Xi măng đồng Bành là một trong số dự án đầu tư công thua lỗ, khiến nhà nước phải gánh nhiều khoản nợ - Ảnh: Duy Anh |
145 DA thất thoát vốn là quá ít
Báo cáo tổng hợp về công tác giám sát tổng thể đầu tư năm 2011 của Bộ KH-đT cho thấy, dù cả nước triển khai cắt giảm đầu tư công nhưng cũng có tới hơn 14.000 DA được động thổ trên tổng số 38.420 DA đầu tư công khắp cả nước đang thực hiện, tương ứng tọ· lệ 36,8% và tổng giá trị thực hiện gần 400.000 tỉ đồng. Trong đó, một số địa phương có số lượng DA khởi công mới khá cao như: TP.HCM là 1.165, Quảng Ninh 691, Khánh Hòa 628…
Trước sự leo thang của giá cả và lạm phát, cắt giảm đầu tư công, đầu tư có hiệu quả trở thành nhiệm vụ cấp bách và trọng tâm trong năm 2011, thế nhưng con số các DA chậm tiến độ được đánh giá là vẫn còn phổ biến. Cụ thể, có 4.436 DA trì trệ, được triển khai với tốc độ quá chậm, không theo kịp kế hoạch, chiếm 11,55% số DA thực hiện trong kỳ, trong khi đó, năm 2010 tọ· lệ này chỉ chiếm 9,78%.
Lãnh đạo một vụ chức năng của Bộ KH-đT cho biết, chậm tiến độ diễn ra phổ biến trong năm 2011, là nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, khiến DA không còn hiệu quả đầu tư. Trong đó, chủ yếu do giải phóng mặt bằng, bố trí vốn không kịp thời, năng lực chủ đầu tư, nhà thầu yếu kém. Không chỉ có các công trình chậm tiến độ, qua thống kê cho thấy có tới 5.447 DA đã phải điều chỉnh, trong đó có tới 3.568 DA phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, chiếm tọ· lệ lớn, khiến ngân sách bị bội chi. Hầu hết các DA bị điều chỉnh đều tập trung tại các tập đoàn, tổng công ty, trong đó chỉ một mình Tập đoàn điện lực (EVN) trong năm 2011 đã phải điều chỉnh tới 409 DA, Tập đoàn cao su 17 DA, Tổng công ty lương thực miền Nam 12 DA.
Bộ KH-đT cũng đã thống kê trong số 13.180 DA được kiểm tra và 14.706 DA sử dụng 30% vốn nhà nước đã phát hiện 145 DA gây thất thoát vốn, 100 DA có vi phạm về thủ tục đầu tư, 47 DA vi phạm chất lượng công trình và 1.034 DA phải ngừng thực hiện. Quảng Ninh là tỉnh dẫn đầu về số DA vi phạm khi qua rà soát 589/1.132 DA đang thực hiện, cơ quan chức năng phát hiện có 44 DA, Quảng Trị 38 DA vi phạm… Bắc Giang đứng đầu về số công trình gây thất thoát vốn là 59 DA, Quảng Ngãi 22, Hà Giang 10, Kon Tum 7, TP.HCM có 6 DA…
145 DA thất thoát, lãng phí được phát hiện chỉ chiếm 0,38% tổng số DA thực hiện đầu tư trong năm, theo TS Lê đăng Doanh, con số này chỉ như muối bọ biển, không phản ảnh được hết thực trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả của bức tranh đầu tư công. "Bộ hầu như không đi đánh giá, thanh kiểm tra mà chỉ ngồi tổng hợp lại từ các đơn vị, trong khi đó còn lại một tọ· lệ rất lớn chưa được rà soát, trong số này ai dám khẳng định các địa phương, tập đoàn báo cáo trung thực hết, không né tránh thống kê các DA kém hiệu quả", TS Doanh nói. Ông dẫn chứng thêm, năm 2011 con số cắt giảm đầu tư công được báo cáo lên tới hơn 90.000 tỉ đồng, nhưng việc sau đó Quốc hội đánh giá giá trị đầu tư công vẫn rất lớn, số DA đình, giãn hoãn rất ít.
Phải công khai danh tính các DA
Bộ trưởng Bộ KH-đT Bùi Quang Vinh thừa nhận, báo cáo này do các địa phương tự tổng hợp đánh giá, sau đó Bộ thống kê lại và báo cáo Chính phủ. Số DA được báo cáo theo ông Vinh mọi năm chiếm khoảng 60% DA đang thực hiện, năm nay được nâng lên 68% nhưng vẫn còn quá thấp. Nhưng điều đáng nói, các báo cáo đều chưa đầy đủ, không chính xác, khiến Bộ KH-đT không đánh giá được đúng bức tranh đầu tư công của cả nước. Nhiều địa phương không có số liệu về các DA có báo cáo giám sát đầu tư như đồng Nai, Bến Tre, Hòa Bình…
đối với các tập đoàn, tổng công ty, ông Vinh cho biết, Bộ KH-đT không quản được, mà từng bộ ngành quản riêng, vốn tại các DA Bộ Tài chính rót xuống và thực hiện giám sát, quản lý. Về hướng xử lý các DA và các đơn vị, ông Vinh cho biết đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan không gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư kiểm điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm khắc.
Tuy nhiên, TS Lê đăng Doanh cho rằng, trước hết phải công khai minh bạch không chỉ những DA thất thoát, mà kể cả DA vi phạm thủ tục đầu tư, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần do chậm tiến độ. "Phải công khai ra vì đó là tiền nhà nước, tiền thuế của người dân đóng góp. Với các DA sai phạm, phải làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức nào đã làm thất thoát", ông Doanh nói.
Anh Vũ