người nào thiệt mạng trong các đụng độ nói trên song tình hình là căng thẳng bởi phía Trung Quốc cố tình đâm và phun vòi rồng vào tàu của Việt Nam. Đến nay, có 6 kiểm ngư viên của Việt Nam bị thương do mảnh kính vỡ đâm vào. Theo ông Thu, lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã hết sức bình tĩnh và kiềm chế, nhưng mọi sự kiềm chế chỉ có giới hạn. “Nếu phía Trung Quốc vẫn tiếp tục như vậy, chúng tôi sẽ có hành động tự vệ” - ông Thu cho biết.

Ông Thu cho biết Trung Quốc đã huy động lúc cao nhất 80 tàu cùng giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng biển Việt Nam, trong đó có 7 tàu quân sự, gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 (lớp Giang Hồ II) và tàu tuần tiễu tấn công nhanh số hiệu 753 cùng 33 tàu Hải Cảnh, Hải Giám, Ngư Chính, tàu cá....

 

Tàu Trung Quốc hung hăng đâm thẳng vào tàu Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam
Tàu Trung Quốc hung hăng đâm thẳng vào tàu Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam

 

Tàu số hiệu 37102 của Trung Quốc đâm vào ngang mạn 1 tàu của Việt Nam
Tàu số hiệu 37102 của Trung Quốc đâm vào ngang mạn 1 tàu của Việt Nam

 

Cận cảnh mũi tàu Trung Quốc bên phải đâm vào mạn tàu Việt Nam...
Cận cảnh mũi tàu Trung Quốc bên phải đâm vào mạn tàu Việt Nam...

 

... và tàu Việt Nam đã bị rách bên mạn sau khi bị tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào
... và tàu Việt Nam đã bị rách bên mạn sau khi bị tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào

 

 

Mạn tàu Kiểm ngư 765 bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng
Mạn tàu Kiểm ngư 765 bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng

 

Ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia, cho biết Trung Quốc triển khai đến 80 tàu quanh giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và trên thềm lục địa của Việt Nam.  Theo ông Hải, số lượng tàu Trung Quốc đến khu vực đang tăng lên hàng ngày, gây căng thẳng trong khu vực, trong đó có 7 tàu quân sự, 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính và nhiều tàu cá và tàu phục vụ.

Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên Đài truyền hình NHK của Nhật Bản hiện nay Trung Quốc đã thực sự khoan thăm dò dưới đáy biển Việt Nam hay chưa? Nếu Trung Quốc không rút giàn khoan khỏi vùng biển thì Việt Nam sẽ có những hành động gì tiếp theo, Ông Ngô Ngọc Thu cho biết đến thời điểm này, giàn khoan đã được định vị ở các vị trí như được xác định trên bản đồ. Sau khi định vị, giàn khoan đang tiến hành tác nghiệp để tiến tới khoan thăm dò.

Ông Hải cho biết Việt Nam chủ trương thông qua các biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp. Hiện nay và sắp tới, Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì trao đổi với Trung Quốc để xử lý những vấn đề ở Biển Đông. Ông Hải khẳng định vì các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông, Việt Nam sẽ sử dụng tất cả các biện pháp hoà bình được quy định bởi luật pháp quốc tế cũng như hiến chương LHQ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trả lời câu hỏi của phóng viên của hãng thông tấn AP về việc Việt Nam khẳng định chưa có người chết trong các hoạt động vừa rồi và có hoạt động tàu Trung Quốc chủ động đâm vào tàu Việt Nam, vậy Việt Nam có tiến hành các hoạt động tương tự là đâm vào tàu Trung Quốc để bảo vệ quyền của mình không, ông Ngô Ngọc Thu khẳng định mặc dù những ngày qua tình hình trên thực địa rất căng thẳng, nhưng đến thời điểm hiện nay chưa có người chết trên biển, chỉ có khoảng 6 kiểm ngư viên của Việt Nam bị mảnh kính văng vào gây thương tích phần mềm.

 

Một kiểm ngư của Việt Nam bị thương khi tàu bị tàu của Trung Quốc đâm vào
Một kiểm ngư của Việt Nam bị thương khi tàu bị tàu của Trung Quốc đâm vào

 

Ông Thu cũng khẳng định các tàu Hải cảnh và tàu bảo vệ của Trung Quốc chủ động đâm va tàu Việt Nam gây hư hỏng, ảnh hưởng đến trang thiết bị tàu Việt Nam. “Lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam hết sức kiên trì và kiềm chế, tiếp tục bám trụ và giải quyết hoà bình mọi việc trên biển, nhưng mọi sự chịu đựng đều có giới hạn, nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi thì chúng tôi cũng có những hành động tự vệ để đáp lại” - ông Thu khẳng định.

Trước đó, , ngày 3-5, Cục Hải sự Trung Quốc đơn phương thông báo triển khai giàn khoan nước sâu Hải dương (HD-981) tại biển Đông. Địa điểm này nằm trong vùng EEZ  200 hải lý và trên thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc còn đòi cấm hoạt động của tàu thuyền trong phạm vi bán kính 1 hải lý, sau tăng lên 3 hải lý tính từ giàn khoan.

 

Dàn khoan HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ vĩ độ bắc, 111012’ độ kinh đông, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - Ảnh: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

Dàn khoan HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ vĩ độ bắc, 111012’ độ kinh đông, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - Đồ họa: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

 

Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã lập tức lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 và các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Ngày 6-5, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, phản đối việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Đồng thời, Phó Thủ tướng nêu rõ Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, phù hợp với các quy định và thực tiễn Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật biển 1982, không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên.

 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống

 

Hôm 4-5, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Trung Quốc Lưu Chấn Dân về vụ việc trên.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

 

B.Diệp-D.Ngọc-V.Duẩn
  • MINH TRÍ
    18Thích  
    07/05/2014 23:16

    CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG THÔNG QUA TÒA ÁN QUỐC TẾ Trong những năm qua Đài loan, Trung quốc liên tục có những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đông đối với nước ta, ngày 5/11/2013 Đài Loan thông báo việc xây dựng một cầu tàu mới và tu bổ đường băng trên "đảo Thái Bình," tức đảo Ba Bình của Việt Nam, thuộc quần đảo Trường Sa. Việc làm trái phép này sẽ bắt đầu vào đầu năm 2014 và dự kiến hoàn tất trong hai năm. Tiếp tục Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc vừa ngang ngược tuyên bố lập ngọn hải đăng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, đồng thời Trung Quốc lại toan tính lập chính quyền ở Trường Sa. Ngày 02/05/2014 Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đây là hoạt động bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam Đây là hành động khiêu khích không thể chấp nhận được. Đối với quần đảo Hoàng sa, Trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để các nước trong khu vực biển đông thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được thì liên tục các đảo thuộc quần đảo Trường sa họ sẽ lấn tới và giành chủ quyền cho họ. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Do vậy, Bộ ngoại gia nước ta sớm đưa vụ việc trên báo cáo trước Đại hội đồng liên hiệp quốc và Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ, đồng thời đưa vụ tranh chấp đảo Ba Bình và các đảo khác ở Trường sa và Hoàng sa khởi kiện ra Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. Thuận lợi hiện nay đã có nước Philipines khởi kiện, Tòa án quốc tế đã thụ lý chuẩn bị đưa ra xét xử. MINH TRÍ


Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: việt nam
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại57,116
  • Tổng lượt truy cập41,237,717
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây