Cách tính trợ cấp thôi việc?

Thứ sáu - 16/03/2012 02:50 4.511 0
Tôi đã làm việc tại doanh nghiệp quốc doanh 20 năm, đến năm 2007, tôi chuyển về làm cho một công ty cổ phần. Năm 2011 tôi bị nghỉ việc. Công ty trả tiền trợ cấp thôi việc cho tôi là 3.595.000 đồng. Tôi muốn họi cách tính trợ cấp thôi việc?Việc công ty tự ý cắt hợp đồng lao động của tôi có đúng pháp luật không? Theo quy định, khi nào tôi được nhận sổ bảo hiểm? (Nguyễn đình Khuyên, Email: nguyendinhkhuyen68@yahoo.com.vn).


Ảnh minh họa
  Trả lời:Thứ nhất, về vấn đề trợ cấp thôi việc:
- Công thức tính trợ cấp thôi việc: Tại khoản 3 mục III Thông tư 21/2003/TT-BLđTBXH của Bộ lao động thương binh xã hội ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/Nđ-CP ngày 09/5/2003 của Chính Phủ về hợp đồng lao động nêu công thức tính tiền trợ cấp thôi việc như sau:
Trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp    x Tiền lương làm căn  cứ tính trợ cấp thôi việc   x ½
 
Theo đó, tại Điều 15 Nghị định 114/2002/Nđ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương: "Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bồi thưọng do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, bồi thưọng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)".
Thông tư 17/2009/TT-BLđTBXH( sửa đổi một số điểm của TT21/2003/TT-BLđTBXH) quy định: "Người lao động làm việc ở nhiều công ty nhà nước do chuyển công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, thì trợ cấp thôi việc được tính theo thời gian làm việc ở từng công ty nhà nước. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc cho người lao động ở từng doanh nghiệp là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ở công ty nhà nước cuối cùng. Công ty nhà nước cuối cùng có trách nhiệm chi trả toàn bộ số tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động, kể cả phần trợ cấp thôi việc thuộc trách nhiệm chi trả của công ty nhà nước mà người lao động đã làm việc trước khi chuyển công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995".
Như vậy, vì đến năm 2007 bạn  mới chuyển công ty công ty cổ phần do vậy công ty cổ phần chỉ trả cho bạn trợ cấp thôi việc từ ngày bạn vào làm việc.
Thứ hai, về vấn đề công ty chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 36:
Khoản 1 Điều 36 BLLđ quy định: " Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:  Hết hạn hợp đồng;"
Theo trình bày của bạn đọc chúng tôi hiểu rằng: bạn ký hợp đồng từ năm 2007 không ghi ngày hết hạn hợp đồng. Bạn vẫn tiếp tục làm việc và Công ty lại ký tiếp hợp đồng lao động từ 01/2010 đến 12/2011. Về bản chất hợp đồng lao động của bạn đã  ký với công ty cổ phần trước đây là hợp đồng không xác định thời hạn, khi công ty lại chuyển hợp đồng có thời hạn và lý do là công ty đổi tên rồi sau đó cho ngừơi lao động nghỉ việc là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Liên quan đến vấn đề trả sổ bảo hiểm xã hội: Tại điều 43 BLLđ quy định: "Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày…ngừơi lao động có trách nhiệm trả sổ cho ngừơi lao động".
Như vậy, nếu công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn có quyền làm đơn đến lãnh đạo công ty và đơn vị lãnh đạo cao hơn để được giúp đỡ.

Nguồn tin: Dân trí

 Tags: công ty
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay3,947
  • Tháng hiện tại74,060
  • Tổng lượt truy cập41,254,661
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây