VPF tiếp tục khiếu nại lên Thanh tra Chính phủ

Thứ hai - 20/02/2012 02:55 1.330 0
Sáng nay Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) gửi đơn khiếu nại với ba nội dung tới Thanh tra Chính phủ và Bộ VH-TT-DL đề nghị xem xét lại kết luận thanh tra với các nội dung về quyền sở hữu giải đấu, việc VFF tự ý chuyển nhượng thương quyền đTQG và thời hạn hợp đồng kéo dài 20 năm…

 
Nội dung đầu tiên được lãnh dạo VPF đề nghị lãnh đạo Bộ VH-TT-DL, cùng Thanh tra Chính phủ xem xét lại là vấn đề quyền hạn và thẩm quyền của VFF trong việc ký kết hợp đồng chuyển giao bản quyền cho AVG.
 
VPF đã viện dẫn Khoản 1, điều 74 Điều lệ VFF năm 2010: "Liên đoàn bóng đá Việt Nam và các thành viên là những chủ sở hữu đầu tiên của tất cả các quyền lợi xuất phát từ các giải đấu...". Điều luật này chứng tọ rằng VFF không phải là chủ sở hữu duy nhất và có toàn quyền chuyển nhượng thương quyền bóng đá, như kết luận của Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch.
 
Không chỉ Điều lệ VFF, mà trong Luật Thể dục Thể thao cũng quy định các CLB là chủ sở hữu giải thể thao. VPF còn viện dẫn nhiều điều luật tại Quy chế bóng đá chuyên nghiệp 2011, Bộ luật Dân sự... Theo quy định tại những văn bản này, VFF phải "chia sẻ và thống nhất cùng các CLB bóng đá khai thác quyền thương mại hiện có trên nguyên tắc đạt hiệu quả cao nhất".
 
Liên quan đến việc sở hữu thương quyền của các đTQG Việt Nam, lãnh đạo VPF cho rằng VFF đã sai khi chuyển nhượng thứ không phải của mình: Theo như hợp đồng ký kết giữa VFF với AVG (2010), VFF đã chuyển nhượng toàn bộ thương quyền của đTQG. VPF cho rằng hành động đó của VFF đã vi phạm nghiêm trọng Luật TDTT,  Luật quản lý sử dụng tài sản Nhà nước. VFF là một tổ chức xã hội- nghề nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật trê, VFF chỉ là cơ quan quản lý các đTQG chứ không phải chủ sở hữu thương quyền.
 
Các nội dung khiếu nại khác là chuyện bán thương quyền thiếu minh bạch, không tạo ra sự cạnh tranh có lợi cho VFF và các CLB. Việc VFF chỉ thu được 6 tọ· đồng một năm (lũy tiến 10% một năm) trong thời hạn 20 năm là sự thiệt hại rất lớn cho bóng đá Việt Nam.
 
VPF tiết lộ, ngay khi thành lập, họ đã liên hệ với Truyền hình Việt Nam và nhận được sự ủng hộ, cam kết hợp tác với quyền lợi đem lại cho bóng đá Việt Nam cao hơn gấp nhiều lần so với hợp đồng mà VFF đã bán cho AVG.
 
Những nội dung khiếu nại này đã được VPF gửi tới Thanh tra Chính phủ và Bộ Văn hóa Thể thao vào sáng nay. Cùng thời điểm đó, VFF đã có hai công văn gửi VPF và các đài truyền hình yêu cầu các đơn vị này tuân thủ đúng hợp đồng chuyển nhượng thương quyền mà VFF đã ký với AVG.
 
Lãnh đạo VFF yêu cầu các bên cần tuân thủ đúng hợp đồng bản quyền truyền hình mà VFF ký kết với AVG, theo đúng kết luận của đoàn Thanh tra Bộ VH-TT-DL.
 
Bên cạnh văn bản chỉ đạo gửi đến VPF, các CLB chuyên nghiệp và Ban tổ chức địa phương. Phó chủ tịch VFF Nguyễn Lân Trung còn ký công văn số 89 gửi tới các đài truyền hình Trung ương và địa phương đề nghị tôn trọng hợp đồng mà VFF đã ký với AVG. Tất cả các vấn đề liên quan đến bản quyền truyền hình các giải bóng đá thuộc Liên đoàn bóng đá Việt Nam (bao gồm các giải bóng đá chuyên nghiệp) cần phải đạt được sự thọa thuận và xác nhận bằng văn bản từ phía AVG. 
 
Pv (tổng hợp)
Ý kiến của bạn

CẦN XEM XÉT LẠI THọœI HẠN Họ¢P đọ’NG đÃƒ KÝ GIọ®A VFF VỊI AVG Theo khoản 2 Điều 53 Luật Thể dục, Thể thao năm 2006 thì: "Liên đoàn thể thao quốc gia, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp là chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp do mình tổ chức" và theo Điều 12 Nghị định số 112/2007/Nđ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thể dục, Thể thao thì chủ sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp có các quyền: Ðịnh hình giải thể thao thành tích cao và giải thể tlhao chuyên nghiệp trên bản ghi âm, ghi hình; sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình; phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp; phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Khoản 14 Điều 4 Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (được phê duyệt kèm theo Quyết định số 224/Qđ-BNV ngày 19/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) quy định Liên đoàn Bóng đá Việt Nam "sở hữu tất cả các quyền phát sinh từ các giải đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức, điều hành của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, trong đó bao gồm các quyền về tài chính; quyền thu thanh, ghi hình; sản xuất; phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện; quảng cáo, tiếp thị; các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam".Như vậy, theo các quy định pháp luật và Điều lệ nêu trên thì Liên đoàn Bóng đá Việt Namn có quyền sở hữu đối với thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp do mình tổ chức. Vấn đề ở đây cần xem xét đồng chủ sở hữu hay chỉ duy nhất là một chủ sở hữu để xác định việc đúng sai trong việc ký kết hợp đồng giữa VFF và AVG .Do đó các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu kọ· nội dung tại khoản 2 Điều 53 Luật thể dục , thể thao năm 2006. Có thể hiểu vận dụng trong tình hình thực tế hiện nay, trước đây nước ta duy nhất chỉ có tổ chức VFF là đại diện của liên đoàn thể thao quốc gia là chủ sở hữu đứng ra tổ chức giải thể thao bóng đá chuyên nghiệp được các quyền như quy định là đúng , nhưng nay cấp có thẩm quyền cho phép thành lập tổ chức VPF bao gồm tập hợp các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có chức năng tổ chức giải thể thao chuyên nghiệp mà không tham gia đồng sở hữu là không đúng. Điều này phù hợp với tinh thần của nghị định của chính phủ quy định chi tiết luật thể dục thể thao tại điều 12 Nghị định 112 /2007/Nđ-CP ngày 26/06/2007. Qua xem xét việc ký hợp đồng giữa VFF và AVG thời hạn đến 20 năm là không phù hợp với nhiệm kỳ của Ban chấp hành liên đoàn bóng đá Việt nam VFF, giá trị của hợp đồng quá thấp , chưa tính đến trượt giá đến 20 năm không biết thiệt hại đến mức độ nào không lưọng trước được , do vậy không thể nào đảm bảo nguồn kinh phí tối thiểu để hổ trợ đầu tư cho các đội bóng phát triển lâu dài, bền vững. Nhất là các cơ quan có chức năng chưa thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ là làm sao giải bóng đá quốc gia được các đài truyền hình trực tiếp , liên tục, rộng rãi cả nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. để cho nền bóng đá nước nhà tiếp tục phát triển tránh sự độc quyền của VFF những năm qua đã cản trở nền bóng đá của nước nhà , đề nghi cấp có thẩm quyền chỉ đạo cho VFF sớm thay đổi bổ sung Điều 14 khoản 4 Điều lệ liên đoàn bóng đá Việt nam " quy định Liên đoàn bóng đá Việt nam VFF và các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp đại diện là VPF đồng sở hữu giải bóng đá chuyên nghiệp do mình tổ chức , sở hữu tất cả các quyền phát sinh từ các giải đấu …." để phù hợp với Luật Thể dục, Thể thao năm 2006. MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,939
  • Tổng lượt truy cập41,236,540
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây