Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Thứ ba - 07/06/2016 23:13 1.477 0
Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Chỉ thị số 16/CT-TTg về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới”, ban hành ngày 16/5/2016.

Cán bộ xã Đắk N'Drót (Đắk Mil) trao đổi với người dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Ảnh: Phan Tân

Vào năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg “Về tăng cường công tác dân vận”. Theo đánh giá, thông qua thực hiện Chỉ thị 18, công tác dân vận đã góp phần mạnh mẽ vào sự ổn định tình hình, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tuy nhiên, do công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp những năm qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể như việc thực hiện công tác dân vận ở một số nơi chưa thường xuyên, kịp thời, hiệu quả thấp. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhận thức chưa đầy đủ về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận. Sự phối hợp giữa một số cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội cùng cấp chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Một số nơi còn xem nhẹ công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp.

Vì vậy, Chỉ thị 16 nêu rõ,  các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp phải thường xuyên quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác dân vận gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác dân vận, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Qua thực tế cho thấy, công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp là rất quan trọng, liên quan đến mọi mặt đời sống của nhân dân, nhất là trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nếu cấp ủy, chính quyền không quan tâm, chú trọng đến công tác dân vận thì tất yếu sẽ dẫn đến nảy sinh những khiếu kiện kéo dài trong dân. Làm tốt công tác dân vận thì mới giải quyết được vấn đề khiếu kiện, khiếu nại, góp phần yên dân, giúp dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, nơi nào, đơn vị nào mà lãnh đạo quan tâm đúng mức và có những chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, gắn với nhiệm vụ chuyên môn thì ở nơi đó sẽ thực hiện tốt công tác dân vận.

Từ năm 1949, trong một bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận”. Điều đó có nghĩa, công tác dân vận không chỉ là công việc của Mặt trận, các đoàn thể mà là công việc thường xuyên và quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp. Nói một cách khác, công tác dân vận là trách nhiệm, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

Tường Mạnh

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,280
  • Tháng hiện tại27,761
  • Tổng lượt truy cập41,546,571
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây