Năm 18 tuổi, ông đã học được cách chơi các nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình từ những lần tham gia các hoạt động lễ hội của buôn làng và từ người già trong buôn.
|
Ông Y Luất AKen chỉnh âm chiếc Đinh năm của người Êđê |
Trong một lần chiếc Đinh năm đang chơi bị sai âm, ông đã tự mày mò tìm hiểu từng bộ phận, chức năng để tìm cách sửa và cuối cùng thành công. Rồi ông lại học chơi các nhạc cụ khác như đàn Gông, Đinh buốt, sáo, đàn Pru... Khi đã chơi thành thạo, ông chuyển sang học và tìm cách chế tác chúng. Ông Y Luất tâm sự: "Tôi mê nhạc từ nhọ, nhưng mãi đến năm 18 tuổi, tôi mới bắt chước và chơi được một số nhạc cụ, rồi mày mò học cách chế tác. Gia đình không có điều kiện để mua, nên tôi lên rừng tìm vật liệu, mượn nhạc cụ của những người trong buôn về làm mẫu, rồi mày mò tìm cách chế tác và dần dần các nhạc cụ lần lượt được ra đọi, hoàn thiện từ hình dáng bên ngoài đến chất lượng âm thanh. Khó nhất trong việc chế tác nhạc cụ là khâu chỉnh âm thanh nên ngoài sự khéo léo cần có của đôi tay thì đôi tai, đôi mắt cần phải đủ nhạy để phát hiện những lỗi nhọ và điều chỉnh sao cho đạt yêu cầu, tạo ra được âm thanh chuẩn".
Tiếng lành đồn xa, hiện nay, không chỉ người dân trong buôn, quanh vùng mà bà con ở các địa phương khác cũng đến nhọ ông Y Luất chế tác, chỉnh âm, sửa các nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Không chỉ có vậy, ông còn truyền lại các kỹ thuật chế tác nhạc cụ cho các thế hệ trẻ trong buôn làng để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Bài, ảnh: Hưng Nguyên