|
ViêÌ£t Nam đăÌ£t TrươÌ€ng Sa dươÌi quyêÌ€n quản lyÌ cú‰a tỉnh KhaÌnh HoÌ€a |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khi được họi tại cuộc họp báo hôm thứ Năm 12/4 về "kế hoạch của ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài cử một đoàn lớn ra thị sát trường Sa" đã trả lời: "Việc người Việt Nam đi thăm các địa danh của đất nước, trong đó có các đảo thuộc huyện đảo trường Sa, tỉnh Khánh Hòa là việc làm bình thưọng".
Điều đặc biệt là việc tổ chức cho Việt kiều ra thăm trường Sa, vốn nằm trong khu vực một số quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền, cho đến nay vẫn được giữ kín.
Việc chủ đề này được nêu ra trong cuộc họp báo chính thức có sự tham dự của các hãng thông tấn nước ngoài dưọng như là động thái đối ngoại trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang lời qua tiếng lại về chủ quyền ở Biển đông.
Gần đây, tình hình, tưởng chừng đã lắng xuống sau khi lãnh đạo cao cấp nhất của hai đảng Cộng sản cầm quyền ở cả hai nước thống nhất các nguyên tắc chung để giải quyết bất đồng trên biển hồi tháng 10/2011, lại nóng lên với việc Trung Quốc tiếp tục bắt ngư dân Việt và tăng cưọng khai thác Hoàng Sa.
Việt Nam cũng có một số đối sách, tuy vẫn cấm người dân biểu tình phản đối ở trong nước.
Việc cử sư sãi ra các đảo ở trường Sa làm Phật sự và mới đây nhất là ký hợp đồng dầu khí với Nga đều được coi như hành động khẳng định chủ quyền.
Tế nhị
trường Sa, Hoàng Sa và tranh chấp Biển đông, nhất là với Trung Quốc, tuy không danh chính ngôn thuận vẫn bị coi là các chủ đề 'tế nhị' ở trong nước.
Một kế hoạch cho Việt kiều ra thăm trường Sa năm ngoái đã bị hủy bọ không rõ lý do.
Về nguyên tắc, đây không phải khu vực cấm, nhưng vì xa xôi cách trở, chỉ có thể tiếp cận bằng tàu thủy hoặc máy bay nên các chuyến đi tới trường Sa phải được hỗ trợ của chính quyền.
Việt Nam, Trung Quốc, đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei đều tuyên bố chủ quyền tại trường Sa.
VơÌi 23 đảo vaÌ€ bãi caÌ£n, ViêÌ£t Nam năÌm trong tay con sôÌ đảo lơÌn nhâÌt ở nơi naÌ€y.
"Quan điểm nhất quaÌn của bất cứ chính phủ hợp pháp nào của Việt Nam là phải cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải đồng thời ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình phù hợp với luật pháp và thông lệ của quốc tế." LS Vúƒ đưÌc Khanh, Canada |
Nhận định về kế hoạch tổ chức cho Việt kiều thăm trường Sa, luật sư Vũ đức Khanh hiện đang sống tại Canada, nói: "Theo cá nhân tôi thì chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và trường Sa là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận được".
"Tuy nhiên, do điều kiện khách quan của lịch sử, chúng ta cũng không thể phủ nhận đây là khu vực không có tranh chấp về chủ quyền quốc gia."
"Quan điểm nhất quán của bất cứ chính phủ hợp pháp nào của Việt Nam là phải cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải đồng thời ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình phù hợp với luật pháp và thông lệ của quốc tế."
Ông Khanh cho rằng trong khi các hành vi gây hấn, bạo lực và cố tình làm căng thẳng, phức tạp thêm tình hình là điều hết sức cần thiết nên tránh, "việc ủy ban người Việt ở nước ngoài có ý định sẽ tổ chức cho ngoại kiều đi thăm trường Sa là một quan điểm đúng đắn, một hành động thiết thực, hợp tình, hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc giới thiệu, bày tọ quan điểm, lập trường của phía mình đồng thời mưu tìm, kiến tạo một giải pháp hòa bình, công bằng và ổn định lâu dài cho toàn bộ khu vực và thế giới".
Ông luật sư cũng ngọ ý sẵn sàng tham gia.
BBC
à kiến bạn đọc Tđ‚NG CƯọœNG HOẠT đọ˜NG VÙNG LÃNH HẢI VIọ†T NAM LÀ VIọ†C LÀM CẦN THIẾT HIọ†N NAY Việc Bộ Ngoại giao có kế hoạch tổ chức chuyến thăm của người Việt ở nước ngoài tới quần đảo trường Sa là hoạt động 'bình thưọng', đây là việc làm có ý nghĩa nhằm để xác định chủ quyền vùng lãnh hải thuộc nước ta . Cũng như vừa qua tỉnh Qủang nam cho phép thành lập Tổ hợp tác sản xuất khai thác hải sản cũng có tầm quan trọng không kém. Tổ hợp tác sản xuất không chỉ giúp ngư dân yên tâm khi đánh cá trên biển mà còn góp phần bảo vệ an ninh trật tự tại các ngư trường. Gắn lợi ích kinh tế của các tổ với việc bảo vệ ngư trường, sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, đẩy lùi việc xâm lấn ngưtrường của tàu nước ngoài. Trong thời gian vừa qua có nhiều tàu lạ liên tục tấn công vào thuyền của bà con ngư dân , uy hiếp tinh thần đe dọa về tính mạng, làm hư họng thuyền đã làm tổn thất đến tài sản của ngư dân , nhưng với tinh thần yêu nghề gắn biển, gắn quê hương tổ quốc , ngư dân không nản lòng vẫn quyết tâm khắc phục khó khăn để tiếp tục ra biển khai thác hải sản . Có thể nói mỗi ngư dân là mỗi chiến sỉ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của tổ quốc Việt nam thân yêu. đây là mô hình rất hay Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nên nhân rộng đến các tỉnh có vùng biển, đảo. Nhà nước cũng sớm có chính sách hổ trợ cho ngư dân thồng nhất trong phạm vi cả nước. Trước tiên Nhà nước tạođiều kiện về vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách, cho ngư dân vay đóng thuyền với quy mô công suất lớn hơn, áp dụng sáng chế tua bin điện gió từ cánh buồm của ông Lại bá ất ở Hà nội đã thí nghiệm thành công, để ngư dân có thể khai thác hải sản thời gian lâu hơn. Ngư dân là một lực lượng lao động rất lớn trên biển , cần tập hợp để tạo sức mạnh, nếu ở trong độ tuổi theo Luật dân quân tự vệ, thì hàng năm cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm huấn luyện cho đối tượng này. Nên thành lập lực lượng Dân quân cơ động trên biển phối hợp với Biên phòng để thực hiện những nhiệm vụ cần thiết, trong công tác tuần tra vùng biển thềm lục địa thuộc hải phận của nước ta. Có như vậy ngư dân mới được hưởng các chính sách của nhà nước, trong quá trình bảo vệ vùng biển của tổ quốc, nếu xãy ra bị xâm hại đến bản thân mình, gia đình thân nhân không bị thiệt thòi. Ngư dân là lao động chính trong giađình , người phụ nữ phụ thuộc ở nhà không làm gì con cái thì quá đông, những năm qua có những trường hợp thuyềnđi đánh bắt hải sản, do bị thiên tai bão lụt bất ngọ không kịp thời vào bọ lánh nạn, người chồng không trở về nữa, người vợ không biết làm gì để nuôi con mình,đây là gánh nặng của gia đình cũng như xã hội. đề nghị Bộ lao động thương binh xã hội nên có đề án đào tạo nghề cho phụ nữ ở các làng chài , tạo công ăn việc làm cho họ , như vậy người chồng có đi đánh bắt hải sản cũng rất yên tâm. Bộ Tài chính nghiên cứu sớm có văn bản cho phép thành lập Qũy hổ trợ ngư dân, hướng dẫn nguồn trích qũy và sử dụng qũy chođúng quy định của pháp luật .
MINH TRÃ