Trung Quốc xây cầu cảng tại Hoàng Sa của Việt Nam

Thứ sáu - 27/04/2012 10:42 1.489 0
Chính phủ Trung Quốc thông báo hôm 26.4 rằng nước này đã thông qua đề xuất của tỉnh Hải Nam về việc xây dựng một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

Theo AP, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc thông báo họ đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của tỉnh Hải Nam nhằm xây dựng cầu cảng có diện tích hơn 3,3 km vuông tại đảo Duy Mộng nhằm phục vụ các hoạt động du lịch và đánh bắt ở biển đông. Duy Mộng là một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trong tuần này, Phó chủ tịch tỉnh Hải Nam đàm Lực đã nói ông quyết tâm xúc tiến phát triển du lịch tại Hoàng Sa trong năm nay.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục có các hoạt động bất hợp pháp tại quần đảo Hoàng Sa.

Hôm 7.4, Tân Hoa xã đưa tin tàu du lịch Coconut Princess của Công ty cổ phần vận tải biển Hải Hiệp Hải Nam đã bắt đầu thực hiện hành trình thử nghiệm tuyến du lịch đường biển đến quần đảo Hoàng Sa.

Phản ứng trước việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nhấn mạnh việc Trung Quốc khai thác du lịch tại Hoàng Sa là bất hợp pháp.

Mới đây, vào ngày 24.4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tuyên bố Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và trường Sa sau khi Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố "Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc" giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia biển đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa của Việt Nam.

"Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

Sơn Duân

BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (4)
Bảo Hoàng
Tinh thần và sức mạnh của HƯNG đáº O đáº I VƯÆ NG và NGÔ QUYọ€N vẫn còn trong tâm trí người VIọ†T NAM .NAM QUọC SÆ N HÀ NAM đáº¾ CƯ . Chúng ta không thể để cho kẻ mạnh hiếp đáp.
lê hà
Chính phủ cần phải có biện pháp cứng rắn hơn nữa để khẳng định chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ.
10 rau
Bộ ngọai giao sao không triệu hồi đại sứ Trung Quốc đến để phản đối
MINH TRÍ
SỊM TẬP Họ¢P CÁC CHọ¨NG Cọ¨ PHÁP LÝ đọ‚ BẢO Vọ† CHủ QUYọ€N VÙNG BIọ‚N đáº¢O VIọ†T NAM.
Từ lâu chúng ta đều biết ý định của Trung Quốc tìm mọi cách để giành chủ quyền vùng biển đông, đầu tiên việc Trung Quốc (TQ) đẩy mạnh yêu sách bản đồ"đường lưỡi bò". Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm "diện tích lớn nhất" và "nhiều quyền lợi nhất" có thể trên các vùng biển. Tiếp tục, ngày 19/4/2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố "Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc" giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó phân chia biển đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa của Việt Nam. Họ đã có ý định quá rõ ràng như vậy thì dù Bộ ngoại giao nước ta, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị yêu cầu, Trung Quốc phải hủy bọ ngay bản "Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc",nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ không bao giọ hủy bọ, do vậy chúng ta cần có ngay những kế sách để ứng phó. Trước tiên chúng ta nên có một bản đồ riêng vùng lãnh hải của nước ta làm cơ sở để tuyên bố chủ quyền, trên cơ sở bản đồ này cần quy hoạch vùng biển đảo thuộc chủ quyền của nước ta được thông qua Quốc hội nước ta để có tính chất pháp lý cao nhất. Căn cứ để xây dựng quy hoạch trên cơ sở chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, và tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển đông (DOC). Tiếp đến, chúng ta cần hệ thống lại toàn bộ các văn kiện, các chứng cứ lịch sử đã có được sưu tầm từ trước đến nay, làm thành một bộ sách trắng về biển đông , in phát hành cho nhân dân biết và công bố rộng rãi với thế giới các nghiên cứu về chủ quyền trên biển đông, để làm đối trọng với những tuyên bố của Trung Quốc. Xác định đây là việc thực hiện thưọng xuyên và liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Như vậy nếu có tranh chấp cần thiết phải ra Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc, chúng ta có đủ chứng cứ pháp lý để bảo vệ chủquyền vùng biển đảo của nước ta. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại71,466
  • Tổng lượt truy cập41,252,067
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây