Lịch sử ngành thuế Việt Nam

Thứ bảy - 15/10/2011 10:19 4.770 0

Lịch sử ngành thuế Việt Nam

   

I. thời kỳ thống nhất đất nước - trước cải cách hệ thống chính sách thuế (1975 - 1989)

  • Ngày 18/11/1978

Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90-CP sửa đổi tổ chức bộ máy Bộ Tài chính, trong đó có Vụ thuế tập thể - cá thể được tách ra để thành lập 2 vụ thuế mới: Vụ thuế Công thương nghiệpVụ thuế nông nghiệp để có điều kiện chỉ đạo, quản lý, thu thuế cho chuyên ngành đạt hiệu quả hơn.

  • Ngày 10/11/1980

Chính phủ đã ban hành quyết định 120-CP quy định tổ chức ngành thuế công thương nghiệp thống nhất với nội dung chủ yếu là:

+ ọž Trung ương: Có CụC THUế CON (nằm trong Bộ Tài chính) do cục trưởng phụ trách.

+ ọž Tỉnh và cấp hành chính tương đương có các chi cục thuế công thương nghiệp (nằm trong Sở, Ty TàI chính) do một phó giám đốc hoặc phó trưởng Ty TàI chính phụ trách chi cục trưởng thuế công thương nghiệp.

+ ọž huyện và cấp hành chính tương đương, có phòng thuế công thương nghiệp (nằm trong Ban TàI chính - Giá cả) do một Phó trưởng ban TàI chính giá cả phụ trách trưởng phòng thuế công thương nghiệp.

+ ọž đầu mối giao thông quan trọng những nơI tập trung hoạt động công thương nghiệp có trạm hoặc đội thuế công thương nghiệp trực thuộc phòng thuế hoặc chi cục thuế công thương nghiệp do một trưởng trạm hoặc đội trưởng thuế công thương nghiệp phụ trách.
Các đơn vị thuế công thương nghiệp được dùng con dấu riêng.

  • Ngày 15/7/1983

HđBT đã ban hành quyết định số 75/CP sửa đổi một số đIều trong   quyết định 120-CP với nội dung "Ngành thuế công thương nghiệp được tổ chức theo hệ thống dọc từ trung ương đến quận, huyện". Cụ thể là:

Bộ TàI chính: Có Cục thuế công thương nghiệp; ở tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương: có phòng thuế công thương nghiệp v.v... Các đơn vị thuế do một cục trưởng hay chi cục trưởng, trưởng phòng phụ trách.

Cơ quan thuế chịu sự chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên và Uọ· ban nhân dân cùng cấp. đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan tàI chính địa phương về xây dựng và thực hiện chỉ tiêu thu thuế công thương nghiệp, chấp hành chính sách chế độ và kọ· luật tàI chính của Nhà nước.

Cùng ngày, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 76/HđBT quy định: "Bộ máy thu quốc doanh và quản lý tàI chính xí nghiệp trung ương được tổ chức theo hệ thống dọc". ở Bộ Tài chính có cục Thuế quốc doanh và quản lý TàI chính xí nghiệp Trung ương; ở các tỉnh thành phố có chi cục hoặc phòng Thuế quốc doanh và quản lý TàI chính xí nghiệp trung ương hay uọ· nhiệm cho Sở tàI chính phụ trách (tuỳ số lượng xí nghiệp phảI phụ trách, tổng số thu, tổng số cán bộ quản lý..).

 

Uọ· ban nhân dân tỉnh thành phố có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị thu quốc doanh như một đơn vị của trung ương đóng tại địa phương. Cơ quan tài chính có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thu quốc doanh cùng cấp để kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế - tài chính các xí nghiệp quốc doanh trung ương đóng tạI địa phương.

  • Ngày 31/12/1983

Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 49-TC/TCCB qui định về tổ chức bộ máy thuế nông nghiệp, thuộc cơ quan tài chính các cấp. Cụ thể: ở Bộ Tài chính, có Vụ thuế nông nghiệp; ở tỉnh, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương, có Ban thuế nông nghiệp nằm trong cơ quan tàI chính; ở phưọng, xã, thị trấn, có ban thuế nông nghiệp nằm trong Uọ· ban nhân dân.

  • Ngày 15/10/1988

Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số 155/HđBT và 156/HđBT qui định chức năng nhiệm vụ và tổ chức Bộ TàI chính và kiện toàn bộ máy thu quốc doanh và thuế trong cơ quan tàI chính các cấp với nội dung:

ọž trung ương có Cục Thu quốc doanh, cục thuế công thương nghiệp, cục thuế nông nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính. ở tỉnh hay đơn vị hành chính tương đương: Có chi cục hoặc phòng thu quốc doanh (phụ trách cả xí nghiệp trung ương và xí nghiệp địa phương); chi cục thuế công thương nghiệp; chi cục hoặc phòng thuế nông gnhiệp; trực thuộc Sở tài chính; ở huyện hoặc cấp tương đương: có phòng thuế trực thuộc Ban tàI chính - thương gnhiệp (cơ quan chuyên môn giúp Uọ· ban nhân dân huyện quản lý về tàI chính, giá cả, thương nghiệp).

Cán bộ các tổ chức thu quốc doanh, thuế công thương nghiệp do Uọ· ban nhân dân địa phương quản lý, bố trí sử dụng theo quy định của Bộ TàI chính về chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chính quyền địa phương đối với bộ máy thuế quốc doanh, thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp được gắn chặt chẽ với sự chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thuế quốc doanh và thuế cấp trên. 
 

II. Giai đoạn 1986 - 2000: thời gian thành lập ngành Thuế nhà nước thống nhất

Sự cần thiết - Mục tiêu - Yêu cầu đổi mới hệ thống chính sách thuế

1. Sự cần thiết phải đổi mới hệ thống chính sách thuế

Trải qua những năm tháng lịch sử, từ sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công, hệ thống thuế và thu tài chính đã bảo đảm nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước, phục vụ cho việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội và quốc phòng của đất nước. Mặt khác, các chính sách thuế cũng đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển, nhất là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, góp phần xoá bọ quan hệ bóc lột phong kiến, cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh và cá thể.
 

Nhưng trước nhu cầu đổi mới của đất nước, hệ thống chính sách thuế và thu trong khu vực quốc doanh đã bộc lộ nhiều nhược điểm, chủ yếu là:
 

- Chưa thể hiện được sự bình đẳng về động viên đóng góp giữa các thành phần kinh tế, chưa khuyến khích các thành phần kinh tế tập thể, cá thể và tư nhân bọ vốn đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng kinh tế hàng hoá. Việc áp dụng chính sách thu riêng biệt đối với kinh tế quốc doanh, tách ra khơi hệ thống chính sách thuế, về thực chất đã làm yếu đòn bẩy kinh tế của công tác quản lý tài chính, nhất là trong giai đoạn thương mại hoá vật tư, tiền tệ hóa tiền lương...
 

- Chưa bao quát hết các nguồn thu có thể động viên cho Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là các nguồn thu phát sinh qua cơ chế thị trường (chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu, cho vay, nhượng bán tài sản, nhà đất...), có nhiều mặt trùng lắp, gây thắc mắc, suy bì không cần thiết giữa các đơn vị, giữa những người nộp thuế;
 

- Chính sách mang tính chắp vá. Các văn bản pháp quy về các chính sách thuế và thu chỉ được ban hành bằng hình thức dưới luật, chưa bảo đảm đầy đủ tính pháp lý theo đúng Hiến pháp quy định, chưa ngang tầm quan trọng của công tác động viên về thuế; hiệu lực thi hành còn bị hạn chế.
 

- Tổ chức quản lý thuế từ Trung ương đến địa phương (cả bộ máy và con người) chưa thành một hệ thống tập trung, chặt chẽ; có phần việc dẫm chân lên nhau, có trận địa lại bị buông lọng quản lý. Trình độ nghiệp vụ, quản lý thu thuế của cán bộ thuế còn yếu kém, chưa đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao theo yêu cầu phát triển đa dạng, phức tạp của tình hình mới trong cơ chế thị trường.
 

Sở dĩ có tình trạng như trên chủ yếu là do nhận thức tư tưởng chưa coi thuế thực sự là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng mà Nhà nước XHCN nhất thiết phải nắm và sử dụng tốt trong giai đoạn quá độ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quan điểm chung là muốn thay thế các hình thức thuế thu vào NSNN bằng các chế độ thu đối với kinh tế quốc doanh được xây dựng trên cơ chế tập trung bao cấp và tư tưởng nóng vội , muốn nhanh chóng thủ tiêu kinh tế tư bản tư nhân.
 

Trong cán bộ và nhân dân, còn nhiều người chưa hiểu rõ sự cần thiết phải có thuế để đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước. Do đó, chưa hăng hái tự giác làm đầy đủ nghĩa vụ công dân về kê khai, nộp thuế đúng, đủ, kịp thời theo pháp luật về thuế hoặc chưa tích cực đấu tranh chống các hành vi trốn lậu thuế. Công tác tuyên truyền, giải thích về vai trò của thuế , nghĩa vụ đóng góp thuế của công dân cũng chưa được quan tâm thực hiện sâu rộng, thưọng xuyên để từng bước nâng dần trình độ dân trí về thuế, gắn với việc xử lý nghiêm minh, từng bước đưa việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ về thuế vào nề nếp, kọ· cương.
 

Chế độ quản lý, thu thuế còn bị buông lọng, dẫn đến phát triển tình trạng, tuỳ tiện trong hiệp thương mức doanh thu, thuế khoán; gây thất thu thuế và nợ đọng, dây dưa tiền thuế phổ biến, nghiêm trọng trong mọi thứ thuế, mọi thành phần kinh tế, ở tất cả các địa phương mà không bị xử lý đầy đủ theo quy định của pháp luật.
 

Trong phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của 5 năm 1991-1995, Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) đã đề ra yêu cầu :"Tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Phải phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác " (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật.1991-trang 66). Nghị quyết cũng đã đề ra yêu cầu "tiếp tục đổi mới và bổ sung các luậtt huế. Kiện toàn hệ thống thu thuế, chống thất thu và lạm thu, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong công tác thuế. Tăng cưọng thanh tra tài chính, kiểm soát việc chấp hành Pháp lệnh kế toán, thống kê (Văn kiện đại hội VII - trang 72).
 

Từ đầu thập kọ· 90, Liên xô sụp đổ và phe XHCN tan rã. Nguồn thu từ nước ngoài vào Việt Nam, nhất là viện trợ cho không giảm mạnh. Quan hệ kinh tế đối ngoại chuyển sang có vay, có trả thì NSNN phải dựa chủ yếu vào thu thuế và vay trong nước. Khi thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh, từng bước xoá bọ bao cấp qua kế hoạch, qua giá, qua tín dụng thì đồng thời giảm hẳn chức năng điều tiết vào NSNN qua các đòn bẩy này. Khi áp dụng thu thuế đối với kinh tế quốc doanh thì cơ cấu thu của NSNN cơ bản cũng thay đổi, phần thuế thu vào quốc doanh và các thành phần kinh tế khác phải tương ứng với thu nhập quốc dân được tạo ra qua từng thành phần kinh tế khác nhau. Tình hình trên đây sẽ có tác động đến các lĩnh vực kinh tế, tài chính và đòi họi đổi mới các chính sách động viên và thuế cho NSNN.
 

2. Mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của việc đổi mới hệ thống chính sách thuế
 

2.1- Về tài chính: Thuế phải bảo đảm nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước.
 

Một ngân sách quốc gia lành mạnh phải dựa trước hết vào các nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn vậy, hệ thống thuế phải bao quát được hết các nguồn thu có thể bồi dưỡng, khai thác cho NSNN, từ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi tiêu dùng xã hội, mọi thu nhập cao v.v... Phấn đấu để thuế chiếm tọ· trọng trên 80%-90% trong tổng số thu Ngân sách; phải đề cao ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ khai báo, nộp thuế của mọi tổ chức, cá nhân.
 

Mức động viên về thuế bao giọ cũng phải lấy từ tổng sản phẩm quốc nội, từ thu nhập quốc dân. Do đó, thuế phải phát huy tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển để tạo được nguồn thu lớn cho NSNN. Khả năng có thể động viên còn phụ thuộc vào trình độ và ý thức tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng. Vì vậy, nguồn thu chủ yếu của ngân sách là thuế phải góp phần khuyến khích thực hiện tốt chính sách tiết kiệm cả trong sản xuất, tiêu dùng và khơi dậy được ý thức giác ngộ của dân về nghĩa vụ nộp thuế. Phải tạo được sự đồng tình, ủng hộ và nhất trí cao trong các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, cá nhân từ mức động viên thích hợp, thông qua hệ thống chính sách thuế hợp lý, phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
 

đổi mới hệ thống thuế còn phải được giải quyết đồng bộ với chính sách tài chính quốc gia. Chính sách động viên về thuế phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với sự sắp xếp lại cơ cấu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước theo hướng xoá bọ các khoản chi mang tính bao cấp, phô trương, hình thức, lãng phí, đặc biệt là thực hiện tốt chủ trương giảm nhẹ biên chế trong bộ máy hành chính sự nghiệp. Các Mác đã nhận định: "bộ máy Nhà nước cồng kềnh và thuế khoá nặng nề là hai khái niệm đồng nghĩa". Nếu không tinh giản được bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả, thì thuế động viên bao nhiêu cũng chỉ là "gió vào nhà trống"; khó có một hệ thống chính sách thuế phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân và đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nước, góp phần giảm bội cho ngân sách, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, giá cả.
 

2.2- Về kinh tế: Thuế phải thực sự là công cụ có hiệu lực góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
 

Cùng với việc đổi mới công tác kế hoạch, giá cả và các đòn bẩy kinh tế khác, thuế phải đóng vai trò quan trọng hàng đầu của Nhà nước để thực hiện yêu cầu quản lý và điều tiết vĩ mô mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, giữa tích luỹ và tiêu dùng, xuất và nhập, tiền và hàng, cung và cầu... , thông qua chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành nghề, các tầng lớp dân cư.
 

ý nghĩa điều tiết của chính sách thuế bao gồm hai mặt: khuyến khích những ngành nghề, những đơn vị, những mặt hàng cần thiết cho sản xuất, đọi sống, xuất khẩu và hạn chế sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, cao cấp. Trong điều kiện hiện nay, hệ thống thuế và các chính sách thuế mới phải khuyến khích mạnh mẽ việc bọ vốn đầu tư phát triển sản xuất, phục vụ ba chương trình kinh tế lớn (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu), khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở bình đẳng trong chính sách động viên đóng góp về thuế; khuyến khích khai thác nguyên vật liệu trong nước thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu và tranh thủ vốn hợp tác với nước ngoài để phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, không ngừng nâng cao khả năng tích luỹ.
 

Việc đổi mới hệ thống chính sách thuế phải phát huy được tác dụng thúc đẩy tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hạch toán kinh doanh; vừa khuyến khích mở rộng giao lưu hàng hoá, vừa đấu tranh hạn chế mua bán lòng vòng, chống đầu cơ, tích trữ, lũng đoạn thị trường, hướng dẫn và khuyến khích mở cửa, nhưng phải góp phần bảo vệ sản xuất nội địa.
 

Nhà nước còn sử dụng công cụ thuế phục vụ yêu cầu kiểm kê, kiểm soát và hướng dẫn mọi hoạt động kinh tế phát triển theo định hướng của kế hoạch Nhà nước và theo chính sách quản lý tài chính - kinh tế chung của cả nước và riêng trên từng địa bàn lãnh thổ.
 

2.3- Về xã hội: Thuế phải tích cực góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.
 

Trong hoàn cảnh nền kinh tế có nhiều thành phần, sự bình đẳng và công bằng xã hội về thuế được thể hiện trên chính sách động viên bằng nhau giữa các thành phần kinh tế, giữa các đơn vị, cá nhân, có điều kiện sản xuất, kinh doanh và môi trường hoạt động giống nhau, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh về năng suất, chất lượng, hiệu quả, uy tín.
 

Công bằng xã hội không có nghĩa là cào bằng, là đòi họi mọi thành viên trong xã hội phải có thu nhập ngang nhau theo lối bình quần chủ nghĩa. Người có thu nhập cao phải đóng góp nhiều thuế hơn người có thu nhập thấp, người có thu nhập quá thấp thì được miễn đóng góp. Tuy nhiên chính sách thuế vẫn để cho người làm ăn giọi, sau khi nộp thuế, còn lại thu nhập được hưởng cao, thậm chí rất cao so với người làm việc lười biếng, hoạt động kém hiệu quả. Từ đó, khuyến khích nhà doanh nghiệp quan tâm đầu tư chất xám, bọ vốn cải tiến trang thiết bị kỹ thuật để tái sản xuất mở rộng, tăng tích luỹ cho cơ sở và có điều kiện nộp thuế cao một cách thuận lợi. Công bằng xã hội còn có ý nghĩa là không thể chỉ nhấn mạnh một chiều đến phát triển kinh doanh, tăng thu nhập cho nhà doanh nghiệp, nhưng lại muốn miễn giảm tràn lan, không muốn thực hiện chính sách động viên đóng góp công bằng, hợp lý cho NSNN, chỉ biết nghĩ đến mục tiêu làm cho "dân giàu" nhưng lại không quan tâm đến yêu cầu làm cho "nước mạnh", thiếu nguồn thu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cần thiết ngày càng tăng vì công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Không thể chấp nhận tình trạng nhiều người có thu nhập cao, thậm chí rất cao mà không đóng góp gì cho Nhà nước; càng không thể để kéo dài tình trạng trốn, lậu thuế để làm giàu một cách phi pháp đang xẩy ra phổ biến như là một "quốc nạn".
 

Nhận thức đúng đắn và ý thức tự nguyện, tự giác nộp thuế đúng pháp luật của nhân dân, cũng là một yếu tố quan trọng để chính sách thuế bảo đảm được mục tiêu công bằng, hợp lý. Công bằng và bình đẳng xã hội còn được biểu hiện trên nguyên tắc xử lý đúng luật đối với mọi vi phạm, không thể duy trì lối xử lý "nhẹ với trên, nặng với dưới", càng không thể để tình trạng có "ô dù che chắn", tội nặng lại được "nằm ngoài pháp luật" để tình cảm lấn át lý trí trong việc xử lý các tội buôn bán trốn lậu thuế.
 

2.4- Về pháp lý: Hệ thống chính sách thuế mới phải bảo đảm tính pháp lý cao:
 

Thuế là một trong những chính sách lớn của Nhà nước, có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh, mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Do đó, theo quy định trong Hiến pháp, Quốc hội có quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và xoá bọ các Luật thuế. Như vậy, về nguyên tắc các chính sách thuế phải được Quốc hội xem xét, phê duyệt và ban hành thành luật.
 

Trước đây (từ 1990 trở về trước), chính sách thuế chỉ được ban hành chủ yếu thông qua pháp lệnh hoặc Nghị định chưa phù hợp với tính chất pháp lý theo quy định trong Hiến pháp về thuế . Yêu cầu đổi mới hệ thống thuế lần này là phải lần lượt xây dựng và được ban hành thành một hệ thống các luật thuế, áp dụng thống nhất trong cả nước. Nghiêm cấm bất cứ cấp nào, ngành nào, tổ chức nào tự đặt ra hình thức thuế riêng hoặc sửa đổi, xoá bọ các luật thuế do Quốc hội thông qua.
 

2.5- Về nghiệp vụ: Phải bảo đảm tính đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ và tính khả thi.
 

đối tượng thực hiện chính sách thuế là mọi tầng lớp dân cư và mọi cán bộ quản lý, thu thuế và một số cán bộ thuộc ngành khác (như kho bạc, ngân hàng...). Do đó việc ban hành các nguyên tắc, chế độ, biện pháp để thực hiện các luật thuế phải bảo đảm tính đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ và tính khả thi thông qua việc thể chế hoá bằng những quy định cụ thể trong từng văn bản pháp quy. Qua đó, mọi người đều được biết, hiểu và làm thống nhất, khắc phục được cách hiểu thế nào cũng được, làm thế nào cũng đúng, dễ tạo tuỳ tiện, tiêu cực trong cách vận dụng.
 

để việc hiểu và thực hiện các luật thuế được thống nhất giữa người nộp thuế và người thu thuế, giữa các địa phương, mỗi sắc thuế đều phải có những quy định thật rõ ràng, cụ thể, đẩy đủ về đối tượng đánh thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, thuế suất, thuế biểu, phương pháp thu, nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thuế, của cơ sở kinh doanh; điểm nào có thể phát sinh hiểu lầm, cần phải giải thích đầy đủ. Với nội dung như trên, mỗi công dân hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh có thể biết được chắc chắn mình phải nộp thuế gì, nộp thuế thế nào, phải làm gì theo đúng quy định trong từng luật thuế, cách tính thuế ra sao,... nộp bao nhiêu và từng người, từng đơn vị có thể tự mình thực hiện được việc kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế đầy đủ vào Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn, quy định của cơ quan thuế.
 

Quan điểm công khai, dân chủ được quán triệt ngay từ quá trình soạn thảo các dự luật thuế, thông qua các cuộc trao đổi, hội thảo, thông báo công khai để tranh thủ được ý kiến tham gia của các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, các cơ sở kinh doanh và mọi người dân, đối với chính sách thuế dự kiến đổi mới. Các luật thuế phải thể hiện đầy đủ nguyện vọng, đòi họi chính đáng của mọi tầng lớp dân cư, kết hợp được hài hoà với lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế. Các văn bản pháp quy đã được chính thức ban hành đều được công khai hoá, thông báo rộng rãi để tạo điều kiện cho mọi người nắm được nội dung và làm đúng, đồng thời tham gia kiểm tra, kiểm soát, phát hiện với cơ quan thuế những hiện tượng làm sai luật thuế, cả đối với người nộp thuế và cán bộ quản lý, thu thuế. Yêu cầu dân chủ trong việc thực hiện các Luật thuế còn được biểu hiện ở chế độ khoán doanh thu, mức thuế của từng cơ sở kinh doanh cần có ý kiến của bản thân người kinh doanh đó và sự tham gia của những người trong tổ kinh doanh, trong các hội đồng tư vấn về thuế ở các phưọng, xã.
 

Tính khả thi của luật thuế được thể hiện chủ yếu qua các mức thuế suất được xây dựng trên cơ sở điều tra, khảo sát tình hình hoạt động một cách cụ thể, có sự phân tích khoa học, toàn diện, thận trọng, phù hợp với khả năng đóng góp của từng đối tượng nộp thuế. Các biện pháp về tổ chức thực hiện phù hợp trình độ quản lý của Nhà nước, khả năng quản lý của cán bộ thuế trong hoàn cảnh sản xuất, kinh doanh ở ta phổ biến là phân tán, chủ yếu ở quy mô nhọ và vừa, chế độ và kọ· luật về kế toán, chứng từ, hoá đơn chưa được củng cố. Những đặc điểm đó đòi họi hệ thống thuế mới phải đơn giản; biểu thuế, cách tính thuế không quá phức tạp, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra
 

2.6- Về bước đi : Phải phù hợp với đặc điểm của toàn bộ hệ thống chính sách thuế.
 

Việc đổi mới hệ thống thuế lần này được triển khai xuất phát từ đặc điểm của toàn bộ hệ thống chính sách thuế của ta chưa được thực hiện đồng bộ. Có một số loại thuế được áp dụng từ nhiều năm nay nhưng có loại thuế mới được ban hành không lâu, thậm chí có loại thuế hoàn toàn rất mới. Vì vậy, có những loại thuế đã có thể xem xét ban hành ngay bằng hình thức văn bản là luật. Có một số loại thuế mới cần qua giai đoạn thực nghiệm bằng hình thức pháp lệnh; sau một thời gian, rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh để ban hành thành luật. Qua đó, bảo đảm được việc cải cách hệ thống chính sách thuế mới phù hợp với tính cấp bách về sự đồng bộ hoá các loại thuế trong cơ chế mới.
 

Điểm thay đổi cơ bản trong cải cách chính sách thuế là các luật và pháp lệnh thuế được áp dụng thống nhất với mọi thành phần kinh tế, không phân biệt quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tuy vậy, trong bước đầu chuyển tiếp từ chế độ thu quốc doanh sang chế độ thuế, không ít xí nghiệp quốc doanh còn bỡ ngỡ, chưa kịp sắp xếp lại tổ chức, sản xuất, kinh doanh thích nghi với các luật thuế mới ngay và sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó trong chính sách thuế vẫn còn những biện pháp giảm thuế, mang tính chất quá độ để giúp đỡ khu vực quốc doanh quen dần với cơ chế thuế mới.
 

Các mức thuế suất trong các luật thuế mới phải được xây dựng phù hợp với yêu cầu động viên mới. Tuy vậy, trong bước đầu triển khai, hệ thống thuế suất mới cần có kế thừa các mức thu quốc doanh, các thuế suất trong từng loại thuế cũ, về cơ bản đã được xã hội chấp nhận, tránh gây những ảnh hưởng làm giá cả tăng hoặc giảm một cách đột ngột (đặc biệt là các loại thuế gián thu) và không gây xáo trộn lớn trong đọi sống nhân dân và khả năng đóng góp của người nộp thuế cho NSNN.
 

2.7- Về tổ chức chỉ đạo, nghiên cứu, xây dựng hệ thống chính sách thuế
 

Từ tầm quan trọng đặc biệt của đợt cải cách hệ thống thuế lần này, Chủ tịch HđBT đã có Quyết định số 05-CT ngày 12/1/1989 thành lập "Tổ chỉ đạo soạn thảo dự án luật mới về các loại thuế" gồm có các đồng chí:
 

  •  Hoàng Quy, Bộ trưởng Bộ Tài chính, tổ trưởng
  •  
  • Phan Hiền, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
     
  • Nguyễn Hà Phan, Phó chủ nhiệm Uọ· ban Kế hoạch nhà nước
     
  • Phan Văn Tiệm, CHủ nhiệm Uọ· ban Vật giá Nhà nước
     
  • Nguyễn đình ẩn, Trưởng ban kinh tế Thành uọ· TP Hồ Chí Minh
     
  • Nguyễn Mại, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà nội
     
  • Chu Mạnh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm
     

đồng chí Trần đức Lương, Phó Chủ tịch HđBT được cử phụ trách trực tiếp tổ chỉ đạo này.
 

Tổ chỉ đạo được lựa chọn ngay một số chuyên gia (đương chức hoặc đã nghỉ hưu) có trình độ cao về nghiên cứu chính sách kinh tế, tài chính, nhất là về vấn đề thuế ở các cơ quan Trung ương, ở một số trường, viện và ở một số tỉnh, thành phố lập danh sách để Chủ tịch HđBT xem xét, điều động làm việc này tập trung trong 5 tháng, kể từ trung tuần tháng 1/1989.
 

Căn cứ tinh thần Quyết định của HđBT nói trên, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 10 TC/.Qđ/TCCB ngày 21/1/1989 trưng dụng 38 cán bộ trong Bộ chuyên trách nghiên cứu, soạn thảo các dự luậtt huế mới và cử một số vị lãnh đạo Cục, Vụ, Viện phụ trách các tổ nghiên cứu từng thứ thuế, gồm có các đồng chí:
 

  •  Trần Xuân Thắng, Cục trưởng Cục thuế CTN: về thuế doanh thu, thuế hàng hoá;
  •  
  • Lê đức Long, Cục trưởng Cục thu quốc doanh về thuế lợi thức
     
  • Phạm đức Phong, Cục trưởng Cục thuế nông nghiệp: về thuế nông nghiệp
     
  • Phạm đình Soạn, Vụ trưởng Vụ Tài chính CN-XD: về thuế tài nguyên
     
  • Thái Phương, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngoại thương: về thuế xuất khẩu,t huế nhập khẩu
     
  • Hoàng Công Thi, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu tài chính: về thuế thu nhập dân cư
     
  • Phan Văn Dĩnh, Vụ trưởng, phân tổ phía Nam
     
  • Trần Văn Tá, Phó chánh văn phòng Bộ, tổ tổng hợp
     

Công việc nghiên cứu được triển khai khẩn trương, thận trọng, nhiệt tình của nhiều chuyên gia các Bộ, ngành được cử trực tiếp tham gia điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích tình hình, tính toán số liệu, xây dựng các dự luậtt huế cùng các dự thảo văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết thi hành. Các dự án thuế đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận với nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế và UBND tỉnh, thành phố. Các dự luật thuế cũng đã được thông báo công khai để tranh thủ ý kiến tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trước khi được Ban soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh các dự án trình Chính phủ, Hội đồng Nhà nước và Quốc hội.


 

   

Nguồn tin: Tổng cục Thuế Việt Nam

yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay1,508
  • Tháng hiện tại84,379
  • Tổng lượt truy cập40,882,782
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây