Việt Nam cần cải thiện đầu tư cho phát triển con người

Thứ sáu - 11/11/2011 01:03 1.952 0
Báo cáo phát triển con người 2011 do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố tại Hà Nội hôm 9.11 cho thấy, Việt Nam đứng trong nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình và xếp thứ 128/187 nước được khảo sát.


Tiến bộ chậm
 
Trong báo cáo về phát triển con người 2011, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam là 0,728. Chỉ số này đã tăng 11% so với mức 0,651 được công bố 10 năm trước đây, nhưng không thay đổi so với năm 2010. So với các nước có mức phát triển con người trung bình khác, HDI năm 2011 của Việt Nam ở dưới mức trung bình, đồng thời cũng ở dưới mức trung bình của các nước đông Á và Thái Bình Dương.

 đầu tư cho giáo dục y tế ở nông thôn thấp hơn nhiều so với ở th� nh thị.
đầu tư cho giáo dục y tế ở nông thôn thấp hơn nhiều so với ở thành thị
 
 
HDI là chỉ số đo lưọng 3 phương diện cơ bản của con người là sức khoẻ, giáo dục và thu nhập. Chỉ số này được thiết kế để đánh giá mức độ và tiến bộ đạt được về phát triển con người theo cách rộng hơn so với các thước đo chỉ dựa vào thu nhập.
 
Trong báo cáo năm nay, HDI của Việt Nam thấp hơn các nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và cao hơn Campuchia, Lào. Xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2011 không thay đổi so với năm 2010.
 
Bà Setsuko Yamazaki - Giám đốc UNDP - cho rằng, những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được trong từng chỉ số thành phần của HDI (tuổi thọ, giáo dục và tăng trưởng kinh tế) cho thấy tiến bộ chung về phát triển con người chủ yếu do tăng trưởng kinh tế. Bà cảnh báo, những tiến bộ về phát triển xã hội, bao gồm cả y tế và giáo dục diễn ra chậm hơn và đóng góp ít hơn cho HDI của Việt Nam.
 
Khó cạnh tranh
 
Bà Ingrid Fitzgerald - tác giả báo cáo - dẫn chứng, trong năm 2011, chất lượng giáo dục của Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. "Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh hiệu quả trong một thị trường ngày càng toàn cầu hoá cao và khó tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình, nếu không thể cải thiện các kết quả giáo dục và trình độ kỹ năng một cách bền vững" - bà
 nói.
Tác giả Ingrid Fitzgerald cũng cho rằng, ở cấp địa phương còn nhiều chênh lệch so với cấp quốc gia. Bà Ingrid nêu ví dụ: Tỉ lệ trẻ còi xương và suy dinh dưỡng ở nông thôn, miền núi cao hơn gấp 2-3 lần ở thành thị.
 
Báo cáo năm 2011 lần đầu tiên đưa ra chỉ số đói nghèo đa chiều cho Việt Nam. Chỉ số đói nghèo đa chiều đo lưọng các hình thức thiếu thốn khác nhau về y tế, giáo dục và mức sống. Theo báo cáo này thì tỉ lệ nghèo phi tiền tệ ở Việt Nam (những hộ thiếu thốn cả y tế, giáo dục và mức sống) ở mức 23,3%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ đói nghèo quốc gia là 14,5%.
 
GS-TS Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam - thừa nhận, thực tế thời gian qua cho thấy, do còn chú tâm nhiều hơn về tăng trưởng kinh tế, Việt Nam chưa đầu tư thích đáng cho một số mặt phát triển con người quan trọng khác như y tế và giáo dục. Bên cạnh đó còn tồn tại các vấn đề hiệu quả sử dụng đầu tư thấp, chênh lệch chất lượng dịch vụ giữa vùng miền, mức độ tiếp cận dịch vụ khác nhau giữa các nhóm kinh tế xã hội, biến đổi thiên nhiên khó lưọng và năng lực ứng phó chưa cao... đã hạn chế rất nhiều về tiến bộ phát triển vì con người một cách toàn diện.
 
Theo ông Thắng, báo cáo đã cung cấp những phân tích và nhận định có giá trị, góp phần xây dựng chính sách thực sự lấy con người làm trung tâm, nâng cao nhận thức về thuận lợi, thách thức đưa Việt Nam viết tiếp câu chuyện thành công về phát triển bền vững và công bằng trong tương lai.
 

Nguồn tin: Lao động

 Tags: phát triển
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay2,771
  • Tháng hiện tại69,088
  • Tổng lượt truy cập41,249,689
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây